Phân tích tình hình chế biến mủ cao su

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cao su việt nam đến năm 2015 (Trang 54 - 57)

THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

2.3. Phân tích môi trường bên trong ngành cao su Việt Nam

2.3.4. Phân tích tình hình chế biến mủ cao su

2.3.4.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất:

Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và khai thác cao su cũng như với đặc điểm là các Công ty cao su, nông trường cao su và các khu vực đồn điền thường phát triển ở các vùng sâu, vùng xa có cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội chưa phát triển nên hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật hạ tầng của ngành cao su đã được ngành đầu tư khá phát triển để có thể phục vụ cho quá trình sản xuất, có thể chia thành 2 nhóm chính:

- Các công trình phục vụ sản xuất: bao gồm các loại thiết bị phục vụ công tác quản lý, thiết bị vận chuyển mủ, thiết bị chăm sóc vườn cây cao su, các thiết bị điện nước, các công trình kiến trúc như kho tàng, nhà làm việc các Nông trường, các đội, hệ thống đường vận chuyển mủ....Các công trình này đã khá hoàn chỉnh ở khu vực Đông Nam Bộ, trong những năm tới chủ yếu là duy tu, bảo dưỡng, đầu tư nâng cấp ở những hạng mục cần thiết và theo mức tăng năng lực sản xuất. Riêng khu vực Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung là các công ty mới, nằm ở các vùng có địa hình phức tạp và hầu như chưa phát triển cơ sở hạ tầng, hiện nay dù đã được đầu tư nhưng

mức độ đầu tư chưa đủ đáp ứng cả về chất lẫn về lượng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai đây là khu vực cần đầu tư chính.

- Các công trình phúc lợi công cộng: với tổng giá trị đầu tư đến năm 2005 khoảng 550 tỷ đồng, bằng 10% tổng giá trị tài sản cố định, các công trình phục vụ phúc lợi công cộng gồm bệnh viện, trường học, nhà ở công nhân, các tuyến đường liên huyện - xã, các hệ thống đường điện đến các khu dân cư, hệ thống cấp nước công cộng... đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất cho người lao động cũng như dân cư các vùng phát triển cao su; nhiều vùng thị tứ đã hình thành và phát triển trên cơ sở những đóng góp này của ngành cao su. Đây là một thành quả lớn của ngành cao su Việt Nam nhưng cũng là một gánh nặng trong chi phí kinh doanh vì hàng năm công ty phải trích khấu hao các tài sản trên và nguồn quỹ phúc lợi theo cách phân phối như hiện tại không đủ trang trải cho các chi phí duy tu bảo dưỡng và vận hành, giá thành sản phẩm phải gánh chịu một phần các chi phí này.

Do vậy, trong những năm tới ngành cao su sẽ có biện pháp bàn giao các cơ sở trên cho địa phương quản lý, không dùng các quỹ đầu tư sản xuất đầu tư cho các công trình này và ngay cả nguồn quỹ phúc lợi cũng chỉ đầu tư cho các hạng mục công trình thật sự cần thiết (vì sau đầu tư các chi phí thường xuyên cũng sẽ rất lớn).

* Số lượng nhà máy, công suất hoạt động:

Đến cuối năm 2005 toàn Tổng công ty có 37 nhà máy với công suất thiết kế 300.000 tấn, với năng lực này hệ thống nhà máy bảo đảm chế biến hết lượng mủ khai thác trong năm cho các công ty và gia công cho tiểu điền, các nhà máy luôn được huy động ở mức 96% công suất. Các nhà máy phân bố đều theo vùng nguyên liệu, các nhà máy ở khu vực Đông Nam Bộ phần lớn có công suất trên 6.000 tấn/năm với 25 nhà máy chế biến. Khu vực Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung có công suất nhỏ hơn, dưới 6.000tấn/năm với 12 nhà máy. Các nhà máy chịu sự quản lý của từng công ty, tình trạng nhà máy được xây dựng theo ranh giới của từng công ty, dẫn đến thừa công suất ở những công ty lân cận nhau do mỗi công ty đều muốn xây dựng riêng cho mình nhà máy sản xuất đủ loại sản phẩm, trong khi đó nguồn nguyên liệu của từng công ty lại có hạn.

