THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
2.3. Phân tích môi trường bên trong ngành cao su Việt Nam
2.3.2. Tổ chức bộ máy
2.3.2.2. Lực lượng lao động
Tính đến tháng 12/2005, tổng số lao động trong toàn ngành khoảng 160.000 người trong đó:
- Phân theo vùng:
+ Đông Nam Bộ:112.000 lao động, chiếm 70%
+ Tây Nguyên: 25.000 lao động, chiếm 15,625 %
+ Duyên Hải Miền Trung: 23.000 lao động, chiếm 14,375 % - Phân theo tổ chức quản lý:
+ Số lao động của Tổng Công ty cao su Việt Nam là khoảng 80.000 lao động.
+ Số lao động trực thuộc các công ty thuộc địa phương, tư nhân và nông hộ là 80.000 lao động.
- Thành phần lao động:
Lao động toàn ngành có 96% là người Kinh và 4% là người dân tộc
+ Vùng Đông Nam Bộ: lao động người Kinh chiếm 98%, lao động các dân tộc ít người chiếm 2% (Stiêng, Mường , Chàm…)
+ Vùng Tây Nguyên: lao động người dân tộc chiếm 15% gồm người Bana, Eđê, Giarai…
+ Vùng duyên hải miền Trung: lao động người Kinh chiếm 98%
Như vậy, trong 3 vùng sản xuất cao su, Tây Nguyên sử dụng lao động người dân tộc nhiều nhất. Đặc điểm chung của công nhân dân tộc là khó tiếp cận với kỹ thuật mới, ý thức kỷ luật chưa cao, văn hóa thấp nhưng lại rất cần cù, có sức khỏe và tín nhiệm người trực tiếp quản lý.
* Tổ chức quản lý:
Lao động khu vực Nông nghiệp được tổ chức theo hình thức khoán, tùy vào đặc điểm của từng loại công việc mà có hình thức giao khoán khác nhau:
- Vườn cây khai thác : Mỗi lao động được nhận khoán theo phần cây - theo chế độ cạo S2D3 - giao định mức sản lượng cả năm, quý, tháng cho từng phần cây, công nhân quản lý phần cây khai thác ổn định, Công ty (Nông trường) kiểm tra hàng tháng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của quy trình. Phần Công ty giao khoán cho công nhân là: tiền lương, dụng cụ sản xuất (dao, chén, kiềng, máng, thùng đựng mủ), bảo hộ lao động (trang bị cá nhân).
- Trong vườn cây kiến thiết cơ bản: giao mỗi công nhân phụ trách 3 - 4ha (bình quân chung), quản lý theo quy trình kỹ thuật - kiểm tra đánh giá chất lượng vườn cây ở từng điểm dừng kỹ thuật. Vườn cây được giao ổn định trong 3 năm hoặc trong suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản (tùy vào điều kiện từng Công ty). Công nhân được nhận phần tiền lương, bảo hộ lao động và dụng cụ sản xuất.
- Trồng mới: khoán theo khối lượng công việc.
- Ngoài hình thức khoán chính trong lĩnh vực nông nghiệp như trên, hiện nay Tổng Công ty Cao su Việt Nam đang triển khai việc khoán lâu dài và ổn định vườn cây cao su cho công nhân. Nguyên tắc khoán là công ty và công nhân cùng bỏ vốn đầu tư theo quy trình kỹ thuật của Công ty. Khi có sản phẩm công nhân có trách nhiệm trả và bán sản phẩn cho công ty, công ty thực hiện việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phương án này đã tổ chức thí điểm ở vườn cây tái canh một số công ty khu vực Đông Nam Bộ và tiếp tục nhân rộng trong toàn Tổng Công ty.
- Nhà máy chế biến: thực hiện khoán quỹ lương và một số vật liệu phụ theo sản lượng sản phẩm chế biến.
* Chất lượng lao động và chế độ đào tạo:
Theo thống kê của Tổng Công ty Cao su Việt Nam, trong tổng lao động có 6.539 người là cán bộ lãnh đạo và quản lý nghiệp vụ, chiếm 8,17% tổng lao động;
trong đó có 1.680 người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học; 1.780 lao động
tốt nghiệp trung cấp. Tổng số lao động lãnh đạo và quản lý nghiệp vụ đã được đào tạo là 57%, tương đương 3.727 người.
Với lao động trực tiếp sản xuất, phần lớn được đào tạo dưới hình thức đào tạo dần qua công việc và các lớp tập huấn ngắn ngày. Số lao động được đào tạo chính quy là công nhân kỹ thuật còn thấp. Đây cũng là tình hình chung của Việt Nam. Bình quân tay nghề công nhân đạt 4-5/6 trong nông nghiệp, trong công nghiệp chế biến đạt tay nghề 4-5/7. Trình độ văn hóa phổ biến là hết cấp II, III. Ở những vùng xa xôi hẻo lánh, trình độ văn hóa thấp hơn.
* Thu nhập và đời sống:
Trước đây mức sống và thu nhập của đại bộ phận người lao động trong ngành cao su là hết sức khó khăn nhưng trong những năm gần đây do áp dụng các tiến bộ kĩ thuật công nghệ vào việc trồng, khai thác, chế biến mủ cao su làm cho năng suất và chất lượng ngày càng tăng, chi phí giá thành giảm xuống. Mặt khác, nhờ đổi mới phương thức quản lý, thực hiện rộng rãi các hình thức khoán và thí điểm cổ phần hoá nờn hiệu quả kinh doanh tăng lờn rừ rệt.
