2.2. Các dạng Tập làm văn : 1. Văn kể chuyện
2.2.6. Tóm tắt tin tức
3.1.1.1. Về khâu yêu cầu của phân môn
Đối với học sinh lớp 4 đòi hỏi những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng như sau :
- Khả năng đọc thầm, đọc lướt để xác định đề tài, ý chính và những từ ngữ chi tiết chưa hiểu tốt hơn trước, bước đầu biết đọc một cách diễn cảm một cách có ý thức, xác định được đề tài, nhận ra các đoạn văn, các tình tiết chính, mạnh cảm xúc trong bài văn.
- Biết và tích cực hoá vốn từ để dùng đúng từ (có thể là hay nữa) trong nói, viết và hiểu nghĩa của câu văn được sử dụng ý nghệ thuật, hiểu ý nghĩa của bài đọc được tác giả gửi trong tác phẩm.
- Biết nhận xét với óc phê phán nhân vật, sự việc về cảm xúc và nghệ thuật của tác giả trong bài.
- Biết lập dàn bài sơ lược hay chi tiết, liên kết các câu thành đoạn văn, chuyển câu văn ở dạng nói sang dạng viết hoặc ngược lại, biết kể hay tả bằng một văn bản ngắn, trọn vẹn điều đã nghe, đã đọc, đã thấy, đã cảm, đã thích thú, biết viết thư cho bạn bè và người thân, bước đầu biết tranh luận, bảo vệ ý kiến cá nhân bằng chứng lý, biết tóm tắt thông tin.
Hơn thế nữa, dới thời kỳ của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật phỏt triển như vũ bão, một học sinh lớp 4 không thể đọc xong một bản tin rồi không biết diễn dạt văn tắt nội dung của nó hay không thể tự mình đặt mua báo cho mình.... Vì vậy TLV 4 bổ sung 5 kiểu bài mới nhằm rèn luyện cả về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cho học sinh, cụ thể như sau :
- Văn luyện tập trao đổi ý kiến với người thân : Chủ yếu rèn ngôn ngữ nói, đặc biệt là khả năng thuyết phục người khác. Các em đều có nguyện vọng, quan điểm riêng và có nhu cầu thể hiện nguyện vọng quan điểm của mình. Kiểu
bài này dạy cho học sinh từ việc xác định nội dung trao đổi, cách xưng hô, cử chỉ trong lúc trò chuyện... nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi giao tiếp.
- Văn viết thư : Rèn khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Viết về nội dung gì, và viết như thế nào để người nhận thư hiểu được thái độ, tình cảm ....
của người viết thư. Trong chương trình Tiểu học nói chung và chương trình TLV lớp 4 nói riêng, văn viết thư chủ yếu đề cập đến nội dung : thăm hỏi, chúc mừng, động viên... nói chung là thuộc chủ đề về tinh thầm, vì vậy thông qua việc học dạng văn này, các em biết bày tỏ tình cảm với bạn bè, người thân.
- Văn luyện tập giới thiệu địa phương : Chủ yếu rèn kỹ năng thuyết trình, giới thiệu những nét đặc sắc ở quê mình với người khác.
- Văn tóm tắt tin tức : Giúp học sinh có khả năng thâu tóm vấn đề. Điều này rất cần thiết trong quá trình giao tiếp. Đọc một tin hay nghe trình bay một vấn đề nào đó học sinh cần phải năm được nội dung chính và có thể diễn đạt lại nội dung đó bằng một vài câu. Học dạng văn này học sinh sẽ biết cách tóm tắt sao cho đủ ý và chính xác giúp các em giao tiếp dễ dàng hơn.
* Dạy giao tiếp cho học sinh có thể là dạy hội thoại hay độc thoại.
• Dạy hội thoại :
Trong phân môn TLV lớp 4, nội dung dạy hội thoại được thể hiện tập trung ở kiểu bài “Trao đổi ý kiến với người thân”. Các bài tập này giúp học sinh luyện tập :
- Xác định được mục đích trao đổi, nội dung trao đổi.
- Xác định được đối tượng cùng trao đổi.
- Suy nghĩ, tìm cách thuyết phục người thân trao đổi (hình dung những thắc mắc, khó khăn mà người thân nêu ra để chuẩn bị ...)
- Luyện tập dựa vào các ý đã chuẩn bị để thực hành tập trao đổi (bao gồm cả dùng lời và các yếu tố như cử chỉ, điệu bộ hỗ trợ, ...)