Ngoài các nhà máy do Tổng Công ty Cao su trực tiếp quản lý, có một số xưởng chế biến quy mô nhỏ, quy trình sản xuất đơn giản do các địa phương và các ngành khác quản lý. Tổng công suất thiết kế khoảng 35.000 tấn. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là do các vườn cao su địa phương và các nguồn mủ trôi nổi cung cấp.

* Chất lượng máy móc thiết bị:

Về chất lượng thiết bị, hiện nay một số nhà máy của ngành được đầu tư hoàn chỉnh và được đánh giá hiện đại vào bậc nhất nhì Đông Nam Á, sản phẩm có chất lượng khá đồng đều ở một số công ty như Dầu Tiếng, Đồng Nai, Đồng Phú… Tuy nhiên trong toàn ngành thì tính đồng đều còn thấp, giữa khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên còn có khoảng cách khá lớn về chất lượng; sự khác biệt còn xảy ra giữa các nhà máy, theo từng mùa cũng là yếu tố làm khó tiêu thụ sản phẩm mà nguyên nhân chính là do khâu quản lý chất lượng nguyên liệu.

2.3.4.2. Tình hình chế biến sản phẩm:

Hệ thống nhà máy sơ chế của Tổng công ty luôn được đầu tư phù hợp với sản lượng khai thác từ vườn cây. Nếu năm 1990, tổng sản lượng chế biến chỉ 50.000 tấn thì đến 2001 đã là 235.000 tấn. Đến nay, thì với các nhà nhà máy trong toàn Tổng công ty có thể chế biến được 300.000 tấn mủ cao su.

Những năm trước đây, với đặc điểm sản xuất đại điền việc thu mua mủ nước có nhiều thuận lợi nên 75% sản phẩm sơ chế là loại mủ có nhu cầu tiêu thụ thấp (SVR3, 3L) trên thị trường thế giới. Thị trường thế giới sử dụng cao su thiên nhiên chủ yếu cho công nghiệp sản xuất vỏ xe ( tiêu thụ 70% sản lượng cao su thiên nhiên), ngành công nghiệp này sử dụng loại mủ SVR10, 20, nhưng cơ cấu sản phẩm này trong tổng sản phẩm của Tổng cao su rất thấp (14%). Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của chúng ta. Nắm bắt được những vần đề trên thì trong vài năm gần đây, Tổng công ty cao su Việt nam đã có nhiều sự chuyển hướng về cơ cấu sản phẩm.

+ Năm 2003, cơ cấu từng loại sản phẩm như sau:

+ Mủ SVR 3L : 44.65%

+ SVRCV60 :13,02%

+ Kem :12,98%

+ SVR20 :7,33%

+ SVR10 :5.62%

+SVR CV50 : 3.78%

+SVR :3.71%

+SVR 5 : 3.63%

+Tờ : 2.59%

+ TSR 10CV :1.13%

+ Ngoại hạng: 1.04%

+ Kim :0.31%

+ TSR GP : 0.21%.

Việc chuyển đổi dần cơ cấu sản phẩm nhằm giảm tỷ lệ cao su SVR3L, tăng tỷ lệ các chủng loại khác như mủ ly tâm, SVR10, 20.

Biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm đã được xác định là quản lý nguồn nguyên liệu bao gồm từ khâu khai thác, vận chuyển đến xử lý trong nhà máy và cuối cùng là khâu Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS). Khâu KCS đã được quan tâm với hình thức là hầu hết các công ty đều có bộ phận KCS với tổng công suất kiểm phẩm là 750-800 mẫu/ca, đủ để kiểm tra toàn bộ sản phẩm SVR sản xuất. Riêng khu vực Tây Nguyên, tình hình quản lý chất lượng còn kém, hiện tại các bộ phận KCS chỉ kiểm bằng quang lượng. Đến nay tình hình này được cải thiện phần nào nhờ vào việc xây dựng một phòng kiểm phẩm chung do Viện Cao Su quản lý. Tuy nhiên, khâu KCS chỉ là một công đoạn đo lường trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, chủ yếu nhất vẫn là khâu quản lý chất lượng nguyên liệu để bảo đảm độ đồng đều của các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, khâu này vẫn còn yếu và chưa có sự quan tâm đúng mức ở tất cả các công ty.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cao su việt nam đến năm 2015 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)