Phân tích tình hình biến động sử dụng kinh phí và những nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu tại trường cao đẳng y tế quảng nam (Trang 65 - 70)

4.3.1. Tình hình thu ở đơn vị:

Như trên đã đề cập, nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị được hình thành chủ yếu từ các nguồn:

- Kinh phí thu từ ngân sách nhà nước cấp theo chỉ tiêu đào tạo được giao hàng năm.

- Thu từ các hoạt động sự nghiệp do cấp có thẩm quyền cho phép để lại tại đơn vị.

Nói một cách tổng quát, nguồn thu của đơn vị được hình thành hợp pháp từ hoạt động đào tạo nhằm đảm bảo các chi phí phục vụ cho công tác chuyên môn và tăng cường cơ sở vật chất đối với Trường Cao đẳng Y tế thuộc tỉnh. Do vậy mà nguồn thu của đơn vị luôn tỷ lệ thuận với cơ sở vật chất hiện có. Năm nào có chỉ tiêu nhiều, định mức thu cao thì nguồn thu của đơn vị sẽ được tăng lên và ngược lại.

Nhưng đó là yếu tố mang tính tương đối, vì trên thực tế, những biến động trong xã hội tác động đến làm cho một số kế hoạch hạn chế tính khả thi.

4.3.2. Phân tích tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị:

GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -65- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón

Trong quá trình hoạt động, các khoản chi phí phát sinh chủ yếu tại đơn vị như sau:

- Chi cho người lao động: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản phải trích theo lương...

- Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tư liên lạc, công tác phí, hội nghị phí...

- Chi hoạt động nghiệp vụ (chi phục vụ cho giảng dạy và học tập)

- Chi hợp đồng với bên ngoài (chủ yếu là chi phí về giờ giảng mời ngoài, thỉnh giảng ) - Chi khác...

* Trước đây, khi Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu chưa ra đời (từ năm 2001 trở về trước) thì mọi khoản chi tại đơn vị phải được căn cứ theo các tiêu chuẩn, định mức đã được Nhà nước quy định để thực hiện.

* Khi chế độ tài chính tại đơn vị được áp dụng theo Nghị định 10/2002/NĐ- CP của Chính phủ thì đơn vị được tự chủ hơn trong các khoản chi hoạt động.

* Tình hình chi hoạt động của đơn vị qua các năm như sau:

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp chi hoạt động tại đơn vị qua các năm

Đơn vị tính ngàn đồng

Nội dung

Chi hoạt động qua các năm So sánh

2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004

Giá trị (%) giá trị (%) Tổng chi 3.737.192 3.986.316 4.449.258 249.124 6.67 462.941 11.61 Trong đó chia theo

nhóm chi:

- Chi cho con người

1.415.359 1.834.320 1.927.832 418.961 29.60 93.511 5.10 -Chi nghiệp vụ

chuyên môn 746.451 1.008.593 1.116.886 262.142 35.12 108.293 10.73 - Chi mua sắm và sửa

chữa tài sản 1.477.516 1.020.185 1.129.650 (457.330) - 31.00 109.165 10.70 - Các chi khoản khác

97.866 123.217 274.888 25.351 25.90 151.671 123.09

Người lập biểu Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị

(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký, đóng dấu)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng chi của đơn vị được tăng dần theo các

2005 tăng so với năm 2004 là 462.941 ngàn đồng (tăng 11,61%). Nếu tổng chi năm 2004 tăng cao hơn năm 2003 chủ yếu là do các khoản chi cho con người tăng 418.961 ngàn đồng (tăng 29,60%); còn chi phí cho công tác nghiệp vụ chuyên môn tăng 262.142. ngàn đồng (tăng 35,12%), chi mua sắm, sửa chữa tài sản giảm

(457.330) ngàn đồng (-31,0%), chi khác tăng 25.351 ngàn đồng (tăng 25,90%), tổng chi năm 2005 tăng cao hơn năm 2004 chủ yếu là chi khác 151.671 ngàn đông ( tăng 123,09%) chi nghiệp vụ chuyên môn tăng 108.293 ngàn đồng (tăng 10.73%) và chi mua sắm, sửa chữa tài sản tăng 109.465 ngàn đồng (tăng 10,70%), trong khi đó chi cho con người chỉ tăng 93.511 ngàn đồng (tăng 5,10%).