VD1 : Em cú nguyện vọng học thờm một mụn năng khiếu (học, nhạc, vừ thuật,...). Trước khi nói với bố, mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh
(chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn em đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi đó.
Gợi ý :
1. Xác định mục đích trao đổi.
2. Làm cho anh (chị) hiểu rừ nguyện vọng của mỡnh và giải đỏp cỏc thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) ủng hộ nguyện vọng ấy.
3. Hình dung những thắc mắc, khó khăn mà anh (chị) có thể nêu ra để tìm cách giải đáp.
a) Học thêm các môn năng khiếu sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học văn hoá ở trường.
b) Ngoài giờ học ở trường, em phải giành thời gian làm việc ở nhà, học thêm các môn năng khiếu em sẽ không thể giúp gia đình được.
c) Nhà em ở xa câu lạc bộ, đi học các môn năng khiếu sẽ gặp khó khăn.
d) Em khụng cú năng khiếu hoạ, nhạc, vừ thuật.
e) Em gầy yờu khụng học được vừ.
g) Con gỏi đi học vừ thuật người ta chờ.
(TV 4, tập 1) Để giúp học sinh thực hành hội thoại thuận lợi, sau đề bài SGK thường đưa ra các gợi ý theo quy trình sản sinh lời nói như :
+ Xác định đề tài trao đổi.
+ Xác định nội dung trao đổi.
+ Xác định hình thức trao đổi.
VD2 : Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em hãy trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó.
Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi.
Gợi ý :
1. Tìm đề tài trao đổi ở đâu?
+ Các truyện trong SGK.
+ Các truyện trong sách báo.
2. Xác định nội dung trao đổi : + Hoàn cảnh sống của nhân vật.
- Nhân vật gặp những khó khăn gì?
- Những khó khăn ấy có gì khác không?
+ Nghị lực của nhân vật :
- Nhân vật đã vượt qua khó khăn như thế nào?
- Sự vượt khó của nhân vật có gì đáng khen?
+ Sự thành đạt của nhân vật :
- Nhân vật đạt được ý nguyện của mình như thế nào?
- Nghị lực, ý chí của nhân vật đóng vai trò gì trong sự thành đạt ấy.
(TLV 4, tập 1-2005) Với nội dung trên, học sinh sẽ được học cách trao đổi, thuyết phục người trên, học “tương tác” hội thoại, học cách trao lời, đáp lời, học cách thực hiện nguyên tắc hội thoại.
Tuy nhiên, ở những bài này, SGK chưa quan tâm hướng dẫn các em về tính tiếp nối thứ tự lần lượt của những lời trao và đáp. Bởi vậy học sinh gặp khó khăn khi luyện tập.
Có lẽ một trong những nguyên nhân làm học sinh khó hình dung lời trao đáp, giáo viên ít chú ý hướng dẫn “tính hội thoại” ở các bài tập loại này là do tỡnh huống hội thoại chưa rừ ràng. Đành rằng nhiều khi ranh giới giữa lời độc thoại và lời hội thoại là không tuyệt đối, nhưng nếu muốn đạt được mục đích rèn kỹ năng hội thoại, cần đưa thêm các yếu tố tình huống hội thoại cụ thể hơn.
Chẳng hạn, nếu ở ví dụ 1 bổ sung chi tiết mẹ không đồng ý, chắc sẽ dễ dàng xác định tính “trao đáp” tình huống của cuộc giao tiếp. Thông thường, trong thực tế nhiều giáo viên và học sinh đã quan tâm chuẩn bị và hướng dẫn học sinh nói lời thuyết phục như một bài thực hành độc thoại chứ không quan tâm
hướng dẫn các em nói lời trao đáp, trao đổi để cuối cùng nguyện vọng được chấp nhận.
Như vậy, các bài luyện tập trao đổi ý kiến với người thân cần được phân hoá thành hai loại nhỏ : thuyết trình, thuyết phục người thân (đọc thoại) và đối đáp, trao đổi lời nhằm thuyết phục người thân (hội thoại).
Đây là kiểu bài xử lý trọn vẹn một tình huống giao tiếp. Kiểu bài này được các em đã học ở lớp dưới nhưng với mức độ đơn giản hơn, Chẳng hạn ở lớp 2 có tình huống :
Bác hàng xóm sang chúc tết, Bố mẹ em đi vắng, chỉ có em ở nhà.
