Kết quả điều trị bệnh nhân viêm gan C mạn bằng Peginterferon alfa - 2a kết hợp Ribavirin và Peginterferon alfa - 2b kết hợp Ribavirin- 2a kết hợp Ribavirin và Peginterferon alfa - 2b kết hợp Ribavirin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị của hai phác đồ peginterferon alfa 2a kết hợp ribavirin và peginterferon alfa 2b kết hơp ribavirin trong điều trị bệnh nhân viêm gan virus c mạn tính (Trang 111 - 114)

4.3.1. Đáp ứng sinh hóa theo thời gian điều trị

Để đạt được kết quả đưa hoạt độ enzym ALT về giá trị bình thường là một trong những mục tiêu điều trị viêm gan C mạn tính. Hoạt độ enzym ALT sau khi điều trị trở về bình thường, gián tiếp nói lên rằng sự ngừng tiến triển của quá trình viêm gan. Điều đó cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu, sự giảm hoạt độ ALT thường song song với sự giảm lượng virus HCV trong máu [113].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước điều trị hoạt độ enzym ALT trung bình nhóm I là 40,5 ± 27,5 và nhóm II là 53,5 ± 35,3. Sau điều trị ALT giảm dần sau 4 tuần, 12 tuần, 24 tuần, 48 tuần lần lượt nhóm I và nhóm II là 23,56 ± 11,3 và 23,13 ± 11,7 (p > 0,05); 14,69±12,5 và 17,85 ± 11,9 (p >

0,05); 16,82 ± 9,1 và 15,10 ± 8,7 (p > 0,05); 11,29 ± 6,5 và 11,18 ± 6,2 (p >

0,05). Như vậy cả hai nhóm đều có đáp ứng sinh hóa tốt và đáp ứng về sinh hóa là tương đương nhau giữa hai nhóm.

Chúng tôi nhận thấy sau 4 tuần đầu hoạt độ enzym ALT giảm mạnh nhất. Từ 40,5 ± 27,5 xuống đến 23,56 ± 11,3 ở nhóm I và từ 53,5 ± 35,3 xuống đến 23,13 ± 11,7 ở nhúm II. Theo dừi 24 tuần sau khi ngừng điều trị, hoạt độ enzyme ALT hai nhóm vẫn tương đương nhau 17,26 ± 6,7 và 17,07 ± 6,1 (p > 0,05). Tỉ lệ enzym ALT bình thường nhóm I là 84% nhóm II là 86%

sau khi chấm dứt theo dừi điều trị. Theo nghiờn cứu của Đinh Dạ Lý Hương enzym ALT bình thường 24 tuần sau khi ngừng điều trị là 86% [9].

4.3.2. Đáp ứng virus trong thời gian điều trị

Đáp ứng virus bền vững (SVR) tức HCV RNA dưới ngưỡng phát hiện 24 tuần sau khi ngừng điều trị là mục đích tối ưu, là mong muốn đạt được sau khi điều trị viêm gan virus C mạn tính. Điều này sẽ hạn chế và ngăn chặn được tiến trình xơ gan, ung thư gan. Người ta thấy rằng mọi trường hợp có SVR, mô học đều được cải thiện [127].

Đáp ứng virus nhanh - RVR - (tức HCV - RNA dưới ngưỡng phát hiện 4 tuần sau khi điều trị) ở nhóm I là 90% và nhóm II là 94% (p > 0,05).

HCV RNA dưới ngưỡng phát hiện sau 12 tuần, hay giảm hơn 2log virus, tức đạt đáp ứng sớm (EVR) ở nhóm I là 98% và nhóm II là 90% (p >

0,05).

HCV RNA dưới ngưỡng phát hiện sau 48 tuần, tức đạt đáp ứng cuối điều trị ở nhóm I là 94% và nhóm II là 92% (p > 0,05).

Theo dừi 24 tuần sau khi ngưng điều trị HCV RNA vẫn dưới ngưỡng phát hiện, tức đạt đáp ứng bền vững: nhóm I là 82% và nhóm II là 84% (p >

0,05).

Như vậy đáp ứng virus bền vững ở hai nhóm là tương đương nhau. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu: Phạm Thị Thu Thủy (2006) [18]:

SVR Peginterferon alfa 2b kết hợp Ribavirin là 63% so với Peginterferon alfa 2a kết hợp Ribavirin là 61%; S.Mauss và cộng sự có số liệu tương ứng là 51%

và 45% [108]; số liệu tương ứng của R. Cozzolongo và cộng sự là 33% và 33% [101]; Paul. Y. Kwo nghiên cứu trên genotype 1 cho kết quả SVR tương đương nhau: nhóm 2b là 39,8%, nhóm 2a là 40,9% [91]; tác giả John G.

McHutchion cũng cho rằng SVR tương đương giữa 2a và 2b (40,9% và 39,8%) [63].

