Thể loại Chương trình cũ Chương trình mới Số tiết Tỉ lệ % Số tiết Tỉ lệ %
văn miêu tả 28 61 30 48
Văn kể chuyện 18 39 19 31
Các thể loại khác 0 0 13 21
Tổng 46 100 62 100
số tiết trong bảng không giành cho ôn tập, kiểm tra cuối học kỳ.
NHhw vậy, ở cả chương trình cũ và chương trình mới số lượng tiết học văn miêu tả nhiều nhất hơn hẳn các thể loại khác. Ở chương trình mới số tiết cũng tăng lên so với chương trình cũ. Cụ thể văn miêu tả tăng 4 tiết, văn kể chuyện tăng 1 tiết, các thể loại khác chỉ có ở chương trình mới. Tuy nhiên tỉ lệ phân trăm của văn miêu tả và kể chuyện đều giảm. Văn miêu tả giảm 13%, văn kể chuyện giảm 8%. Điều đó chứng tỏ sự phân bố hợp lí về số lượng các tiết thể loại Tập làm văn trong chương trình mới. Bên cạnh một số lượng lớn dành cho thể văn mang màu sắc nghệ thuật (miêu tả, kể chuyện) thì chương trình mới cũng dành một số lượng không nhỏ (21%) dạy các văn bản nhật dụng. Chương trình cũ ưu tiên quá nhiều cho văn miêu tả. Tuy thể loại văn mang màu sắc sáng tác nghệ thuật như vậy sẽ có tác dụng nhất định trong việc phát triển óc quan sát, khiếu thẩm mĩ và bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh nhưng nó là thể văn khó. Học sinh quá nhiều một lúc sẽ dễ nhàm chán, không tập trung.
Sở dĩ số lượng các tiết văn tăng lên nhưng tỉ lệ phần trăm lại giảm đi là vì số lượng tiết TLV trong cả năm học cũng tăng lên. Chương trình cũ là 46 tiết, chương trình mới là 62 tiết (=35%) so với chương trình cũ. Việc tăng số tiết
TLV là phù hợp với mức độ khó của phân môn này. Chỉ như vậy các em mới có đủ thời gian để rèn luyện kỹ năng làm văn của mình.
Ở chương trình mới học sinh được học đều đặn 2 tiết/1 tuần (không kể các tuần ôn tập). Trong chương trình cũ học kỳ I , mỗi tuần chủ có 1 tiết TLV.
3.2.2. Về cấu trúc bài học :
- Ở sách cũ, hệ thống bài dạy TLV được xây dựng thành quy trình dựa trên hệ thống kỹ năng làm văn. Có quy trình đầy đủ và quy trình không đầy đủ.
Quy trình đầy đủ thường được áp dụng cho đề bài mở đầu một thể loại văn.
Quy trình này thường gồm 5 tiết và được bố trí như sau : Tiết 1 : Tìm ý.
Tiết 2 : Lập dàn ý
Tiết 3 : Làm văn miệng ở lớp.
Tiết 4 : Làm văn viết ở lớp.
Tiết 5 : trả bài viết.
Quy trình này phổ biến ở các kiểu bài miêu tả của lớp 4 (miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật...). So với 4 giai đoạn đầu của cấu trúc hoạt động lời núi, quy trỡnh trờn chưa làm rừ cỏc kỹ năng để thực hiện yờu cầu định hướng của giai đoạn đầu. Nói cách khác, quy trình này chưa coi trọng kỹ năng tìm hiểu đề bài và kỹ năng xác định tư tưởng của bài văn. Đây là một nhược điểm của chương trình cũ.
Còn chương trình không đầy đủ thường gồm 3 tiết.
Tiết 1 : Làm bài miệng ở lớp.
Tiết 2 : Làm bài văn viết ở lớp.
Tiết 3 : Trả bài viết.
