THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
2.3. Phân tích môi trường bên trong ngành cao su Việt Nam
2.3.3. Phân tích tình hình trồng trọt
2.3.3.4. Về tốc độ tăng năng suất bình quân của toàn ngành
Nếu năm 1990 năng suất bình quân của ngành cao su Việt Nam là 0,75 tấn/ha (trong đó khu vực Tây nguyên dưới 0,4 tấn/ha) thì năm 1996 các công ty miền Đông đã vượt năng suất 1 tấn/ha, năm 2001 vượt 1,32 tấn/ha. Trong đó, có những vườn cây đạt sự tăng trưởng năng suất rất cao như Phước Hòa (vượt 1,41 tấn /ha năm 2002 và đạt 1.7 tấn/ha năm 2005), đặc biệt có nhiều nông trường đạt 2 tấn/ha.
Năng suất bình quân trong 5 năm qua không ngừng tăng lên 16%/năm là do ngành cao su đã thực hiện tốt các chính sách về khoa học công nghệ, đầu tư thâm canh ngay từ những năm đầu trồng mới đi đôi với việc triển khai đồng bộ các biện pháp trong quy trình kỹ thuật và cải tiến bộ giống phù hợp với từng vùng sinh thái.
BẢNG 2.12: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT BÌNH QUÂN TOÀN NGÀNH
TT
Chỉ tiêu Đvt Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005 Diện tích Ha 415.800 428.800 440.800 454.100 480.200 Diện tích khai thác Ha 240.600 243.700 266.745 293.425 331.500 Tổng sản lượng tấn 312.600 331.400 363.500 419.000 468.600
Năng suất Tấn/ha 1,299 1,360 1,363 1.428 1.414
Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam
Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của ngành như sau:
- Năng suất cao su cao nhất tại Đông Nam Bộ, ước tính 1,54 tấn/ha, kế đến là khu vực Tây Nguyên đạt 1,34 tấn/ha, 1,180 tấn/ha tại Bắc Trung Bộ và 1,28 tấn/ha tại Nam Trung Bộ năm 2005. Điều này là do Đông Nam Bộ là vùng cao su truyền thống, độ cao 200m, có điều kiện khí hậu thích hợp cho cây cao su phát triển. Trong khi khu vực Tây Nguyên, cao su được trồng ở độ cao 400-700m, vùng này có những hạn chế về mặt khí hậu ( nhiệt độ thấp, gió thường xuyên mạnh vào mùa khô, mưa kéo dài, ít nắng…). Khu vực Duyên Hải Bắc Trung Bộ được xem là khu vực ngoài
truyền thống và ít thuận lợi cho cây cao su do một số yếu tố hạn chế về khí hậu (nhiệt độ thấp, bão to, mưa lớn, gió nóng …)
- Ngoài yếu tố tự nhiên và địa lý, thì năng suất của ngành cao su Việt Nam cũng có sự khác biệt rất lớn giữa cao su quốc doanh và cao su tiểu điền:
o Năng suất cao su quốc doanh cao là nhờ ứng dụng các giống mới năng suất cao và các kỹ thuật tiên tiến như sử dụng chất kích thích, màng che mưa, trồng bầu, công tác bảo vệ thực vật hiệu quả… Ước tình năng suất cao su quốc doanh đạt 1,715 tấn/ha trong năm 2005.
oSản lượng và năng suất cao su tiểu điền vẩn còn thấp do thiếu vốn đầu tư, kỹ năng kém, ước tính đạt 820kg/ha trong năm 2005.
BẢNG 2.13 -DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT BÌNH QUÂN QUA CÁC NĂM CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VI ỆT NAM
TT
Chỉ tiêu Đvt Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Diện tích khai
thác
Lượt ha 164.901,1 8
167.572,9 8
168.130,1 0
174.421,3 6
176.031
Trong đó: Cạo mới
“ 5.546,71 4.167,52 8.036,98 6.794,25 7.260
Năng suất Tấn/ha 1.32 1.41 1.51 1.67 1.70
Nguồn: Tổng công ty cao su Việt Nam
- Cơ cấu các loại giống cây cao su:
Khoảng 88% diện tích cao su được trồng bằng 5 giống được khuyến cáo.
