Tình hình tổ chức hoạt động của Trường cao đẳng Y tế Quảng Nam

Một phần của tài liệu Tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu tại trường cao đẳng y tế quảng nam (Trang 30 - 40)

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam:

Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, tiền thân là trường Cán bộ y tế thuộc Ban Dân y tỉnh Quảng Đà trong kháng chiến chống Mỹ, được thành lập năm 1961, với nhiệm vụ đào tạo cán bộ Y- Dược, phục vụ đắc lực cho chiến trường Quân khu V, đặc biệt là tỉnh Quảng Đà và QN-ĐN trước đây và tỉnh Quảng Nam ngày nay;

góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Từ sau ngày giải phóng đến nay nhà trường đã trải qua các giai đoạn phát triển;

Từ năm 1975 đến năm 1976: Trường Cán bộ Y tế Quảng Nam- Đà Nẵng,Từ năm 1976 đến năm 1978: Trường Sơ cấp Y tế tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng, năm 1978 Trường được nâng lên thành Trường Trung học Y tế với tên gọi Trường Trung học Y tế Quảng Nam- Đà Nẵng (nay là trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam), theo Quyết định số 408/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kế thừa những kinh nghiệm quản lý đào tạo trong những năm kháng chiến chống Mỹ, trong suốt quá trình gần 30 năm qua, từ năm 1975 đến nay, tập thể nhà trường đã không ngừng phát huy tốt tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy mọi nội lực, khai thác mọi tiềm năng, chủ động sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành để đào tạo đáp ứng được được yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng của đất nước. Đồng thời nhà trường luôn tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền; của các ngành, các cấp và sự hỗ trợ giúp đỡ của các đơn vị bạn, nhà trường đã duy trì 29 năm liên tục là đơn vị tiên tiến xuất sắc, đặc biệt từ năm 1986 đến nay, nhà trường đã liên tục là trường tiên tiến xuất sắc- lá cờ đầu của khối trường Trung học chuyên nghiệp của tỉnh, Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Y tế; ba lần được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì và hạng Nhất; hai lần được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ đơn vị xuất sắc, đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới và nhiều phần thưởng cao quí khác của Đảng và Nhà nước.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam:

3.1.2.1. Chức năng:

Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam là cơ sở Giáo dục- Đào tạo công lập thuộc Hệ thống giáo dục Đại học của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục- đào tạo và nghiên cứu khoa học theo các Quy định của Điều lệ Trường Cao đẳng, đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐ-BGDĐT ngày 10/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam trực thuộc cơ quan chủ quản là UBND tỉnh, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chiến lược; quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục, tiêu chuẩn giảng viên, mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, về tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng và thanh tra giáo dục.

3.1.2.2. Nhiệm vụ:

Trường Cao đẳng y tế Quảng Nam ngoài nhiệm vụ đào tạo mới đội ngũ cán bộ y tế như: Cử nhân Điều dưỡng, Cử nhân Hộ sinh, Kỹ Thuật viên xét nghiệm và các hệ đào tạo như Y sĩ đa khoa cơ sở, Y sĩ chuyên khoa Y học Dân tộc, Dược sĩ trung học, Điều dưỡng trung học, Hộ sinh trung học, Dược tá, Y tá thôn bản, ...

Nhà trường còn đào tạo lại: đào tạo chuyển đổi, đào tạo nâng cấp cho đội ngũ cán bộ có trình độ trung, sơ học; góp phần đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân ở các tuyến y tế của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng cũng như một số Tỉnh lân cận của Miền Trung. Thực hiện chương trình và nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng theo qui định của Bộ Y tế và Bộ Giáo Dục Đào tạo , nhằm đảm bảo đúng đắn đường lối giáo dục của Đảng.

Nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các mặt tổ chức - cán bộ và giáo dục tư tưởng chính trị trong cán bộ và giáo viên, công nhân viên chức và học sinh.