Quy trình được áp dụng tròng kỳ II của lớp 4. Nó nhấn mạnh tới sự luyện tập để hoàn thành cả hai loại văn bản (văn bản nói và văn bản viết). Song nhược điểm của nó là chưa tạo điều kiện để học sinh luyện tập kỹ năng tìm hiểu đề bài, kỹ năng tập hợp tư liệu, kỹ năng xây dựng bài, ... Do các kỹ năng trên chưa đủ thời gian và điều kiện trở thành kỹ xảo ở học sinh và sẽ để lại di hại
cho việc học TLV ở các cấp trên hoặc cho việc soạn thảo các văn bản cần thiết cho các em bước vào đời.
Mỗi tiết học trong quy trình đảm nhiệm luyện tập một kỹ năng và tự thực tiễn luyện t ập sẽ rút ra có nhận xét có tính lí thuyết. Tiết tìm ý phải luyện cho học sinh các thao tác để tìm ý. Tiết lập dàn bài phải luyện cho các em các thao tác lựa chọn và sắp xếp hệ thống hoá các ý đã tìm được vào các phần của dàn bài. Do gắn kỹ năng từng thể loại văn, các tiết trong quy trình dạy TLV đã nêu ra được những nét đặc thù của từng loại kỹ năng làm bài văn theo các thể loại khác nhau, nhất là ở các tiết luyện từng loại kỹ năng để viết thành văn miêu tả, tường thuật kể chuyện, ...
Nw vậy, dù ở quy trình nào đề TLV nói và đề TLV viết đều là một, các gợi ý chung cho cả TLV nói và TLV viết. Tiết TLV nói dựa trên kết quả của tiết TLV nói, học sinh viết bài dựa trên bài nói. Còn tiết TLV nói thực chất là tiết đọc chậm hoặc đọc thuộc lòng bài viết đã chuẩn bị sẵn. Trong tiết TLV nói ngoài yêu cầu tập nói còn có yêu cầu chuẩn bị dàn bài, chuẩn bị nội dung bài viết. Vì thế thời gian để luyện tập các kỹ năng không nhiều nên khi viết bài học sinh thường bị lũng túng.
- Khắc phục nhược điểm đó, chương trình tập làm văn mới đã cải tiến cấu trúc một bài học. Mỗi tiết nhằm rèn luyện một kỹ năng cần thiết để viết được một bài hoàn chỉnh chứ không giải quyết trọng vẹn một đề văn. NHư vậy học sinh được trang bị đầy đủ các kiến thức trước khi viết một bài văn. Với thể loại văn chủ yếu là kể chuyện và miêu tả, học sinh được học các kiến thức sau :
• Văn kể chuyện :
+ Nhận vật trong truyện (là ai? Hành động, ngoại hình, lời nói, ý nghĩ như thế nào?)
+ Cốt truyện + Đoạn văn.
+ Cách phát triển câu chuyện (theo trình tự thời gian, không gian).
+ Mở bài.
+ Kết bài.
• Văn miêu tả : + Cấu tạo (dàn ý)
+ Quan sát miêu tả các bộ phận.
+ Đoạn văn.
+ Mở bài.
+ Kết bài.
Những kiến thức này không chỉ đơn thuần là rèn luyện các kỹ năng viết văn mà còn chú ý tới cả nội dung bài văn.
Với các thể loại văn khác như điền vào giấy tờ in sẵn, luyện tập trao đổi ý kiến với người thân, giới thiệu địa phương chủ yếu là các bài tập rèn luyện kỹ năng làm bài ở thể loại đó.
Đặc biệt chương trình mới, với hai thể loại văn kể chuyện và miêu tả khi bắt đầu một thể loại, chương trình dành một tiết cho việc giúp học sinh hiểu
“thế nào là kể chuyện”, một tiết “thế nào là miêu tả”. Đây là điểm khác biệt lớn giữa chương trình mới với chương trình cũ. Việc đưa 2 tiết này vào chương trình là rất cần thiết bởi nhờ có nó mà học sinh có những hiểu biết khái quát về văn kể chuyện và văn miêu tả. Có những hiểu biết chung này, học sinh sẽ có nhiều thuận lợi khi học các tiết sau.
