2.2. Các dạng Tập làm văn : 1. Văn kể chuyện
3.1.2. Quan điểm tích hợp
Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có hai loại tích hợp : tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc.
Tích hợp theo chiểu ngang là tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy.
Hướng tích hợp này được sách Tiếng Việt 4 thực hiện thông qua chủ điểm học tập. Theo quan điểm tích hợp của các phân môn (tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài tập đọc, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn kỹ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước.
Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kỹ năng mới những kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là đồng trục hay vòng trong xoáy trôn ốc). Cụ thể là : kiến thức và kỹ năng của lớp trên, bậc học trên bao gồm kiến thức và kỹ năng của lớp dưới, bậc học dưới nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kỹ năng của lớp dưới, bậc học dưới.
Trong phân môn Tập làm văn 4 quan điểm tích hợp được thể hiện như sau :
- Tập làm văn gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu. Chúng được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm về đời sống tinh thần của con người. Cũng giống như phân môn khác, trong mỗi chủ điểm Tập làm văn chọn vật liệu phần lớn là những văn bản, những dạng bài tập đòi hỏi học sinh khai thác một khía cạnh nào đó trong chủ điểm. Mặt khác do tính chất sáng tạo của phân môn TLV, các em không chỉ dừng lại ở việc khai thác kiến thức từ
những văn bản có sẵn mà còn phải tạo ra những đoạn văn theo một chủ đề nhất định. Như vậy phân môn này học sinh được khắc sâu kiến thức hơn nội dung chủ điểm, Chẳng hạn với chủ điểm :Thương người như thể thương thân” ở tuần 1, 2, 3, thì Tập làm văn trong 3 tuần đó chọn những văn bản, đoạn văn hay những tình huống bài tập ngoài việc đảm bảo rèn kỹ năng làm văn còn thể hiệu tình yêu thương, mối quan hệ giữa con người với con người như đoạn văn trong bài đọc “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”, truyện “bài văn bị điểm không”, “Thư thăm bạn” và hàng loạt các tình huống ứng xử của học sinh trong đời sống hằng ngày ngư : “trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con, vừa mang nhiều đồ đạc. Em hãy giúp chị ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó” hay như cũng là tiết TLV trao đổi ý kiến với người thân nhưng ứng với chủ điểm “Trên đôi cách ước mơ” thì trao đổi về nguyện vọng của bản thân, còn ứng với chủ điểm “Có chí thì nên” thì trao đổi về nghị lực, ý chí vươn lên của người trong truyện.
Hơn nữa, những văn bản những đoạn trích mà TLV dùng để cho học sinh phân tích, nhận xét được lấy ra rất nhiều từ các bài tập trong cùng một chủ điểm. Qua việc phân tích tìm hiểu văn bản, học sinh một lần nữa được củng cố đi sâu hơn vào những kiến thức mà các em đã có.
VD : Bài tập 1 phân nhận xét SGK T2 trang 63 viết : Đọc lại bản tin “Vẽ về cuộc sống an toàn” (Sách Tiếng Việt 4 tập II trang 54, 55) và trả lời các câu hỏi sau :
a) Bản tin ấy gồm mấy đoạn?
b) Xác định sự việc chính được nêu ở trong mỗi đoạn. Tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc hai câu.
c) Tóm tắt toàn bộ bản tin.
- TLV sử dụng toàn bộ kỹ năng được hình thành và phát triển do nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt đảm nhiệm.
+ Trước hết là phân môn Tập đọc - Kể chuyện :
Tập đọc - kể chuyện có nhiệm vụ chủ yếu là rèn kỹ năng đọc và đọc hiểu nghe và nghe hiểu các ngôn bản như bài tập đọc, câu chuyện kể. Bên cạnh đó các phân môn này cũng góp phần rèn luyện kỹ năng sản sinh ngôn bản qua việc trả lời câu hỏi hoặc tập kể lại câu chuyện. TLV có nhiệm vụ chủ yếu là rèn kỹ năng sản sinh ngôn bản nói và viết.
