NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu Tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu tại trường cao đẳng y tế quảng nam (Trang 75 - 79)

...

Ngày ... tháng ... năm 200...

Người lập biểu Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu)

5.3.5. Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán:

Hiện tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam là đơn vị có quy mô tương đối lớn, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh hàng ngày tương đối nhiều nên công tác tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị như hiện nay là chưa phù hợp (gồm có 4 biên chế).

Song, yêu cầu công tác tổ chức bộ máy kế toán đơn vị cần phải sắp xếp khoa học hơn, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn đồng đều hơn để hiệu quả công việc làm hàng ngày được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu chung về công tác quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp có thu. Công tác tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị nâng lên một vị trí ngang tầm về chất và lượng để đáp ứng nhiệm vụ của đơn vị trong tình hình mới.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ6.1. Kết luận: 6.1. Kết luận:

Kế toán Hành chính sự nghiệp nói chung với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống các công cụ quản lý, bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán Nhà nước, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện, liên tục phản ánh về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí, quỹ, tài sản đối với các đơn vị thụ hưởng ngân quỹ Nhà nước, ngân quỹ công cộng. Thông qua đó thủ trưởng các tổ chức hành chính sự nghiệp nắm được tình hình hoạt động của tổ chức mình mà phát huy mặt tích cực, ngăn chặn kịp thời các khuyết điểm. Các cơ quan chức năng của Nhà nước kiểm soát, đánh giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng các nguồn công quỹ đối với đơn vị.

Hiện nay, hơn 50% số chi của ngân sách Nhà nước hàng năm dành cho chi thường xuyên thông qua các tổ chức Hành chính sự nghiệp trong cả nước. Để giảm chi hàng năm từ ngân sách Nhà nước cho các đơn vị hành chính sự nghiệp thì một trong những đối tượng có khả năng giảm bao cấp ngân sách hiện nay là loại hình đơn vị sự nghiệp có thu (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, được thu một số khoản phí, lệ phí theo quy định).

Các đơn vị sự nghiệp có thu vừa mang tính chất như là đơn vị hành chính sự nghiệp, vừa mang tính chất của đơn vị công ích nên việc xây dựng một cơ chế quản lý tài chính riêng phù hợp với loại hình này là rất cần thiết. Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ ra đời để đáp ứng với nhu cầu đó, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ về mặt tài chính, lao động và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của đơn vị mà trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị.

Với cơ chế mới này, việc tổ chức tốt công tác tài chính kế toán ở các đơn vị sự nghiệp có thu mang một ý nghĩa quan trọng, nhằm hệ thống thông tin một cách toàn diện, liên tục, có hệ thống về tình hình thu và sử dụng kinh phí. Thông qua công tác tài chính kế toán, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có thu nắm được tình hình hoạt động của đơn vị mình, nhằm phát huy mặt tích cực và ngăn chặn kịp

thời các khuyết điểm, từ đó thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình một cách hiệu quả.

Qua quá trình học tập và thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại đơn vị sự nghiệp giáo dục có thu tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, tôi nhận thấy rằng công tác kế toán ở các đơn vị Hành chính sự nghiệp nói chung và kế toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng là một vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Đối với Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, tuy trong điều kiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước luôn có sự thay đổi, điều chỉnh nhưng nhìn chung bộ phận kế toán đã có nhiều cố gắng trong công tác kế toán tài chính tại đơn vị, riêng đối với mảng kế toán kinh phí và sử dụng kinh phí là một phần hành chiếm tỷ trọng khá lớn trong công tác kế toán và đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể:

Đơn vị đã biết chọn lọc, vận dụng hệ thống kế toán quy định thống nhất áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp vào công tác tổ chức tài chính kế toán tại đơn vị mình (là đơn vị sự nghiệp có thu).

Có nhiều cố gắng trong việc thực hiện theo các quy định về Hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị Hành chính sự nghiệp, gồm: hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo tài chính...

Có sự sáng tạo trong công tác tổ chức kế toán tại đơn vị, như việc đã tin học hóa trong công tác kế toán, từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc vào sổ, lập báo cáo tài chính, kiểm tra, đối chiếu...

Trong quá trình hoạt động sự nghiệp, đơn vị luôn cố gắng chấp hành các chính sách, chế độ của Nhà nước trong việc thu và sử dụng kinh phí từ đó hạn chế đáng kể những sai sót trong công tác tài chính.

Đơn vị đã xây dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo dân chủ, công bằng, hợp lý góp phần tăng thu nhập chính đáng cho cán bộ, viên chức, nhằm phát huy tốt khả năng, năng lực của các thành viên trong đơn vị.

6.2. Kiến nghị:

Trong công tác tổ chức hạch toán kế toán, đơn vị cần nghiên cứu, hoàn thiện hơn ở một số nội dung công việc như: việc mở thêm sổ chi tiết, hạch toán công đoạn trích lập các quỹ, bổ sung thêm các báo cáo tài chính theo quy định..., từ đó nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại đơn vị nói chúng cũng như công tác kế toán kinh phí và sử dụng kinh phí nói riêng.

Mặc dù đặc điểm chính của đơn vị là không phải đơn vị sản xuất kinh doanh, nhưng trong quá trình hoạt động, đơn vị được phép thu các khoản theo quy định, và để tăng thu, ngoài những khoản thu theo chỉ tiêu đào tạo của các hệ Trung học và Cao đẳng hàng năm được tỉnh giao, đơn vị cũng phải tích cực tìm và ký hợp đồng về các hoạt động liên kết đào tạo với các trường Đại học trong nước để có nguồn kinh phí trích lập các quỹ mà trong đó chi tăng thu nhập cho người lao động là việc làm thiết thực và chính đáng theo tinh thần của Nghị định số10/2002 của Chính phủ đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

6.3. Hướng nghiên cứu trong thời gian đến:

Nhằm góp phần thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về công tác giải quyết việc làm, tạo nguồn nhân lực phục vụ tỉnh nhà và các tỉnh lân cận, đơn vị phải chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề với quy mô ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao. Do đó, đơn vị tiếp tục nghiên cứu cơ chế tự chủ về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/6/2006 của Chính phủ để tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, nhằm đảm bảo điều hành tốt, sử dụng kinh phí có hiệu quả đối với mọi hoạt động của đơn vị và góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị. Đứng trước hướng hoạt động của đơn vị, bản thân tôi nhận thấy rằng, trong thời gian tới nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu, tôi sẽ phát triển đề tài theo hướng tập trung phân tích những ưu điểm và hạn chế của đơn vị trong quá trình vận dụng Nghị định 43/2006/NĐ-CP.

___________________________

Một phần của tài liệu Tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu tại trường cao đẳng y tế quảng nam (Trang 75 - 79)