3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý, trách nhiệm-quyền hạn của Ban giám hiệu và các đơn vị trực thuộc:

GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -31- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón

3.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý: được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý chuyên môn của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam BAN GIÁM HIỆU

TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐOÀN THANH NIÊN

PHềNG TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN

KHOA NỘI KHOA BẢO VỆ

SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM - KẾ HOẠCH HểA GIA

ĐÌNH

BỘ MÔN Y HỌC CỘNG

BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

BỘ MÔN DƯỢC

BỘ MÔN XÉT NGHIỆM

BỘ MÔN TIN HỌC -

NGOẠI

BỘ MÔN CHÍNH

TRỊ -

BỘ MÔN Y HỌC DÂN

TỘC VÀ

BỘ MÔN RĂNG HÀM MẶT PHềNG TỔ CHỨC

HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP

KHOA NGOẠI PHềNG CễNG

TÁC HỌC SINH SINH VIÊN PHềNG ĐÀO TẠO

– NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BỘ MÔN SẢN

BỘ MÔN NHI

CHI ỦY

Khóa luận tốt nghiệp

3.1.3.2. Trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý:

- Hiệu trưởng: Là người đại diện theo pháp luật của đơn vị, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành tất cả các hoạt động theo các quy định của pháp luật, điều lệ trường Cao đẳng, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế tổ chức và hoạt động của Trường đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Hiệu trưởng làm chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của đơn vị. Trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ;

công tác nghiêm cứu khoa học; công tác kinh tế, tài chính và các hoạt động khác, đồng thời tổ chức phân công và chỉ đạo các Khoa, Phòng, Bộ môn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Phó Hiệu trưởng: Là người giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của Nhà trường, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc khi Hiệu trưởng ủy quyền. Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và cấp trên về kết quả công tác được giao.

- Phòng Đào tạo-Nghiên cứu khoa học: Quản lý và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, phương thức đào tạo- nghiên cứu khoa học của các Khoa và Bộ môn trực thuộc trong toàn trường; xõy dựng kế hoạch giảng dạy và học tập, đồng thời theo dừi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện; tổ chức hướng dẫn các Khoa và Bộ môn, cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên đăng ký thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; nghiệm thu, đánh giá, phổ biến áp dụng các công trình nghiên cứu khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm có giá trị. Thực hiện công tác tuyển sinh theo sự phân công của Nhà trường.

- Phòng Công tác học sinh-sinh viên: Tổ chức tiếp nhận học sinh, sinh viên trúng tuyển vào trường, thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với học sinh-sinh viên;

Theo dừi, phõn loại, xếp hạng kết quả rốn luyện cho học sinh, sinh viờn theo từng kỳ học và năm học; phối hợp với Phòng Đào tạo-Nghiên cứu khoa học, các Khoa, Phòng, Bộ môn liên quan kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch chương trình học tập, thực tập và tổ chức nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên; phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên, để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ và các hoạt động giải trí lành mạnh khác.

- Các Khoa, Bộ môn của trường có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục về chương trình kế hoạch chung của nhà trường; quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên, học sinh, sinh viên thuộc

GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -33- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón LUẬT - GIÁO DỤC

QUỐC PHềNG - GIÁO DụC

THể CHấT

Khoa, Bộ môn; cải tiến phương pháp giảng dạy, triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác tài chính nói chung và trong việc thực hiện Nghị định 10/2002 của Chính phủ nói riêng, đồng thời tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính tại đơn vị theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Nhằm bảo đảm phục vụ yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động của nhà trường đề ra.

3.1.4. Tình hình lao động và tài sản của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam:

3.1.4.1. Tình hình lao động của đơn vị:

Lao động là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ đơn vị nào đồng thời nó là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả công việc. Tại trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, công tác tuyển dụng, bố trí nhân lực phục vụ cho hoạt động đào tạo luôn được quan tâm hàng đầu. Với đặc thù là Trường Cao đẳng Y tế nên lực lượng lao động ở đây yêu cầu có trình độ khá cao.

Hàng năm, tỉnh giao biên chế lao động cơ hữu với con số cố định. Tuy nhiên thực tế khối lượng, qui mô công tác đào tạo của đơn vị ngày càng lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ Y tế cho địa phương và các tỉnh lân cận nên nhà trường phải tuyển thêm lao động hợp đồng có thời hạn.

