THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
2.2. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài của ngành cao su
2.2.3. Tình hình hoạt động của ngành cao su tại Việt Nam trong thời gian qua
2.2.3.1. Đối với thị trường xuất khẩu:
Từ năm 2000 đến 2004, cao su thiên nhiên là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu xếp thứ 3 sau gạo và cà phê. Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên chiếm 2,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và được xếp thứ 2 sau gạo.
BẢNG 2.1 – TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN VIỆT NAM 2001-2005
CHỈ TIÊU NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 Sản lượng xuất
khẩu (tấn) Kim ngạch xuất khẩu (ngàn USD) Giá bình quân (USD)
308.073
165,972 539
448.645
267,832 597
433.106
377.864 872
513.252
596,877 1.163
587.110
804.125 1.370
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ bảng 2.1 chúng tôi thấy rằng nhờ nguồn cao su nhập khẩu từ các nước lân cận, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt 433.100 tấn năm 2003, 513.300 tấn năm 2004 và 587.000 tấn năm 2005.
Chúng tôi cũng có số liệu tình hình xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong thời gian qua như sau: ( tham khảo thêm bảng 5,6,8 - phụ lục)
BẢNG 2.2 – SẢN LƯỢNG CAO SU THIÊN NHIÊN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 2003-2005
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Tổng lượng xuất khẩu ( tấn) 433.100 513.300 587.110
Tổng lượng nhập khẩu ( tấn) 119.000 153.000 141.510
Lượng xuất khẩu thực ( tấn) 314.100 360.300 445.600
Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam
Bảng 2.2 cho thấy sản lượng cao su xuất khẩu thực là 314.000 tấn năm 2003, 360.300 tấn năm 2004 và 445.600 tấn năm 2005.
Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu cao su được thể hiện qua bảng dưới đây:
BẢNG 2.3 – SẢN LƯỢNG CAO SU THIÊN NHIÊN VIỆT NAM XUẤT KHẨU THEO CHỦNG LOẠI NĂM 2005
Chủng loại Tấn Tỷ lệ (%)
Cao su khối 476.100 81,1
SVR 3L 287.700 49,0
SVR 10 121.500 20,7
SVR 20 16.400 2,8
SVR CV 21.700 3,7
Cao su khối khác 28.800 4,9
Cao su hổn hợp 34.000 5,8
Cao su ly tâm 56.400 9,6
RSS 19.400 3,3
Các loại khác 1.200 0,2
Tổng cộng 587.100 100
Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam
Từ bảng 2.3 chúng tôi nhận thấy chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu là dạng cao su khối SVR 3L và cao su ly tâm. Năm 2005, tỷ lệ cao su khối xuất khẩu là 81,1% (SVR L, SVR 3L, SVR 10, SVR 20, SVR 10CV, SVR CV50, SVR CV60,
SVR GP. …), 9,6 % cao su ly tâm, 3,3 % cao su tờ xông khói, 5,8 % cao su hỗn hợp và 0,2 % các loại khác.
Do ảnh hưởng của thị trường thế giới, giá cao su Việt Nam xuất khẩu tăng trong năm 1994-1995, sau đó giảm mạnh trong những năm 1998-2002. Năm 2003, giá bắt đầu tăng lại và đạt mức bình quân 1.400 USD/tấn trong năm 2005. Trong 5 tháng đầu năm 2006, bình quân giá cao su xuất khẩu là 1.697USD/tấn.
0 200 400 600 800 1 000 1 200 1 400 1 600 1 800 2 000
USD/ton
2006 1995
1980
2003 1976 1998
BIỂU ĐỒ 2.1: DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU XUẤT KHẨU TỪ 1976 ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2006
Nguồn: Tổng công ty cao su Việt Nam
Thị trường xuất khẩu của chúng ta thể hiện qua bảng thống kê sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên như sau: ( xem bảng 7- phụ lục)
BẢNG 2.4 – SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN CHO CÁC NƯỚC NĂM 2005
STT Các nước Tấn Tỷ lệ (%)
1 Trung Quốc 369.700 63,0
2 Hàn Quốc 29.000 5,0
3 Đài Loan 22.500 3,8
4 Đức 20.700 3,5
5 Hoa Kỳ 19.200 3,3
6 Nga 19.100 3,3
7 Bỉ 15.000 2,5
8 Nhật Bản 11.500 1,9
9 Pháp 8.000 1,5
10 Ý 7.200 1,2
11 Các nước khác 65.200 11,0
Tổng sản lượng cao su xuất khẩu 587.100 100
Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam
* Trung Quốc: là nước nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, chiếm 43,2% (2003), 59,1%(2004), 63,0 %(2005), tương đương 187.100 tấn, 303.500 tấn và 373.000 tấn. Các nước nhập khoảng 3-5% tổng khối lượng cao su Việt Nam xuất khẩu là Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Nga và Hoa Kỳ.