3.2.3. Vè nội dung một bài học :
Cả hai chương trình đều không có tiết dạy lý thuyết riêng. Các hiểu biết có tính lý thuyết được rút ra sau khi thực hành.
Tuy nhiên ở chương trình cũ lý thuyết được rút ra chung chung, nghèo nàn thường chỉ là điểm mấu chốt nhất và dàn bài của từng kiểu bài. Thậm chí với tiết miêu tả đồ vật, đề bài “Bước vào năm học mới, em (hoặc bạn em) được bố mẹ mua cho chiếc cặp sách vở đi học. Em hãy tả chiếc cặp đó”
Trong SGK rút ra ghi nhớ như sau : Ghi nhớ :
1. Mở bài : Giới thiệu sơ lược chiếc cặp : cặp sách của ai? Do ai cho (hay mua cho)? Trong trường hợp nào?
2. Thân bài :
- T bao quát : Kiểu dáng chung của chiếc cặp sách mới ấy (màu sắc, nhãn hiệu, cách đeo vào người...) Nêu nét nổi bật của chiếc cặp sách.
- Tả lần lượt các bộ phận (chi tiết) của cái cặp sách : ngăn đựng sách, nơi cài bút, khoá kéo, khoá cài, dây đeo và những chi tiết là, những tiện lợi trong việc sử dụng của cái cặp sách (có thể so sánh với cặp sách khác hay cặp sách cũ).
Chú ý : Những nét bao quát hoặc chi tiết của cặp sách được tả theo thứ tự, lần lượt (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong).
3. Kết luận :
- Nói suy nghĩ của em khi bước vào năm học mới được bố mẹ mua cho một chiếc cặp sách.
Phân ghi nhớ rút ra sẵn dàn ý của đề bài cụ thể như thế này sẽ làm cho học sinh không phát huy được tính tích cực của mình. Nếu cũng tả đồ vật mà với một đề bài khác, học sinh sẽ rất lúng túng.
ngược lại, chương trình TLV mới đưa ra lý thuyết một cách khái quát sau khi đã phân tích ví dụ cụ thể. NHư vậy với mỗi kỹ năng học sinh có thể vận dụng vào các đề TLV khác nhau. Chẳng hạn, khi học văn kể chuyện, tiết “Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật” SGk có phần ghi nhớ như sau :
1. Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách của nhân vật và ý nghĩ câu chuyện.
2. Có 2 cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật.
- Kể nguyên văn (lời dẫn trực tiếp).
- Kể bằng lời của người kể chuyện (lời dẫn gián tiếp).
Học sinh vận dụng lý thuyết này vào bất kỳ câu chuyện nào.
Chính vì chương trình cũ rèn luyện các kỹ năng làm văn theo đề bài cho nên ngoài việc phân tích đề văn, viết bài văn học sinh không phải làm thêm bất cứ bài tập nào nữa. Đây chính là điểm yếu của chương trình cũ. Trong chương trình mới ngoài việc rèn luyện các kỹ năng làm văn qua các đề văn, với mỗi tiết đều có các bài tập luyện một nội dung nhất định.
VD : Tiết TLV kể chuyện “Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện” có các bài tập sau :
Bài 1 : Đoạn văn sau miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến. Tác giả chú ý miêu tả những chi tiết nào? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?
Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo nâu trễ xuống đến tận đùi như từng đã phải chịu nhiều thứ quá nặng. Quần áo của em chỉ ngắn tới gần đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn động đậy. Tôi đặc biệt cú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giám là một em bé vừa thôn minh vừa gan dạ.
Bài 2 : Kể lại câu chuyện “Nàng tiên ốc” kết hợp tả ngoại hình các nhân vật.
Thông qua việc làm các bài tập, từng kỹ năng làm văn được rèn luyện theo chiều sâu.