Cơ cấu lao động tại đơn vị qua các năm thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

NỘI DUNG

Năm học 2002-2003

Năm học 2003-2004

Năm học 2004-2005

So sánh

2004/2003 2005/2004 Số

lượng

% Số

lượng

% Số lượng % Giá trị

% Giá trị

%

Tổng số lao động 59 100 59 100 61 100 0 0 2 3,39

1. Phân theo giới tính: 59 100 59 100 61 100 0 0 2 3,39

- Nam 25 42,3 25 42,3 25 41 0 0 0 0

- Nữ 34 57,7 34 57,7 36 59 0 0 2 5,88

2. Phân theo trình độ chuyên môn

59 100 59 100 61 100 0 0 2 3,39

- Trên đại học 5 8,5 5 8,5 8 13,1 0 0 3 60,00

- Đại học 28 47,4 28 47,4 32 52,4 0 0 4 14,29

- Cao đẳng, trung cấp, trình độ khác

26 44,1 26 44,1 21 34,5 0 0 -5 -19,23

3. Phân theo chỉ tiêu lao động

59 100 59 100 61 100 0 0 2 3,39

- Biên chế 48 81,3 48 81,3 48 78,6 0 0 0 0

- Hợp đồng 11 18,7 11 18,7 13 21,4 0 0 2 18,18

Số lượng lao động trong biên chế của đơn vị ổn định cả trong 3 năm, lực lượng lao động trực tiếp và quản lý, hành chính không thay đổi. Riêng về đối tượng lao động hợp đồng dài hạn tăng 2 người, đạt hơn 18%. Về trình độ chuyên môn giữa các bậc từ Đại học, sau đại học và thạc sỹ được tăng dần, trong đó: Năm 2005 so với năm 2004, trình độ chuyên môn trên đại học tăng 3 người đạt tỷ lệ 60%; trình độ đại học tăng 4 người, đạt tỷ lệ 14,29%; trong khi đó trình độ cao đẳng, trung cấp, trình độ khác giảm xuống 5 người, tương ứng với tỷ lệ là 19,23%

chứng tỏ đơn vị ngày càng quan tâm hơn trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, viên chức, đặc biệt là đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

3.1.4.2. Tình hình tài sản của đơn vị:

Như trên đã đề cập, do đặc điểm đơn vị là Trường Cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục công lập, nên toàn bộ tài sản cố định được sử dụng tại đơn vị đều có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước cấp. Chế độ quản lý và sử dụng tài sản được hạch toán theo quy định hiện hành.

Bảng 3.2: Phản ánh tình tình tài sản, nguồn vốn của đơn vị như sau:

Đvt: Triệu đồng

T

T Chỉ tiêu

Tài sản đơn vị qua

các năm So sánh

2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền (%) Số tiền (%) I.Về tài sản 13.350 14.253 16.693 903 6,76 2.440 17,12

1 Tài sản lưu động 4.193 4.253 4.639 60 1,43 386 9,08

- Tiền và tương đương tiền 3.717 4.093 4.589 376 10,12 496 12,12

- Các khoản phải thu 476 160 50 -316 -66,39 -110 -68,75

2 Tài sản cố định 9.157 10.000 12.054 843 9,20 2.054 20,54

TSCĐ hữu hình 9.152 9.995 12.049 843 9,21 2.054 20,55

TSCĐ vô hình 5 5 5 0 0 0 0

II Nguồn Vốn 13.350 14.253 16.693 903 6,76 2.440 17,12

1 Nợ phải trả 6 7 7 1 16,67 0 0

2 Nguồn vốn CSH 13.344 14.246 16.686 902 6,76 2.440 17,13

- Nguồn vốn đầu tư XDCB 378 160 50 -218 -57,67 -110 -68,75 - Nguồn kinh phí sự nghiệp 3.809 4.086 4.583 277 7,27 497 12,16 - Nguồn hình thành TSCĐ 9.157 10.000 12.054 843 9,21 2.054 20,54

Nhìn vào bảng thống kê số liệu, ta thấy:

Đối với tài sản: Hằng năm, trên cơ sở nguồn lực tài chính của mình, đơn vị luôn chú trọng dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư tăng cường cơ sở vật

GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -35- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón

chất như: nhà làm việc, giảng đường, sửa chữa lớn tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực sử dụng tài sản của đơn vị, nhất là phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Tỷ lệ kinh phí đầu tư tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2004 so với năm 2003 tăng 9,21%; năm 2005 so với năm 2004 tăng 20,55%.