Hiện nay, thị trường Trung Quốc là thị trường chính của chúng ta, năm 2005 chiếm đến 63% sản lượng xuất khẩu, nhưng với Trung Quốc lượng cao su này cũng chỉ chiếm khoảng 30% nhu cầu nhập của họ. Nhờ giảm được chi phí vận chuyển và hưởng các ưu đãi của thương mại mậu biên giữa 2 nước mà giá bán mủ cho Trung Quốc khá cao. Tuy nhiên, cách mua cao su của Trung Quốc còn nhiều vấn đề phải xem xét lại:
- Tất cả mủ cao su xuất cho Trung Quốc đều qua đường mậu biên ta thu về bằng đồng Nhân dân tệ hoặc đổi hàng tiêu dùng. Cách mua bán này giúp các công ty của họ tránh được thuế, làm giảm giá thành nhập khẩu của họ, do vậy lúc cao su khan có khi họ có thể mua cao hơn giá thị trường đến 200 USD/tấn, điều này đứng ở góc độ nhà xuất khẩu của Việt Nam là có lợi, tuy nhiên do đa phần là đổi hàng tiêu dùng làm ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế của chúng ta.
- Trung Quốc mua mủ chất lượng cao của ta chủ yếu để làm vỏ ô tô, nên nếu nhập theo đường chính ngạch họ chỉ có thể mua ngang loại RSS3 hoặc các loại mủ khối 20, điều này bất lợi cho chúng ta.
- Là một bạn hàng chuyên mua hàng theo chuyến (không có hợp đồng chính ngạch và đăng ký dài hạn) lại chiếm một cơ cấu rất lớn, khi vì một lý do nào đó phía Trung Quốc ngưng mua thì giá cao su chúng ta sẽ tụt rất thấp vì không tìm được người mua thay thế (ví dụ từ tháng 3 -7 /1995 Trung Quốc ngưng mua, giá mủ của ta hạ từ 19 triệu xuống còn 13,5 triệu đồng/tấn).
* Thị trường Đông Âu: có nhu cầu sử dụng lớn và họ đã quen sử dụng cao su của ta trong giai đoạn trước 1990, nhưng thị trường này chưa ổn định, cách kinh doanh chưa linh hoạt và thường xuyên thiếu ngoại tệ mạnh để thanh toán.
* Thị trường Tây Âu: rất chuộng các loại cao su CV, L , 5L của ta nhờ chất lượng ổn định và không ngừng cải tiến. Tuy nhiên, nhu cầu của loại mủ này thường không cao họ chỉ mua từ 1 đến vài container cho một chuyến hàng, nếu chúng ta duy trì đúng nhịp điệu này thì giá bán khá sát giá thị trường nhưng khi bị ách ở thị trường Trung Quốc, các công ty đổ dồn chào hàng cho thị trường này thì chúng ta không còn giữ được mức giá hợp lý nữa
* Thị trường Mỹ và Nhật: đây là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn nhưng hiện tại chúng ta chỉ đang bắt đầu xâm nhập với mức bán tăng khá cao trong vài năm qua, cần phải có biện pháp duy trì và tăng cường ở 2 thị trường này.
* Thị trường các nước châu Á khác: bao gồm các nước Nam triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông. Các nước này đang gia tăng nhu cầu và là thị trường chúng ta cần quan tâm. Riêng với khối Asean việc bán mủ cao su của chúng ta thường là bán cho
các công ty kinh doanh mủ của họ (bán qua trung gian) nên giá bán thường không cao là thị trường dự phòng trong những giai đoạn tiêu thụ khó khăn.
Nói tóm lại việc xuất khẩu của chúng ta hiện nay chưa ổn định, bị sự chi phối của thị trường Trung Quốc, chỳng ta chưa cú một chiến lược tiờu thụ rừ ràng và chưa có sự điều phối một cách hợp lý của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích chung của Quốc gia nói chung và của Ngành cao su nói riêng.
2.2.3.2. Đối với thị trường trong nước:
Sản lượng cao su sử dụng trong chế biến sản phẩm không đạt theo mức mong đợi, chỉ khoảng 50.000 – 60.000 tấn hàng năm, tương đương khoảng 10 – 12 % tổng sản lượng cao su cả nước.
Các sản phẩm cao su chủ lực là săm lốp xe tải nặng, mô-tô và xe đạp. Sản phẩm cao su từ mủ latex (găng tay, nệm mút, chỉ thun …) được khuyến khích sản xuất.