Ngoài ra, Tập đọc - kể chuyện còn là kho tàng quý cung cấp cho học sinh vốn từ phong phú, các ví dụ điểm hình về nghệ thuật dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài để các em vận dụng vào bài làm văn. Khi đọc các bài miêu tả hay như : sầu riêng, hoa học trò... các bài kể chuyện sinh động gợi cảm như : Chị em tôi, Con sẻ... học sinh được học cách dùng động từ, tính tự, cách dùng các phép so sánh, nhân hoá ... để chắp thêm cánh cho trí tưởng tưởng, liên tưởng...
khi làm các bài miêu tả, kể chuyện trong chương trình làm văn. TLV thừa hưởng và cần tận dụng vốn từ vựng, nghệ thuật dùng tự đặt câu... mà học sinh thu nhận được từ các bài tập đọc, kể chuyện.
Mặt khác, do sự đã dạng về thể loại, đề tài nên các bài tập đọc, kể chuyện có khả năng cung cấp thêm cho học sinh nhiều vốn sống một cách gián tiếp, bồi dưỡng cảm xúc tình cảm lành mạnh trong sáng. Chẳng hạn như các bài : Đười đi SaPa, Nỗi dằn vặt của An-Đrây-ca, Điều ước của vua Miđat... đã mở ra trước mắt học sinh cuộc sống muôn màu muôn vẻ, làm nhân lên gấp mười gấp trăm lần các hiểu biết của em về phong cảnh, phong tục tập quán, về các mối quan hệ xã hội trên đất nước ta và nhiều nước trên thế giới. Những tình cảm nhận hậu yêu thương con người, chan hoà cùng cỏ cây muôn loài, ... những tình cảm giàu chất nhân văn từ các bài tập đọc, các câu chuyện cổ tích, các câu chuyện về danh nhân văn hoá khoa học, các anh hùng nghệ sĩ... như dòng suối nhỏ mát lành làm tâm hồn các em thêm phong phú cao đẹp. Chính những tình cảm cao đẹp đó kết hợp với vốn sống trực tiếp giúp các em có thêm hiểu biết và cảm xúc để làm bài miêu tả và kể chuyện.
+ Phân môn Luyện từ và câu :
Một phận chương trình Luyện từ và câu ở lớp 4 có nội dung là hệ thống hoá tích cực hoá và mở rộng vốn từ cho học sinh theo chủ điểm. Vốn từ về phẩm chất tốt đẹp của con người như nhân hậu, đoàn kết, trung thực, lạc quan ... được giải nghĩa đưa vào những tình huống cụ thể để các em tập sử dụng. Nhờ thế vốn từ của các em tăng lên. Cùng với nó, cách nghĩ theo hệ thống, theo sự phân loại ... hình thành giúp các em có thêm công cụ về tư duy để khám phá những giá trị mới mẻ của vốn từ Tiếng Việt, tự nhân vốn từ của mình kên thông qua các hoạt động giao tiếp và vận dụng vào bài Tập làm văn.
Một phần của chương trình Luyện từ và câu là những kiến thức về từ đơn, từ láy,từ ghép, câu đơn, câu ghép, câu phân loại theo mục đích nói,...
Những kiến thức này giúp học sinh viết câu văn đúng ngữ pháp và bài tập làm văn của học sinh đạt kết quả tốt hơn.
Tóm lại : TLV có tính chất tổng hợp, có quan hệ chặt chẽ với việc học tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu. Đây là noi tiếp nhận và cũng là nơi luyện tập ngày càng nhuần nhiễu các kỹ năng của các phân môn trên. Bài Tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực nhất của việc học Tiếng Việt.
- Về kỹ năng :
Ở lớp 2, lớp 3 các bài TLV chỉ dừng lại ở yêu cầu nói, viết một văn bản ngắn. Lên lớp 4 học sinh viết một bài văn hoàn chỉnh có cả mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên ở mỗi dạng văn, các em đều được rèn luyện theo một hệ thống từ những kỹ năng đơn giản đến những kỹ năng phức tạp dần. Tiết mở đầu của mỗi dạng văn thường đi tìm hiểu về khái niệm, kiến thức ban đầu của dạng văn đó. Các tiết sau lần lượt triển khai các nội dung như : cấu tạo của bài văn, xây dựng đoạn văn, viết mở bài, kết bài rồi đi đến viết một bài văn. Đặc biệt với việc xây dựng đoạn văn học sinh đã được làm quen ở các lớp dưới, khi lên lớp 4 các em tiếp tục được luyện tập nhưng ở mức độ cao hơn. Học sinh viết đoạn không chỉ dựa trên gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi nữa mà phải viết đoạn văn khi biết câu mở đoạn hoặc câu kết đoạn tức là biết nội dung khái quát của
đoạn văn. Thậm chí các em phải viết một đoạn văn khi chỉ biết đối tượng được nói tới.