Đối với nguồn kinh phí: Tốc độ tăng qua các năm tương đối cao, điều đó chứng tỏ các cấp lãnh đạo địa phương ngày càng quan tâm hơn trong lĩnh vực đào tạo để tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành y tế tỉnh nhà. Mặt khác, Lãnh đạo và tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã thực hiện đào tạo đa dạng hóa các mã ngành góp phần đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa trong công tác đào tạo, tạo nguồn thu đáng kể cho đơn vị.

3.1.5. Tình hình và kết quả hoạt động sự nghiệp có thu tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam:

Kinh phí hoạt động của đơn vị được hình thành từ các nguồn sau:

- Ngân sách Nhà nước cấp (kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp trên cơ sở chỉ tiêu định mức và nhiệm vụ được giao.

- Nguồn thu sự nghiệp tại đơn vị (Thu học phí, lệ phí ).

- Các khoản thu khác.

Số thu của đơn vị qua các năm thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3: Tổng hợp số thu của đơn vị qua các năm (Theo số liệu báo cáo quyết toán)

Đơn vị: Ngàn đồng

T T

Chỉ tiêu Số thu qua các năm So sánh

2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004

Số tiền Tỷ lệ (%)

Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Ngân sách cấp 1.803.000 1.830.000 1.809.000 27.000 1,50 -21.000 -1,15 2 Học phí 1.685.730 2.117.209 2.593.497 431.479 25,60 476.288 22,50 3 Tuyển sinh 98.045 123.365 91.435 25.320 25,82 -31.930 -25,88

4 Lệ phí KTX 19.225 15.570 8.175 -3.655 -19,01 -7395 -47,50

Tổng cộng 3.606.000 4.086.144 4.502.107 480.144 13,32 415.963 10,18

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng số thu của năm 2004 là hơn 4000 triệu đồng, tăng so với năm 2003 gần 500 triệu đồng (13,32%), là do ngân sách cấp bổ sung cho hoạt động Hội nghị trường viện (27 triệu đồng), tăng số thu học phí là 431 triệu ngàn đồng, lệ phí thi tăng 25 triệu đồng, so với năm 2003. Năm 2005,

chiếm tỷ lệ 10,18%, nguyên nhân tăng chủ yếu vẫn là do nguồn thu học phí tăng do chỉ tiêu tuyển sinh năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: số thu học phí tăng năm 2005 so với năm 2004 với số tiền là 476 triệu đồng đạt tỷ lệ 22.50%.

3.1.6. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam:

Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là một đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện chế độ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ, thuộc loại hình đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Do đó, đơn vị đã sớm chủ động xây dựng và thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, cụ thể đơn vị đã xây dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, hiệu quả trong việc quản lý sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị, đảm bảo về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Một số nội dung và nguyên tắc về định mức chi tiêu được xây dựng trong Quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị theo bảng sau:

TT Nội dung

Nguyên tắc thanh toán

1 Tiền lương

- Tiền lương theo quy định của Nhà nước chi trả theo Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hiện hành.

- Tiền lương tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ

+ Đối tượng được hưởng: Cán bộ, viên chức, nhân viên hợp đồng dài hạn và hợp đồng ngắn hạn có làm việc liên tục trong năm tại trường từ 3 tháng trở lên.

+ Điều kiện được hưởng: Phân loại theo công việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, chưa hoàn thành nhiệm vụ

+ Căn cứ để chi trả tiền lương tăng thêm:

* Dựa vào bình xét phân loại thi đua hằng tháng do Ban chấp hành công đoàn, đánh giá và bình xét.

* Chi trả cùng kỳ theo lương, khi việc bình xét thi đua của tháng liền kề có kết quả.

* Nguồn chi trả theo số kinh phí tiết kiệm được cân đối . 2 Tiền

công

- Đối tượng: Giáo viên hợp đồng và nhân viên do Hiệu trưởng ký theo yêu cầu từng công việc cụ thể.

- Mức lương hợp đồng: Căn cứ vào văn bản hiện hành và trên cơ sở

GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -37- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón

Một phần của tài liệu Tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu tại trường cao đẳng y tế quảng nam (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w