Với đề tài này, em bé có thể chỉ cần nói lời cảm ơn bác kèm theo thông báo bố mẹ em không có nhà. Nhưng cũng có thể xử lý theo cách : em bé thực hiện trọn vẹn một cuộc giao tiếp, gồm các công việc : mời bác vào nhà; thay mặt bố, mẹ chúc tết trò chuyện với bác cho đến khi bác ra về. Đây là tình huống giao tiếp mở. Thể loại “luyện tập trao đổi ý kiến với người thân” cũng xử lý tình huống giao tiếp theo hướng này. Em và bạn em sẽ phải thực hiện hoàn chỉnh một tình huống giao tiếp bắt đầu từ việc nêu nguyện vọng, nêu ý kiến để tranh luận thuyết phục, cuối cùng là kết thúc. Như vậy việc thực hiện đề bài không hạn định là một đoạn thoại ngắn hay dài. Học kiểu bài này, các em được luyện tập các kỹ năng có tính chất tổng hợp thực hiện trọn vẹn một cuộc thoại.
Vì vậy nó được học ở các lớp cuối cấp Tiểu học.
Tóm lại đề bài yêu cầu xử lý trọn vẹn một cuộc giao tiếp là một đề bài đưa ra tình huống giao tiếp mở. Đặc điểm của tình huống giao tiếp mở là tình huống giao tiếp diễn ra qua nhiều đoạn thoại, có đoạn mở đầu, có đoạn phát triển chủ đề và có đoạn kết thúc cuộc giao tiếp. Đây là kiểu bài tập khó nhất trong các kiểu bài dạy hội thoại.
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân là kiểu bài rèn hội thoại trực tiếp thông qua trao đáp lời. Bên cạnh đó, có một kiểu bài cũng rèn khả năng hội thoại nhưng không phải là hình thức trao đáp trực tiếp, đó là kiểu bài : Điều vài giấy in sẵn.
VD : Em cùng mẹ đến chơi nhà họ hàng ở tỉnh khác và ở lại đó vài ngày.
Mẹ em bảo “con hãy giúp mẹ điền vào phiếu khai báo tạm trú”. Em hãy làm giúp mẹ theo mẫu dưới đây :
Địa chỉ : Họ và tên chủ hộ
... ...
Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số ... phường, xã ...
quận, huyện ... thành phố, tỉnh :...
PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ TẠM VẮNG
1. Họ và tên :...
2. Sinh ngày :...
3. Nghề nghiệp nơi làm việc :...
4. Chứng minh thư nhân dân số :...
5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày ... đến ngày ...
6. Ở đâu đến hoặc đi :...
7. Lý do :...
8. Quan hệ với chủ hộ :...
9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo ...
10. Ngày ... tháng ... năm ...
Cán bộ đăng ký Chủ hộ
(Ký, ghi rừ họ tờn ) (hoặc người trỡnh bỏo)
... ...
(BÀI 1/122-tv4 t2) Ở kiểu bài này, có thể nói những lời hỏi (lời trao) đã cho trước, học sinh chỉ việc đáp lời qua việc điền các thông tin vào chỗ trống.
Học thể loại văn này, học sinh được rèn nhiều kỹ năng đọc và viết. Trước hết để hoàn thành phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng các em cần phải đọc những thông tin đã ghi trong phiếu. Khi đọc phải kết hợp với phân tích để hiểu đúng
về thông tin đó. Chẳng hạn, ở đầu phiếu có phần “địa chỉ” các em đọc, phân tích kỹ để biết ở phần đó là ghi địa chỉ của ai : của mẹ mình hay của người họ hàng mà mình đến chơi? Sau khi đọc hiểu được thông tin thì học sinh viết những nội dung thích hợp vào chỗ trống sao cho đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, chính xác. Đây có thể coi là bài tập đáp lời trong các tình huống giao tiếp nghĩa là người làm bài đưa ra lời đáp để hoàn chỉnh đoạn thoại.
Ta có thể thấy một ví dụ điển hình cho kiểu bài này như sau :
Sau khi điền xong phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi “Con có biết tại sao phải khai tạm trú, tạm vắng không?”. Em trả lời mẹ thế nào?
(bài 2/122-SGK T2) Ở bài tập này, người con chỉ cần đưa ra lời đáp phù hợp, cuộc thoại có thể kết thúc tại đó, không cần bất cứ lượt lời nào khác dù là lời trao hay lời đáp.
Đó là tình huống giao tiếp đóng.
• Dạy độc thoại :
Kiểu bài “Luyện tập giới thiệu địa phương” là kiểu bài đặc trưng rèn luyện kỹ năng độc thoại. Các em được luyện tập thuyết trình, giới thiệu chuẩn bị cho việc thích ứng với cuộc sống sau này.