Đó là PB 235 (38,1%), GT 1(19,8%), RRIV(12,5%), PB 260 (9.7%) và RRIM 600 (8,1%). GT1 và RRIM 600 là những giống cũ nhập vào Việt Nam trước những năm 1975 và sản lượng trung bình khoảng 1,2-1,5 tấn/ha/năm. PB23 và PB260 được nhập vào Việt Nam sau GT1và RRIM 600, các giống này cho năng suất trung bình 1,5-2 tấn/ha/năm. RRIV được tạo ra tại Việt Nam và sử dụng nhiều nhất trên diện tích trồng mới vì có năng suất cao. Giống này có thể đạt từ 2- 2,5 tấn/ha/năm. Như vậy có thể thấy, ngoài các yếu tố khí hậu, các biện pháp kỹ thuật thì việc sử dụng các giống cao su mới cho năng suất cao cũng chính là
nguyên nhân giúp cho ngành cao su đạt được năng suất cao trong thời gian gần đây.
BẢNG 2.14 – SỰ PHÂN BỐ CÁC GIỐNG THEO DIỆN TÍCH CAO SU THEO ĐIỀU TRA NĂM 2004
STT Các Giống Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1
2 3 4 5 6 7 8 9 10
PB 235 GT 1 RRIV 4 PB 260 RRIM 600
VM 515 RRIC 110
PB 255 Các giống khác
Cây giống
137.246 71.381 45.027 34.936 29.270 24.557 2.428 2.183 7.481 5.961
38,1 19,8 12,5 9,7 8,1 6,8 0,7 0,6 2,1 1,6 Tổng diện tích cao su trồng
giống được khuyến cáo
347.028 96,3
Tổng diện tích khảo sát 360.470 100 Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2005
Tóm lại, đối vườn cây khai thác có một số điểm cần lưu ý:
- Các biện pháp thâm canh, quản lý kỹ thuật và quản lý sản xuất có tác động rất lớn đến năng suất vườn cây. Với những biện pháp thích hợp thì hoàn toàn có thể đạt và vượt năng suất thiết kế.
- Do yếu tố lịch sử, nhiều vườn cây có chất lượng quá kém, không còn khả năng cải tạo nếu tiếp tục khai thác sẽ không hiệu quả, cần có biện pháp rút ngắn thời gian khai thác. Việc rút ngắn thời gian khai thác ngoài việc cung cấp nguồn gỗ cho Công nghiệp còn có tác dụng tăng năng suất các vườn cây này ( bằng biện pháp dùng chế độ cạo kiệt, dùng kích thích...)
- Đối với vườn cây kiến thiết cơ bản có chất lượng càng cao đối với vườn cây càng về sau này. Điều này một lần nữa chứng minh tác động của yếu tố quản lý đối
với chất lượng vườn cây, tuy nhiên trong tổng diện tích hàng năm cũng có xấp xỉ 10% diện tích phải chăm sóc kéo dài, cần có biện pháp xử lý dứt điểm tránh tình trạng càng đầu tư càng không hiệu quả.
- Về biện pháp quản lý kỹ thuật trong những năm qua đã có nhiều biện pháp thích ứng cho từng trường hợp cụ thể như đã ban hành quy trình kỹ thuật mới từ đầu năm 1998, thực hiện việc phân hạng đất trồng trước khi trồng, sử dụng phân hữu cơ, vi sinh để cải tạo đất, sử dụng một số thuốc trừ sâu, hoá chất phù hợp để tăng hiệu quả phòng trị bệnh và giảm lao động phổ thông, thực hiện máng che mưa để hạn chế tác động của thời tiết...
- Trong lĩnh vực giống, những năm gần đây đã tăng tỷ lệ sử dụng các bộ giống mới có tính cung cấp mủ - gỗ có tốc độ sinh trưởng nhanh như PB235, PB260,VM515... làm giảm tương đối tỷ lệ các giống cổ điển trong toàn Tổng Công ty. Tuy nhiên, mức đáp ứng và hiệu quả ở từng công ty có sự thay đổi và chưa được như mong muốn