Hệ thống bài tập trong chương trình mới rất phong phú. Lượng bài tập trong mỗi tiết không ngắn cũng không quá dài. Loại bài hình thành kiến thức thường có từ 1 đến 3 bài tập. Loại bài luyện tập thực hành thường là một đề văn hoặc có từ 2 đến 4 bài tập nhỏ có gợi ý kèm theo.
3.2.4. Kỹ năng làm văn :
Theo ngữ pháp văn bản, quy trình sản sinh một văn bản gồm 4 giai đoạn : định hướng, lập chương trình hoạt động giao tiếp, hiện thực hoá hoạt đọng giao tiếp, kiểm tra đánh giá hoạt động giao tiếp. Xem xét mối tương quan giữa 4 giai đoạn này với các kỹ năng làm văn được sử dụng trong chương trình cũ thấy có sự phù hợp những đi sâu vào giai đoạn định hướng ta thấy giai đoạn
này còn sơ sài, chưa phản ánh mối quan hệ của văn bản với các nhân tố ngoài văn bản. Việc tìm hiểu đề mới xoay quanh các câu hỏi : Đề yêu cầu viết cái gì?
Trong phạm vi nào? Bằng thể loại gì? Các câu hỏi mới cho thấy thực hiện được nói tới trong văn bản. Còn các nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp của văn bản chưa được đặt ra khi học sinh chuẩn bị làm bài. Vì chưa xỏc định rừ ngữ cảnh và mục đớch của một văn bản nờn học sinh rất khú đặt vào tình huống giao tiếp và chưa tạo ra nhu cầu bên trong của việc viết văn bản.
Trong chương trình mới, việc quy định ngữ cảnh giao tiếp rất chặt chẽ.
Học sinh luyện tập nhiều tình huống giao tiếp theo yêu cầu nhất định nhằm đạt được mục đích đề ra.
3.2.5. Cách viết sách :
Trước đổi mới, các phân môn được viết tách rời nhau. Hết phân môn này đến phân môn khác bắt đầu từ Tập đọc đến Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập làm văn.
Cỏch sắp xếp như thế này học sinh sẽ khú trong việc theo dừi kiến thức một cách hệ thống theo tuần, theo chủ điểm. Hơn nữa trong chương trình cũ, học sinh được học làm văn về một thể loại trong một thời gian liền nhau, cứ học thể loại này lại sang học thể loại khác bắt đầu từ miêu ta đến kể chuyện rồi thuật chuyện. Việc phân bố chương trình như vậy dễ làm học sinh nhàm chán, không có hứng thú học tập, học thể loại sau thì quên thể loại trước.
Mặt khác văn miên tả là thể loại văn tương đối khó so với văn kể chuyện và thuật chuyện mà chương trình cũ lại sắp xếp văn miêu tả học trước. Như vậy không đảm bảo theo nguyên tắc tích hợp đi từ cái dễ đến cái khó.
Ngược lại ở chương trình mới, phân môn TLV được sắp xếp xen kẽ với Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện đảm bảo tính logic về nội dung kiến thức theo chủ điểm, học sinh dễ dàng theo dừi. Mà trong chương trỡnh mới các thể loại văn được học đan xen nhau. Một số thể loại văn mang tính nhật dụng : viết thư, trao đổi ý kiến, điền vào giấy tờ in sẵn ... được xếp xen kẽ vào hai thể loại văn chủ yếu là kể chuyện và văn miêu tả. Học sinh vừa được củng
cố kiến thức cũ vừa được học kiến thức mới, giúp các em có hứng thú học tập.
Với hai thể loại văn chủ yếu là kể chuyện và miêu tả thì văn kể chuyện được học trước đảm bảo quan điểm tích hợp trong dạy TLV.