Chẳng hạn : Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.
(Bài tập 2/53-SGK T2) - Về trình tự học các dạng văn :
Ở các lớp dưới học sinh đã được luyện tập ở mức độ đơn gian về kỹ năng kể lại câu chuyện đã học, đã nghe hoặc đã chứng kiến; đã làm quen với các bài văn miêu tả đơn giản; đã được luyện tập đóng vai người tổ chức điều khiển cuộc họp, giới thiệu hoạt động, báo cáo hoạt động. Lên lớp 4 các em tiếp tục rèn luyện các kỹ năng đã hình thành từ các lớp dưới với mức độ phát triển cao hơn. Trong chương trình TLV 4, hai thể loại văn được học chủ yếu là văn kể chuyện và văn miêu tả. So với văn miêu tả thì văn kể chuyện là thể loại gần gũi đối với trẻ em. Ngoài các câu chuyện đã biết sẵn cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, hình ảnh, chi tiết các em cũng phải kể những câu chuyện mà tự mình hình dung ra. Điều đó tuy không phải là dễ nhưng cũng không khó bằng việc quan sát đối tượng, chọn từ ngữ, hình ảnh thể hiện tính chính xác kết quả quan sát để tả đúng, tả hay về đối tượng đó. Đó chính là lí do vì sao văn kể chuyện lại được học trước văn miêu tả. Các dạng văn khác được sắp xếp xen kẽ với văn kể chuyện và văn miêu tả nhưng không phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên. Văn viết thư và văn luyện tập trao đổi ý kiến với người thân gần với văn kể chuyện đều là sự sắp xếp diễn biến các sự việc theo một trình tự cho nên được bố trí xen kẽ với các giờ Tập làm văn kể chuyện. Các dạng văn còn lại được xen kẽ với văn miêu tả.
- Phân nôn TLV còn sử dụng những kiến thức và kỹ năng do nhiều môn học khác do nhà trường cung cấp : Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Mĩ thuật....
chẳng hạn với đề tài “Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có 3 nhân vật : bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên” học sinh muốn thể hiện đó là câu chuyện về sự hiếu thảo của người con thì các em
cần thiết phải biết biểu hiện của lòng hiếu thảo là gì? Nó được thể hiện như thế nào trong hoàn cảnh mẹ ốm? Những kiến thức ấy học sinh chỉ có thể lĩnh hội được đầy đủ thông qua việc học môn Đạo đức. Hay như tả về một loài cây thì cũng phải biết cây có những bộ phận nào, tả về con vật phải biết con vật đó có mấy bộ phận và bộ phận nào làm cho chúng nổi bật? Một tự nhiên xã hội sẽ trang bị cho các em những hiểu biết ấy.
TLV huy động toàn bộ vốn sống của học sinh khi làm bài. Tả một cây đang ra hoa, tả một con mèo đang bắt chuột hay một con gà đang kiếm mồi học sinh đâu chỉ có thể huy động vốn kiến thức qua các bài học mà còn phải huy động tất cả những tình cảm, ấn tượng, cảm xúc, những ký ức còn lưu giữ được về con vật hoặc cây cối đó. Như vậy bài viết mới có hồn. Hoặc khi kể một câu chuyện không phải là liệt kê một chuỗi các tình tiết, sự việc mà các em phải lồng vào đó tình cảm, nhận xét, đánh giá của riêng mình. Mỗi em có cách nhìn riêng, có cách giải quyết riêng với một đề bài cụ thể. Cái riêng ấy phải được gom nhặt, bắt nguồn từ những mảnh sống của các em thì bài văn mới đảm bảo tính chân thực mà vẫn mang đậm màu sắc cá nhân.
Túm lại, phõn mụn TLV là phõn mụn thể hiện rừ quan điểm tớch hợp trong dạy học Tiếng Việt. Đây là nơi tiếp nhận, sử dụng và cũng là nơi để luyện tập, khắc sâu kiến thức và kỹ năng mà các em đã và đang có.