2.2. Các dạng Tập làm văn : 1. Văn kể chuyện
2.2.6. Tóm tắt tin tức
3.1.1.2. Khâu ra đề Tập làm văn
Theo tinh thần thực hành giao tiếp, việc ra đề tập làm văn xác định đích nói hoặc viết, chú trọng tới nhân tố giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
• Đề tập làm văn hướng tới đối tượng quen thuộc với học sinh :
Đối tượng được nói đến trong đề Tập làm văn không gò bó, không áp đặt với học sinh. Đề bài không đẩy học sinh vào tình huống chưa bao giờ được biết đến đối tượng như : học sinh thành phố bắt buộc phải tả con lợn trong khi các em chỉ nhìn thấy lợn khi đã mổ xẻ, bán ở ngoài chợ hay học sinh miền núi tả cảnh bến tàu, bến xe.... Đối với những đề bài chưa có ngữ liệu cho sẵn thì nội dung đối tượng được nói đến rất rộng rãi để cho học sinh lựa chọn cho phù hợp với nhận thức của mình.
VD : Lập dàn ý miêu tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, trâu, bò, ...)
(Bài tập - SGK TV4 T2) Hay : Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một số loại cây mà em biết.
(Bài tập - SGK TV 4 T2) Đối với văn kể chuyện, đề bài tiếp tục khai thác những khía cạnh khác của câu chuyện mà các em đã được học hoặc đã biết.
VD : Kể lại câu chuyện “Nang tiên ốc” kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
(Bài tập-SGK TV4 T1) Một số đề bài yêu cầu sự sáng tạp cả về nội dung câu chuyện như :
Trên đường đi học về em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp đỡ cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó.
(bài 1/SGK T1) Tuy nhiên đây là những tình huống mà rất nhiều học sinh đã làm hoặc chứng kiến có thể chỉ là những tình huống tương tự. Vì vậy việc hình dung câu chuyện vẫn không phải là không có cơ sở. Các đề tập làm văn viết thư, luyện tập trao đổi ý kiến với người thân, tóm tắt tin tức, điền vài giấy in sẵn đề cập đến những vấn đề cần thiết trong học tập, trong cuộc sống hằng ngày của các em nên đối tượng được nói tới rất gần gũi với học sinh.
• Đề tập làm văn ngoài việc quy định rừ ràng về thể loại, về đối tượng cũn có các thông tin khác như : mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
VD : Nhân dịp năm mới hãy viết thư cho một người thân (ông, bà, cô giáo, bạn cũ, ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
Đề bài thuộc thể loại văn viết thư. Bài văn viết nhằm mục đích thăm hỏi và chúc mừng năm mới. Nhận vật giao tiếp (tức người đọc văn bản) là một
người thân của em có thể là ông bà, cô giáo, bạn cũ, ... Hoàn cảnh viết bài văn là lúc năm mới đến. Tất cả những yếu tố trên sẽ quy định cách lựa chọn chi tiết, ngôn ngữ và giọng điệu cho phù hợp với bài văn.
• Đề Tập làm văn diễn đạt chuẩn mực, rừ ràng đảm bảo cỏc yờu cầu về giáo dục tư tưởng và giáo dục thẩm mĩ.
Đề bài các bài văn miêu tả, giới thiệu địa phương khơi gợi cho các em những ấn tượng cảm xúc tốt đẹp với cỏ cây con vật, đồ vật, với quê hương mình, với những danh lam thắng cảnh trên đất nước ta. Qua đó giúp các em mở rộng tâm hồn, phát triển nhân cách con người Việt Nam mới.
VD : Hãy kể những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường em.
(bài 2/20-SGK T2) Tả một cây bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
(bài tập /83-SGK T2) Đề bài của các bài văn kể chuyện, luyện tập trao đổi ý kiến với người thân thường đề cập đến những hành vi mang ý nghĩa tích cực như xách đồ giúp người khác, nâng em nhỏ khi bị ngã, thuyết phục anh (chị) ủng hộ nguyện vọng của mình. Điều đó phần nào sẽ giúp các em có cách ứng xử tốt hơn trong cuộc sống khi gặp những tình huống tương tự.
