Nhĩm giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường quốc tế, mở rộng thị trường nội địa

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cao su việt nam đến năm 2015 (Trang 69 - 72)

3.7 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược

3.7.1 Nhĩm giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường quốc tế, mở rộng thị trường nội địa

3.3.1.1 Phát triển thị trường quốc tế

Trước những cơ hội do thị trường mang lại cùng với những điều kiện hết sức thuận lợi về khí hậu, điều kiện tự nhiên, đất đai và lao động, ngành cao su Việt Nam cần tranh thủ những thuận lợi này để phát triển thị trường quốc tế. Trong thời gian qua xuất khẩu cao su nguyên liệu không ngừng tăng lên và đang đứng vị trí thứ 3 sau gạo và cà phê, thị trường xuất khẩu của ngành đã không ngừng được mở rộng đến 38 quốc gia trên thế giới, nhưng trong đó có nhiều thị trường còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Vì vậy, ngành cao su Việt Nam phải nhắm đến các thị trường mục tiêu thông qua việc nghiên cứu và phân khúc thị trường để phát triển thị trường trong tương lai. Chúng tôi đề nghị nên chọn thị trường mục tiêu theo những tiêu chí sau:

- Quy mô và tiềm năng tăng trưởng của thị trường: thị trường có quy mô và tiềm năng tăng trưởng càng cao càng hấp dẫn

- Mức độ cạnh tranh của thị trường: các áp lực cạnh tranh càng thấp càng hấp dẫn

- Thị trường có vị trí địa lý càng gần, càng thuận lợi cho việc chuyên chở càng hấp dẫn.

- Rào cản thương mại đối với cao su thiên nhiên.

- Quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Từ các tiêu chí này chúng tôi xác định các thị trường mục tiêu của ngành cao su Việt Nam, cụ thể:

* Thị trường Trung Quốc:

Đây là khách hàng mục tiêu quan trọng của ngành cao su Việt Nam, chiếm 63% ( năm 2005) lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay việc mua bán với Trung Quốc chủ yếu là theo đường tiểu ngạch qua đường mậu biên giữa 2 nước. Năm 2006 vừa qua chúng ta đã thực hiện mua bán chính ngạch cao su thiên nhiên với Trung Quốc. Vì vậy để phát huy cơ hội này, chính phủ cần xúc tiến đàm phán với chính phủ Trung Quốc tiến hành các hiệp định thương mại song phương, tạo cơ hội phát triển hình thức buôn bán chính ngạch giữa hai bên. Bên cạnh đó, ngành cao su Việt Nam tiếp tục mở các văn phòng đại diện ở Trung Quốc để tìm kiếm khách hàng.

* Thị trường các nước công nghiệp Châu Á:

Ngoài thị trường Trung Quốc, đây là thị trường đây tiềm năng bởi trong thời gian gần đây tốc độ phát triển của khu vực châu Á đang tăng trưởng rất nhanh và như vậy nhu cầu mủ cao su nguyên liệu cho các ngành chế biến vỏ xe ô tô là rất lớn.

Ngành cao su nên tập trung tiếp thị, ổn định sản phẩm, cải tiến bao bì, nâng cao chất lượng để xâm nhập vào các thị trường này. Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

* Thị trường các nước Đông Âu: chủ yếu là Nga

Đây là thị trường truyền thống của ngành cao su trong những năm trước đây nờn chỳng ta hiểu khỏ rừ về tập quỏn thương mại của họ. Sau thời gian giỏn đoạn nay các nước Đông Âu đã quay lại tìm kiếm sản phẩm của chúng ta và rất ưu chuộng các sản phẩm cao su cao cấp mà ta đang có ưu thế. Hiện nay ngành cao su đã lập văn

phòng đại diện taị Liên Bang Nga để tìm kiếm và quan hệ với các khách hàng. Đây là cơ hội để ngành cao su xâm nhập và phát triển khối thị trường này.

* Thị trường Tây Âu: chủ yếu là Pháp, Italia, Anh

Đây là thị trường tiềm năng vì nhu cầu của thị trường này là cao su cao cấp mà chúng ta hiện đang sản xuất chủ yếu. Tuy nhiên, việc tiếp cận với thị trường này của chúng ta còn chưa tốt. Do đó, cần đầu tư thêm cho công tác tiếp thị, quảng bá thông qua các kỳ hội chợ, thành lập văn phòng đại diện tại các thị trường này, cần chú trọng hơn về các điều kiện kho bãi, thời gian giao hàng, yêu cầu về số lượng và chất lượng… để đảm bảo sự tin cậy của khách hàng.

* Thị trường Bắc Mỹ: chủ yếu là Mỹ

Mỹ là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất mủ cao su thiên nhiên, song thị phần của ngành cao su tại thị trường này còn rất thấp. Vì vậy, việc Mỹ ký kết hiệp định thương mại và Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giớI WTO sẽ là cơ hội để chúng ta có thể xâm nhập và phát triển vào thị trường này.

3.3.1.2 Mở rộng thị trường cao su nội địa:

* Ký hợp đồng cung ứng dài hạn:

Ngành công nghiệp cao su đang trên đà phát triển, tỷ trọng cao su nguyên liệu được tiêu thụ nội địa ngày càng nhiều. Khu vực công nghiệp tập trung tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Do vậy để thuận lợi cho cung cấp, việc nắm rừ thụng tin về nhu cầu sử dụng cao su nguyên liệu cả về số lượng, chất lượng, phương thức mua hàng…

phải được khẩn trương tiến hành và lưu trữ như cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ kế hoạch phân chia thị phần, tránh tình trạng tranh mua bán giữa các đơn vị trong nội bộ ngành.

* Tham gia cổ phần: vào các công ty sản xuất các sản phẩm công nghiệp mạnh từ mủ cao su nguyên liệu như công ty Casumina, Cao su Sao Vàng, Cao su Đà Nẳng.

Tham gia vào các dự án công nghiệp cao su.

* Đẩy mạnh các hoạt động R&D trong công nghiệp:

Tài trợ hoặc trực tiếp nghiên cứu các đề tài ứng dụng cao su nguyên liệu để góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ cao su nguyên liệu. Nghiên cứu và lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cao su, công nghệ khai thác, sơ chế gỗ nguyên liệu

hợp lý và hiệu quả. Liên kết với các Viện chuyên ngành của Bộ Công Nghiệp, các trường đại học nghiên cứu việc chế tạo sản phẩm mới sử dụng nguyên liệu cao su hoặc tài trợ cho các cá nhân, tổ chức có đề tài nghiên cứu phù hợp với mục tiêu ngành cao su.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cao su việt nam đến năm 2015 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)