Để chứng minh việc phân tích tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí tại đơn vị, qua số liệu của năm 2005 được thể hiện ở bảng 5 dưới đây:

Bảng 4.2: Phân tích tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí hoạt động năm 2005 Đơn vị tính: ngàn đồng Tổng số Ngân sách giao Nguồn khác

Tổng % Tổng %

1 2 3 4 5 6

1. Kinh phí năm trước chuyển sang 99.827 99.827

2. Kinh phí được giao trong năm 4.483.730 1.809.999 40,30 2.673.730 59,70 3. Kinh phí được sử dụng trong năm 4.583.557 1.809.999 39,40 2.773557 60,60 4. Kinh phí đã sử dụng trong năm 4.449.258 1.809.999 40,60 2.639.258 59,40

5. Kinh phí chuyển sang năm sau 134.299 0 134.299 100

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:

Nguồn kinh phí hoạt động năm 2005, nguồn kinh phí chủ yếu được hình thành là do Ngân sách Nhà nước cấp (trên 40% so với nguồn kinh phí được sử dụng). Song nguồn thu khác tại đơn vị cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ (gần 60%).

Như vậy, nguồn thu ngoài ngân sách tỷ lệ ổn định cho 3 năm liền kề. Nguồn thu phí, lệ phí của đơn vị tăng là do nhu cầu đào tạo xã hội hóa giáo dục của nhà trường.

- Việc sử dụng kinh phí trong năm 2005 dù nguồn trong hay ngoài ngân sách đều được quản lý và sử dụng theo đúng chế độ tài chính hiện hành.

GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -67- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón

Trong quá trình chi tiêu, đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc bám sát dự toán chi hàng năm đã được cơ quan chủ quản phê duyệt để thực hiện, nhằm hạn chế việc điều chỉnh dự toán do đột xuất và thực sự tiết kiệm trong chi phí để trong những năm tới phần tăng thu nhập cho người lao động ngày được nâng cao hơn.

Chương 5

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP GểP PHẦN HOÀN THIỆN CễNG TÁC KẾ TOÁN KINH PHÍ SỬ DỤNG KINH PHÍ TRƯỜNG

CAO ĐẲNG Y TẾ QUẢNG NAM

5.1. Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán tại đơn vị:

Đơn vị sự nghiệp có thu tại Trường Cao Đẳng Y Tế Quảng Nam khi chế độ tài chính tại đơn vị thực hiện theo cơ chế mới áp dụng theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính Phủ thì việc tổ chức tốt công tác tài chính kế toán ở đơn vị mang một ý nghĩa quan trọng, nhằm hệ thống thông tin một cách toàn diện, liên tục, có hệ thống về tình hình thu và sử dụng kinh phí, và thông qua công tác tài chính kế toán mà thủ trưởng đơn vị nắm được tình hình hoạt động của đơn vị mình nhằm phát huy mặt tích cực và ngăn chặn kịp thời các khuyết điểm, từ đó thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình một cách hiệu quả.

5.1.1. Ưu điểm:

Nhìn chung, công tác tổ chức chứng từ tại đơn vị được thực hiện theo chế độ chứng từ kế toán thống nhất áp dụng cho các đơn vị Hành chính sự nghiệp quy định, cụ thể:

- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại đơn vị, kế toán đều lập chứng từ đầy đủ, việc sử dụng các chứng từ tại đơn vị hầu hết đúng với danh mục và mẫu chứng từ kế toán đã được quy định; việc ghi chép trên chứng từ, kế toán thực hiện khỏ rừ ràng, đầy đủ.

- Với khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày tại đơn vị không quá nhiều nên việc tổ chức thực hiện trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tương đối đơn giản và khá phù hợp.

- Việc sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán được thực hiện khoa học, dễ tìm, dễ kiểm tra.

5.1.2. Những hạn chế:

- Số lượng biên chế nhân viên kế toán của đơn vị tương đối ít, dẫn đến việc xử lý một số công việc chuyên môn kế toán chưa được kịp thời.

GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -69- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón

- Số lần ghi vào sổ kế toán tổng hợp sổ cái, phát sinh nhiều lần trong một ngày (như phiếu thu, phiếu chi...) làm ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác kế toán tại đơn vị;

- Sổ sỏch kế toỏn theo dừi, phõn tớch cỏc nguồn thu tại đơn vị chưa đầy đủ 5.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán kinh phí, sử dụng

Một phần của tài liệu Tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu tại trường cao đẳng y tế quảng nam (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w