3.7 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược
3.3.3 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu phát triển
3.3.3.1 Đào tạo:
Để đáp ứng nhu cầu lao động phục vụ cho mục tiêu chiến lược đề ra, nhu cầu tuyển dụng của ngành cao su sẽ rất lớn vì vậy cần có chính sách đào tạo và tuyển dụng phù hợp.
* Đào tạo lao động trực tiếp: do sự bất cập trong hệ thống đào tạo nghề hiện tại, phần lớn lao động trực tiếp sau khi tuyển dụng phải qua các lớp đào tạo ngắn hạn, việc đào tạo được triển khai dưới nhiều hình thức:
- Nâng cao năng lực cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và nội dung đào tạo của trường Trung học Kỹ thuật nghiệp vụ cao su, trường sẽ đảm nhận chủ yếu trong việc đào tạo ngành chính và phổ thông như cơ khí, sửa chửa, lái xe máy, chế biến cao su…
- Một số ngành nông nghiệp đào tạo thông qua các chương trình khuyến nông, sử dụng chi phí đào tạo hằng năm để đào tạo các lớp công nhân khai thác cao su.
- Các ngành sản xuất công nghiệp đào tạo bằng nhiều hình thức: nguồn chi phí đào tạo của các nhà cung cấp thiết bị, gửi đào tạo ở các nhà máy có cùng chức năng trong ngành, tự đào tạo ở các nhà máy thông qua hình thức tuyển công nhân thử việc…
* Đào tạo cán bộ quản lý và nghiệp vụ:
- Gửi đi nước ngoài đào tạo chuyên sâu theo những mục tiêu đã xác định trước bằng nguồn vốn của ngành hoặc tranh thủ tối đa các nguồn kinh phí đào tạo trong các chương trình ODA.
- Song song với các lớp học theo chương trình quốc gia, đặt hàng các trường đại học , các lớp đào tạo chuyên sâu trong những ngành đã xác định.
- Đào taọ trước khi tuyển dụng với hình thức tài trợ học bổng cho các sinh viên đang theo học các trường Đại học. Việc đào tạo này cần kết hợp với hình thức cho làm việc bán thời gian, mục tiêu các hình thức này là để khi tuyển dụng sinh viên có thể làm việc được ngay và chọn được những lao động giỏi.
- Tổ chức tại các trường kỹ thuật nghiệp vụ những lớp chuyên ngành mà Tổng công ty có nhu cầu lớn để đào tạo thường xuyên ( trình độ trung cấp, cao đẳng)
- Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưởng nghiệp vụ phù hợp với từng thời kỳ để cập nhật kiến thức…
3.3.3.2 Nghiên cứu phát triển:
Đẩy mạnh các hoạt động hiện có của Viện Nghiên Cứu cao su với các biện pháp như đề tài phải bám với thực tế ngành bao gồm lĩnh vực giống, phân bón, chế độ khai thác, công nghệ chế biến sản phẩm ( bao gồm chuẩn hoá quy trình và tạo sản phẩm mới) tránh trường hợp chạy theo các để tài chỉ mang tính khoa học thuần tuý, không hoặc chưa có điều kiện đưa vào thực tế sản xuất của ngành và mở rộng hoạt động ra lĩnh vực chế biến sản phẩm từ công nghiệp. Chuyển hoạt động của Viện nghiên cứu cao su từ một cơ quan sự nghiệp khoa học thành một doanh nghiệp hoạt động khoa học để tăng hiệu quả sử dụng nguồn quỹ khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, hiện nay nguồn quỹ dành cho Khoa học – Kỹ thuật còn thấp, sẽ nâng dần tỷ trọng nguồn vốn này so với tổng doanh thu toàn ngành, nguồn vốn này sẽ do Tổng công ty cao su Việt nam trực tiếp quản lý và phân bổ cho Viện nghiên cứu cao su và một phần do các đơn vị có nhu cầu sử dụng các đề tài.
* Các định hướng nghiên cứu trọng điểm:
- Nghiên cứu giống cao su thế hệ mới và các giải pháp kỹ thuật đồng bộ:
Tập trung nghiên cứu và quản lý chương trình giống bao gồm việc chung chuyển và sản xuất thử để có định hướng phát triển giống phù hợp với sinh thái nhằm rút ngắn chu kỳ tuyển chọn giống (ưu tiên các bộ giống mủ- gỗ có năng suất cao, thời gian sinh trưởng nhanh). Xõy dựng mạng lưới theo dừi về thử nghiệm giống ở cỏc công ty cao su hằng năm. Mục tiêu nghiên cứu là tạo ra và giới thiệu cho sản xuất các bộ giống có thành tích ngang bằng và vượt các bộ giống hàng đầu của Malaysia, đồng thời đưa ra các kỹ thuật canh tác phù hợp với mỗi bộ giống để đạt các yêu cầu cụ thể sau:
Giai đoạn đưa bộ gống mới vào sản xuất
2002-2004 2005-2010 2010-2015
1. Năng suất mủ (
tấn/ha/năm)
2. Năng suất gỗ (m3/ha) 3. Thời gian KTCB (năm) 4. Chu kỳ kinh doanh hiệu quả (năm)
2
170 5,5 – 6,5 20-25
2,4
180 5 - 6 15-20
2,7 190 5-6 15
Nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản và tăng cường tính đồng đều để phát huy ưu thế của giống mới. Nghiên cứu và ban hành khuyến cáo cho từng vùng trong việc sử dụng phân xanh, phân hữu cơ, đối với các loại phân này cần có sự phân loại theo dinh dưởng và mức độ thay thế phân vô cơ, nghiên cứu xác định chế độ khai thác với từng bộ giống để tối ưu hoá chu kỳ khai thác. Nghiên cứu chế độ cạo cho các giống mới, nghiên cứu chế độ cạo để dịch chuyển đỉnh sản lượng, chế độ cạo sử dụng ít lao động nhằm tăng năng suất lao động với mục đích giữ nguyên cơ cấu tiền lương trong đơn giá sản phẩm trong điều kiện tương lai đơn giá tiền lương sẽ tăng và lao động nông thôn sẽ giảm.
- Nghiên cứu chế độ bón phân theo hướng tận dụng những thành tựu về công nghệ sinh học và bón phân theo chuẩn đoán dinh dưởng.
- Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế:
Giảm giá thành sản xuất trong sản xuất cây con, trồng mới, chăm sóc, khai thác, sơ chế, xử lý môi trường.
Tăng giá trị vườn cây bằng các biện pháp bảo đảm tỷ lệ sống và mật độ đồng đều cao, tỷ lệ đưa vào khai thác năm đầu tiên trên 70% và đến khi thanh lý còn trên 400 cây/ha.
- Nghiên cứu công nghiệp, chất lượng và môi trường:
Các giải pháp về quản lý, tổ chức và kỹ thuật để áp dụng có hiệu quả bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và SA 14000 trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tiêu chuẩn hoá bao gồm cả sửa đổi và xây dựng mới các quy trình kỹ thuật, các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành cho các sản phẩm công, nông nghiệp trong ngành cao su.
Nghiên cứu cho mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm cao su nguyên liệu gồm:
nghiên cứu hoàn thiện quy trình đánh đông tại lô, tồn trữ nguyên liệu mủ đánh đông và chế biến mủ SVR10, 20 từ nguyên liệu mủ đông, hoàn thiện công nghệ sản xuất mủ ly tâm…
3.3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược marketing, thay đổi cơ cấu và