3.2.6. Phạm vi đề tài các văn bản :
- Trước đây mỗi đề văn được giải quyết trong 3 đến 5 tiết nên số lượng đề bài ít, phạm vi hẹp. Với các đề văn thuộc thể loại văn kể chuyện đều kể lại hoặc dựa trên những câu chuyện đã học. Chẳng hạn như các đề Tập làm văn sau :
+ Em hãy kể lại câu chuyện “Cây tre trăm đốt”.
+ Em hãy kể lại câu chuyện đã học ở lớp 2 “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
+ Mượn lời cô bé trong truyện “Cô chủ không biết quý tình bàn” (đã học ở lớp ba) em hãy kể lại câu chuyện đó.
- Đề bài nhiều khi có sự lặp lại :
+ Em hãy thuật lại một việc tốt mà em đã làm ở gia đình.
+ Em hãy thuật lại một việc tốt mà em đã chứng kiến tại nơi em ở.
+ Em hãy thuật lại một việc tốt mà em đã làm hay chứng kiến ở trường (hoặc lớp).
- Một số đề văn rất gò bó :
+ Gia đình em (hoặc bạn em) thường nuôi gà. Hãy tả một con gà trống mà em (hoặc bạn em) chăm sóc.
Tại sao chỉ là gà trống chứ không phải là gà mái hoặc gà con? Các đề tài đồng loạt ra cho trẻ em có vốn sống, vốn hiểu biết, sở thích, hứng thú khác nhau sẽ không khỏi làm cho nhiều em thấy đề tài xa lạ, không hấp dẫn. Những em này sẽ khổ sở miễn cưỡng khi làm bài.
- Ở chương trình mới, phạm vi đề bài rộng hơn rất nhiều. Với mỗi tiết học đều có một vài bài tập mang nội dung khác nhau. Với văn kể chuyện, phạm vi đề tài không dừng lại ở việc khai thác câu chuyện đã học mà còn có cả những câu chuyện mình tưởng tượng ra.
VD : Hãy tưởng tượng và kể lại vắt tắt có ba nhân vật : bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
Phạm vi để tài các văn bản ngoài việc đề cập đến những hành vi tốt, những cuộc thoại hài hoà giúp học sinh hình thành phát triển nhân cách tốt đẹp thì SGK cũng đưa ra một số tình huống có những hàng vi không tốt để học sinh bày tỏ thái độ của mình.
VD : Cho tình huống sau :
Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy là ngã một em bé. Em bé khóc. Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau:
a) Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác.
b) Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác.
(Bài 2/14-SGK T1) 3.2.7. Việc hình thành kỹ năng của học sinh :
Các giờ TLV trước đây thường đơn điện, khô khan, giáo viên ngại dạy những tiết này còn học sinh rất trầm. Qua mấy năm đưa chương trình vào giảng dạy đó cú sự chuyển biến rừ rệt, học sinh tham gia vào bài học nhiều hơn, trỏnh được sự nhàm chán khi dạy và học TLV. Do hệ thống câu hỏi, gợi ý rất cụ thể nên học sinh sôi nổi bày tỏ ý kiến. Tuy nhiên, chương trình TLV 4 với tỉ lệ chiếm đa số vẫn là các kiểu bài thuộc phong cách nghệ thuật (miêu tả, kể chuyện) cho nên việc rèn kỹ năng viết rất quan trọng. Song chúng tôi thấy kỹ năng nói của học sinh khá tốt, nhưng kỹ năng viết của học sinh còn yếu. Ở bất kỳ tiết học nào, khi dạy tập làm văn nói học sinh bao giờ cũng sôi nổi hào hứng hơn Tập làm văn viết. Khi viết bài, học sinh rất lúng túng, bí từ. Có thể thấy một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là : Học sinh được chú ý đến Tập làm văn nói nhiều hơn Tập làm văn viết. Kỹ năng viết của học sinh chủ yếu chỉ được dựa qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh.
Các bài TLV viết tương đối ít so với TLV nói. Chẳng hạn như khi miêu tả cây cối có các bài tập viết :
1 bài tập lập dàn ý.