Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cao su việt nam đến năm 2015 (Trang 34 - 38)

THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

2.3. Phân tích môi trường bên trong ngành cao su Việt Nam

2.3.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su, chúng tôi phân tích Tổng Công ty Cao su Việt Nam – đơn vị chủ lực của Ngành.

Đến cuối năm 2005, Tổng Công ty đang quản lý 221.614 ha cao su, trong đó 176.000 ha cao su khai thác với tổng sản lượng 300.000 tấn; tổng doanh thu năm 2005 là 7.867 tỷ đồng, lợi nhuận 3.004 tỷ đồng. Nếu so sánh năm 1995 là thời điểm

khi bắt đầu hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, chúng tôi nhận thấy một số chỉ tiêu chính như sau:

BNG 2.6: SO SÁNH MT S CH TIÊU THC HIN NĂM 2005 VÀ 1995

CHỈ TIÊU SO SÁNH 2005/1995

Tốc độ tăng diện tích khai thác 1,36

Tốc độ tăng năng suất 1,67 Tốc độ tăng sản lượng 2,28

Tốc độ tăng doanh thu 4,52

Tốc độ tăng doanh thu cao su 3,96

Tốc độ tăng doanh thu cao su ngành khác 4,24

Tốc độ tăng lợi nhuận 5,20

Lợi nhuận cao su 4,82

Lợi nhuận khác 18,70

Tăng đầu tư 2,53 Tăng vốn nhà nước 1,70

Qua bảng 2.6 chúng tôi thấy thấy mặc dù trong giai đoạn này việc tăng về diện tích không đáng kể do sự khó khăn về quỹ đất, nhưng quy mô của doanh nghiệp về doanh thu, lợi nhuận, đầu tư và vốn nhà nước đều khá cao. Sự gia tăng này cho thấy sự chuyển biến theo hướng tăng dần chất lượng và mở rộng ngành nghề hoạt động.

Cụ thể: diện tích chỉ tăng 1,36 lần nhưng sản lượng tăng đến 2,28 lần; tốc độ tăng doanh thu 4,52 lần (trong đó tốc độ tăng các ngành sản xuất khác 5,5 lần) và quan trọng nhất là Tổng công ty cao su Việt Nam đã làm tốt việc bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao, tính đến cuối năm 1996 là 1,7 lần. So với năm 1995 khi thành lập Tổng công ty vốn Nhà Nước là 2.500 tỷ đồng thì đến cuối năm 2005 là 6.650 tỷ đồng, tăng 2,6 lần, tương ứng với 16%/năm.

Chúng tôi có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su trong các thời kỳ như sau:

BNG 2.7: KT QU SN XUT KINH DOANH QUA CÁC THI K

TT Chỉ tiêu ĐVT 1.996

1996-

2000 2001 2005 2001 - 2005 Diện tích, năng suất, sản lượng

Tổng diện tích Ngàn lượt ha 85 1.020 220 216 1.088 Diện tích khai thác 1.000 ha 30 2 165 176 51

Năng suất Tấn/ha 1,02 1,18 1,32 1,72 53 Sản lượng 1.000 tấn 132 861 217 304 1.304 Thu mua và chế biến gia công 1.000 tấn 0 0 26 18 56 Sản lượng cao su tiêu thụ 1.000 tấn 119 841 201 316 1.346 Trong đó, xuất khẩu trực tiếp 1.000 tấn 71 624 130 165 727 Tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp % 9% 74% 65% 54% 54%

I Kết quả kinh doanh

Giá thành cao su Triệu đ/tấn 9,3 8,2 7,7 13,85 10,4 Giá bán cao su Triệu đ/tấn 4,1 10,2 8,6 22,89 15,7

Tổng doanh thu Tỷ đồng 1.741 8.564 2.240 8.468 25.555 Trong đó: doanh thu cao su Tỷ đồng 1.673 8.202 1.731 7.338 1.129

Doanh thu CN, DV Tỷ đồng 0 372 975 4.426 Tổng lợi nhuận Tỷ đồng 578 1.447 167 3.034 7.916 Trong đó: lợi nhuận cao su Tỷ đồng 562 1.333 188 2.860 7.187 Lợi nhuận khác Tỷ đồng 6 114 -21 297 729 Nộp ngân sách Tỷ đồng 448 1.489 223 1.131 2.981 II Lao động tiền lương

Lao động bình quân trong danh sách 1.000 người 77 395 79 81 404 Lương b/q tháng của CB.CNV