3.1.1.3. Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp :
Trong chương trình Tập làm văn lớp 4 các kỹ năng đó được thể hiện như sau :
• Nghe :
- Nghe và kể lại câu chuyện có nội dung đơn giản, phù hợp với lứa tuổi, nhận xét về nhân vật.
- Nghe và thuật lại bản tin. Nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin.
- Nghe ghi lại một số thông tin của văn bản đã nghe.
• Nói :
- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Kể bằng lời của nhân vật.
- Bày tỏ ý kiến khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi. Đặt câu hỏi, trả lời cõu hỏi làm rừ vấn đề trong trao đổi thảo luận.
- Giới thiệu về con người lịch sử văn hoá địa phương.
• Viết :
- Viết một bức thư thăm hỏi, cảm ơn, chia buồn, ...
- Điền thông tin cần thiết vào thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, giấy đặt mua báo chí trong nước.
Học Tập làm văn theo hướng này đòi hỏi học sinh phải luyện tập nhiều kỹ năng đa dạng. Muốn nói tốt phải biết nghe tốt. Lúc nghe phải biết tổng hợp ý nghĩ lời nói sắc thái cảm xúc, ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, ... của người nói để hiểu được tình cảm của họ. Để nói tốt phải biết suy nghĩ nhanh, sâu sắc toàn diện.... đồng thời còn phải biết cách sử dụng lời nói với ngữ điệu thích hợp, sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ. Tuy nhiên các kỹ năng giao tiếp được dạy ở lớp 4 chủ yếu mang tính chất quan phương.
3.1.1.4. Phương pháp dạy TLV thông qua hoạt động giao tiếp :
Một số phương pháp quan trọng có hiệu quả cao trong dạy TLV theo quan điểm giao tiếp được sử dụng trong chương trình TLV 4 :
a) Phương pháp thực hành giao tiếp :
Là phương pháp được dùng nhiều trong dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy TLV nói riêng. Dùng phương pháp thực hành giao tiếp giúp học sinh rèn kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) luyện tập kỹ năng tạo sản phẩm giao tiếp là các ngôn bản ở dạng nói và dạng viết.
Cốt lừi của phương phỏp thực hành giao tiếp là xõy dựng nờn cỏc tỡnh huống giao tiếp sau đó đóng vai để thực hiện các tình huống giao tiếp.
VD : Em cú nguyện vọng học thờm một mụn năng khiếu (hoạ, nhạc, vừ thuật...). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi ý kiến với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
(Bài tập /95-SGK T1)
Trong bài tập trên tình huống được tạo ra gần gũi với học sinh, không gượng ép. Vì vậy nó kích thích nhu cầu giao tiếp ở học sinh.
Để hoàn thành được các tình huống giao tiếp học sinh định hướng giao tiếp.
- Nói với ai? (đối tượng giao tiếp) : nói với anh (chị)
- Nói về cái gì? (nội dung giao tiếp) : nói về nguyện vọng học thêm một mụn năng khiếu (nhạc, hoạ, vừ thuật, ...) của em.
- Nói nhằm mục đích gì? (mục đích giao tiếp) : nói nhằm thuyết phục anh (chị).
- Nói, viết trong hoàn cảnh nào? (hoàn cảnh giao tiếp) : trước khi nói với bố, mẹ.
b) Phương pháp thảo luận nhóm :
• Thảo luận nhóm là phương pháp học tập tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, thích ứng với hoàn cảnh xung quanh. Qua thảo luận năng lực ngôn ngữ tư duy của học sinh phát triển.
VD : Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết : + Cây đó là cây gì?
+ Cây đó có ích lợi gì?
+ Em yêu thích gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghì gì về cây?
(Bài 2/82-SGK T2) Với bài tập này, học sinh có thể thảo luận nhóm. Từng em có thể giới thiệu về cây mà mình yêu thích cho các bạn trong nhóm nghe.
Cách dạy này lôi cuốn học sinh cả lớp cùng tham gia vào bài học, tạo điều kiện cho các em trình bày được những khám phá, phát hiện của mình về bài học bằng chính ngôn ngữ của mình.
c) Phương pháp làm mẫu :
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong kiểu bài điền vài giấy tờ in sẵn : Điền vào phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, thư chuyển tiền, giấy đặt mau báo chí.