Một số nghiên cứu cho rằng Peginterferon alfa - 2b kết hợp Ribavirin cho SVR cao hơn Peginterferon alfa - 2a kết hợp Ribavirin. Nghiên cứu Almasio thông báo SVR nhóm 2b là 49%, nhóm 2a là 36% ở tất cả các đối tượng [23]. Các tác giả cho rằng Pegintefreron alfa 2b tính theo cân nặng cơ

thể sẽ có hiệu quả cao cho người nặng cân và BMI cao. Một nghiên cứu của Cesario cho thấy nếu người béo phì khi điều trị PegIFN alfa - 2b cho SVR là 52%, không béo SVR là 48%, nếu dùng PegIFN alfa - 2a đối với người béo cho SVR chỉ 18%, không béo 28% [36]. Trong nghiên cứu chúng tôi đa số không béo phì nên chưa thấy được ưu điểm này. Những nghiên cứu về dược động học hai loại Peginterferon cho thấy khả năng kháng virus của PegIFN alfa - 2b tốt hơn 2a [72].

Ngược lại, một số tác giả lại cho rằng Peginterferon alfa 2a kết hợp Ribavirin cho SVR cao hơn Peginterferon alfa 2b kết hợp Ribavirin. Theo Maria Grazia Rumi và cộng sự: SVR nhóm 2a là 66%, nhóm 2b là 54% (p <

0,05) [77]; Antonio Ascione và cộng sự thấy rằng: SVR nhóm 2a là 68,8% và nhóm 2b là 54,4% (p < 0,05) [28]. Nghiên cứu của Tahany awad và cộng sự:

SVR nhóm 2a là 47%, nhóm 2b là 41% (p < 0,05) [119]. Giải thích điều này các tác giả cho rằng vì thể tích phân phối của Peginterferon alfa - 2a thấp hơn thể tích phân phối của Peginterferon alfa - 2b nên sự khuếch tán, hấp thu và duy trì thuốc trong cơ thể của Peginterferon alfa - 2a tốt hơn [28], [77], [119].

Như vậy các nghiên cứu trên thế giới có 3 kết quả khác nhau: SVR của hai Peginterferon 2a và 2b tương đương nhau, SVR ở nhóm 2a cao hơn nhóm 2b, SVR nhóm 2b cao hơn nhóm 2a đặc biệt đối với bệnh nhân cân nặng cao.

Đa số các nghiên cứu cho rằng SVR của Peginterferon 2a và 2b tương đương nhau, mặc dù trọng lượng phân tử có khác nhau, dược động học, dược lực học khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì chung đặc điểm Peg hóa nên hấp thu dài hơn, thời gian bán hủy tăng, khả năng chống virus tăng. Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu như không có bệnh nhân béo phì có lẽ vì vậy Peginterferon alfa-2b không có ưu thế và cũng giống như nhiều nghiên cứu, SVR tương đương giữa hai nhóm 2a và 2b.

4.3.3. Thay đổi fibroScan trong điều trị

Bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính khi điều trị với Peginterferon kết hợp Ribavirin thường cho cải thiện mô học đáng kể. Chúng có tác động chống viêm thông qua dòng thác cytokine [91]. Trong nghiên cứu của chúng tôi FibroScan ban đầu của nhóm I là 12,1 ± 7,3 sau 12 tuần điều trị là 10,69 ± 6,2 sau 24 tuần là 10,31 ± 5,7 sau 48 tuần là 8,5 ± 4,8. Sau khi ngưng điều trị 24 tuần là 8,01 ± 4,6. FibroScan ban đầu nhóm II là 10,5 ± 7,4 sau 12 tuần điều trị là 9,91 ± 6,9 sau 24 tuần là 9,22 ± 5,2 sau 48 tuần là 8,25 ± 4,6. Sau khi ngưng điều trị 24 tuần là 7,58 ± 3,9. Như vậy hai nhóm điều trị đều có cải thiện FibroScan tốt và mức độ cải thiện FibroScan giữa hai nhóm tương đương nhau (p>0,05).

4.3.4. Thay đổi triệu chứng lâm sàng sau điều trị

Trong hầu hết các nghiên cứu về điều trị viêm gan virus C mạn tính, các tác giả không nói đến thay đổi triệu chứng lâm sàng sau điều trị, có thể vì triệu chứng lâm sàng trong viêm gan virus C mạn thường nghèo nàn. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng triệu chứng lâm sàng có cải thiện đáng kể sau điều trị. Ở nhóm I ban đầu có 18 bệnh nhân không triệu chứng lâm sàng, sau điều trị có 44 bệnh nhân không triệu chứng lâm sàng, ở nhóm II ban đầu có 14 bệnh nhân không triệu chứng lâm sàng, sau điều trị có 43 bệnh nhân không triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, đau hạ sườn phải, ngứa, gan to đều có cải thiện đáng kể. Tỉ lệ cải thiện tương đương hai nhóm (p>0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị của hai phác đồ peginterferon alfa 2a kết hợp ribavirin và peginterferon alfa 2b kết hơp ribavirin trong điều trị bệnh nhân viêm gan virus c mạn tính (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w