Triệu

đ/người/tháng 0,7 0,8 1,0 2,6 1,6 V Tổng đầu tư Tỷ đồng 598 3.025 547 1.514 4.716

Chỉ tiêu hiệu quả

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cao su % 4% 16% 11% 39% 30%

Tỷ suất lợi nhuận/ tổng doanh thu % 3% 17% 7% 36% 26%

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn nhà nước % 5% 7% 4% 44% 7%

I Vốn nhà nước 3.905 4.312 6.676

Từ bảng 2.7 chúng tôi nhận thấy tổng sản lượng cao su khai thác trong 10 năm (1996-2005) là 2.165.000 tấn với tốc độ tăng bình quân 7,6%/năm. Năng suất bình quân từ 1,02 tấn/ha năm 1996 tăng lên 1,70 tấn/ha vào năm 2005 với tốc độ 16%/năm. Đặc biệt, trong năm 2004 có 11 nông trường đã đạt bình quân trên 2 tấn/ha, năm 2005 có 1 công ty và 20 nông trường đạt năng suất bình quân 2 tấn/ha, 3 công ty đạt 1,9 tấn/ha. Năng suất bình quân trong 5 năm qua không ngừng tăng lên do Tổng công ty đã thực hiện tốt các chính sách về khoa học công nghệ, đầu tư thâm canh ngay từ những năm đầu trồng mới đi đôi với việc triển khai đồng bộ các biện pháp trong quy trình kĩ thuật và cải tiến bộ giống phù hợp với từng vùng sinh thái.

Ngoài ra để khắc phục khó khăn về đất đai, Tổng công ty cũng đã đầu tư sang Lào trồng 10.000 ha cao su với tổng mức đầu tư 431 tỷ đồng, trong đó 100% vốn điều lệ do Tổng công ty và các đơn vị thành viên đóng góp. Dự kiến trong các năm tới sẽ tăng vốn đầu tư để phát triển sang Lào 50.000 ha, đồng thời đầu tư sang Campuchia để phát triển 10.000 ha cao su.

Giá thành tiêu thụ ước tính năm 2005 là 13 triệu đồng/tấn, tăng 69% so với năm 2001 nhưng nếu so với năm 2004 thì mức tăng chỉ là 39%; trong khi đó tiền lương bình quân /người lao động tăng gấp 3 lần, từ 660.000 đồng năm 1996 lên 2.600.000 đồng năm 2005, điều này thể hiện sự hợp lý trong quá trình sản xuất làm giảm chi phí trung gian, làm giảm giá thành sản xuất một cách tương đối so với mức tăng lương (là khoản chi phí chính trong giá thành).

Bên cạnh việc khống chế giá thành, tình hình tiêu thụ cũng được quan tâm với định hướng phù hợp, mặc dù sản lượng tăng gấp 3 lần nhưng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp vẫn luôn xấp xỉ 60%, việc nắm giữ thị trường cùng với việc tích cực đầu tư cải tạo các dây chuyền chế biến, điều chỉnh hợp lý cơ cấu chủng loại sản phẩm để phù hợp với thị trường; đồng thời tăng cường quảng bá, mở rộng thị phần … giúp mức giá bán luôn sát với giá bình quân trên thế giới.

Giá bán bình quân năm 2005 là 22 triệu đồng/tấn, tăng 138% so với năm 2001 nhưng chỉ tăng 56% so với năm 1996, song tổng doanh thu tăng 278% so với năm 2001. Doanh thu từ 1.673 tỷ đồng năm 1995 tăng lên 6.616 tỷ đồng vào năm 2005 (295,45%), lợi nhuận từ 562 tỷ đồng lên 2.707 tỷ đồng (381,67%). Trong 10 năm

qua, tổng lợi nhuận đạt được là 8.520 tỷ đồng đã tạo điều kiện cho Tổng công ty tăng nhanh tích lũy để tái sản xuất, đầu tư mở rộng quy mô diện tích và đầu tư vào các ngành sản xuất khác.

Từ kết quả kinh doanh như trên, các chỉ tiêu hiệu quả của Tổng công ty, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 40,9% và lơị nhuận trên vốn Nhà nước là 45%. Các khoản nộp ngân sách không ngừng tăng lên năm 2001: 222,7 tỷ đồng thì đến năm 2005 đã tăng lên 1.039 tỷ đồng, với tốc đô tăng 3,7 lần.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành cao su việt nam đến năm 2015 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)