Theo số liệu của Tổng công ty cao su Việt Nam, trong 5 năm gần đây, thu nhập tiền lương của người lao động liên tục tăng. Cụ thể, năm 2000 mức thu nhập bình quân tháng là 982.671 đ/tháng, tăng 17.91% so với năm 1999, đến năm 2004 là 2.093.529 đồng, tăng hơn gấp 2 lần năm 2000. Năm 2005, mức thu nhập bình quân là 2.600.000 đ/tháng tăng 24.2% so với năm 2004 và gấp 164,58% so với năm 2000.
Thu nhập bình quân tháng tăng cao có nhiều nguyên nhân, trong đó một phần là do năm 2003, Tổng công ty cao su Việt Nam áp dụng việc trả lương theo doanh thu, đây là hình thức trả lương theo kết quả hoạt động kinh doanh nên đã góp phần đẩy mạnh năng suất lao động và cải thiện rất lớn đời sống của người lao động.
Song song với việc tăng thu nhập tiền lương, đời sống của công nhân không ngừng được cải thiện, trước hết là nhà ở, phát triển kinh tế gia đình, các công trình hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn, trụ sở tổ đội, nơi sinh hoạt của công nhân.
Ngoài ra còn có các chương trình hỗ trợ cho người lao động như:
- Chương trình trợ vốn làm kinh tế gia đình được thực hiện từ năm 1994 đến nay. Đối tượng là công nhân nghèo vay với lãi suất ưu đãi để có thể tổ chức sản xuất như trồng cao su, điều, tiêu và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Chương trình nhà ở cho công nhân với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các công ty đã hỗ trợ bằng vốn quy bằng giá trị vật tư chủ yếu như: gạch, tôn, ximăng và gỗ do các công ty cung cấp, phần còn lại gia đình công nhân tự bổ sung để xây dựng nhà ở. Sau 10 năm thực hiện từ 1994-2004 chương trình đã cho 6.179 lượt hộ vay với số tiền lên đến 52,73 tỷ đồng.
Ngoài ra , về y tế, giáo dục và đào tạo, đời sống văn hoá, tinh thần cũng được quan tâm và cải thiện đáng kể.
* Nhận xét chung:
- Ưu điểm:
+ Về tổ chức, quản lý: qua quá trình phát triển sản xuất ngành cao su đã xác lập được một hệ thống tổ chức quản lý tương đối hợp lý từ trung ương đến địa phương, trong đó Tổng công ty cao su Việt Nam đóng vai trò nòng cốt.
+ Về lao động: Ngành cao su đã từng bước xây dựng một đội ngũ lao động đông đảo, có trình độ kĩ thuật nhất định, với nhiều loại hình ngành nghề khác nhau gắn bó với cây cao su; đồng thời cũng tạo ra nhiều vùng dân cư mới, tạo nguồn tại chỗ phục vụ cho việc phát triển vườn cây sau này.
* Riêng đối với Tổng công ty cao su Việt Nam:
+ Khác với một số tổng công ty được thành lập bằng biện pháp hành chính, gom một số công ty cùng chức năng hoặc địa bàn vào thành một tổng công ty. Tổng công ty cao su Việt nam được thành lập trên cơ sở các đơn vị thành viên đều là công ty trực thuộc Tổng cục Cao su hoặc Tổng công ty trước đó, nên giữa các công ty này có mối quan hệ truyền thống trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tham gia vào Tổng Công ty một các cách tự nguyện. Việc tham gia này giúp các công ty mở rộng quy mô và tăng vị thế trên thị trường. Yếu tố này giúp quá trình quản lý và điều hành của Tổng công ty thuận lợi và các thành viên hoạt động vì mục tiêu chung.
+ Hệ thống tổ chức trực tuyến, cú sự phõn cụng, phõn nhiệm rừ ràng theo từng khâu nghiệp cụ nên giúp Tổng Công ty nắm chắc các khâu trọng yếu trong toàn
ngành như kỹ thuật, khoa học, công nghệ, tài chính, thị trường; đồng thời có thể chi phối, điều tiết được hoạt động của từng doanh nghiệp thành viên thực hiện kế hoạch kinh doanh chung. Tổng công ty nắm chắc chi phí quản lý, giá thành, kiểm soát thị trường (gồm thị trường đầu ra, thị trường đầu vào), là đối tác lớn của thị trường xuất khẩu nên hạn chế cạnh tranh nội bộ.
+ Tạo điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp thành viên tự chủ, tự chiụ trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, đầu tư đa ngành trong khuôn khổ điều lệ hoạt động của Tổng Công ty, nhờ đó phát huy tốt năng lực sẵn có, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nhược điểm:
* Về tổ chức:
+ Mối quan hệ giữa ngành và lãnh thổ trên các mặt: quy hoạch vùng trồng cao su, trách nhiệm xây dựng kết cấu hạ tầng chưa được phối hợp chặt chẽ.
+ Chưa hình thành một tổ chức để hướng dẫn khối tư nhân và nông hộ phát triển về kỹ thuật và vốn mà để họ phát triển tự phát.
+ Vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và chính quyền địa phương chưa được quan tâm đầy đủ.
- Riêng đối với Tổng Công ty Cao su Việt Nam:
+ Do cơ chế quản lý dẫn đến mối liên kết giữa Tổng Công ty với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên với nhau chưa thực sự tạo nên sức mạnh, tình trạng cạnh tranh giành giật thị phần với nhau đôi lúc vẫn còn xuất hiện do chưa có sự thống nhất về quyền lợi và lợi ích.
+ Bộ máy quản lý của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên dù đã sắp xếp lại nhưng vẫn còn cồng kềnh.
* Về lao động:
+ Lực lượng lao động trẻ có trình độ về quản lý và kỹ thuật còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO và đang thực hiện tự do hoá thương mại trong khuôn khổ AFTA, thì đội ngũ cán bộ ngang tầm với giai đoạn mới còn thiếu.