Trường học hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015 (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

1.2.1. Trường học hiệu quả

Về khái niệm “Trường học hiệu quả”, theo nghĩa chung nhất, trường học hiệu quả đề cập đến mức độ đạt được mục tiêu của một trường học. Đánh giá về hiệu quả trường học xảy ra trong hàng loạt ngữ cảnh khác nhau, như đánh giá các chương trình

cải tiến trường học hoặc so sánh các trường cho mục đích giải trình của chính phủ, thành phố hoặc trường học (Scheerens, 1999). Nói cách khác "Trường học hiệu quả"

vừa là một phong trào giáo dục vừa là bộ phận của nghiên cứu kiểm tra các yếu tố dựa trên trường học có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập ở các trường. Nghiên cứu trường học hiệu quả đã được áp dụng rộng rãi ở các nước trên toàn thế giới.

Những năm gần đây trường học hiệu quả đã có những tiến bộ đáng kể trong cả lý thuyết và phương pháp luận. Các lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa các biến - giống như giữa các trường và giữa các học sinh - là điều cần thiết cho bất kỳ trường học thành công nào. Các tiến bộ phương pháp đã diễn ra theo thời gian, trong đó các mô hình chính là mô hình đa tầng, phân tích meta, mô hình phương trình cấu trúc, mô hình đường cong tăng trưởng và nghiên cứu phương pháp hỗn hợp.

Hình 1.1. trình bày mô hình cơ bản của Mô hình hệ thống cơ bản về sự vận hành của nhà trường, Hình 1.2 trình bày Một mô hình tích hợp trường học hiệu quả.

Hình 1.1. Mô hình hệ thống cơ bản về sự vận hành của nhà trường

(Nguồn: Scheerens, 1990) Theo Hình 1.1: Đầu vào gồm có tất cả các loại biến liên quan đến tài chính hoặc nguồn lực con người và nền tảng của học sinh.

Bối cảnh có nghĩa là điều kiện KT – XH và và bối cảnh giáo dục của nhà trường, ví dụ những hướng dẫn cho giáo dục và hệ thống đánh giá quốc gia.

Các nhân tố quan trọng nhất liên quan đến quy trình cái mà phù hợp với cấp độ lớp học và trường học. Câu hỏi nghiên cứu hiệu quả nhà trường liên quan tới hầu hết thời gian là những nhân tố trong trường học và lớp học tạo nên sự khác biệt giữa trường học hiệu quả và trường không hiệu quả.

Hình 1.2. Một mô hình tích hợp trường học hiệu quả

(Nguồn: Scheerens, 1990) Bối cảnh:

- Tác nhân thành tích từ cấp hành chính cao hơn;

- Sự phát triển của sự tiêu dùng giáo dục;

- 'các biến thể', chẳng hạn như kích cỡ trường học, cấu tạo tập thể học sinh, thể loại trường học, thành thị / nông thôn.

QUY TRÌNH

Cấp trường:

• Mức độ chính sách định hướng thành tích

• Lãnh đạo giáo dục

• sự đồng thuận, lập kế hoạch hợp tác của giáo viên

• Chất lượng của chương trình giảng dạy về mặt nội dung, và cấu trúc chính thức

• Bầu không khí có trật tự

• Tiềm năng đánh giá

Cấp lớp học:

• Thời gian thực hiện nhiệm vụ (kể cả bài tập về nhà)

• Dạy học có cấu trúc

• Cơ hội học hỏi

• Kỳ vọng cao về tiến bộ của học sinh

• Mức độ đánh giá và giám sát tiến bộ của học sinh

Đầu vào

• Kinh nghiệm giáo viên

• Chi phí cho mỗi học sinh

• Hỗ trợ của phụ huynh

Đầu ra Thành tích của học sinh được điều chỉnh cho:

• Thành tích trước

• Sự thông minh

• SES

Theo Hình 1.2 các đặc điểm chính thức của mô hình khái niệm về hiệu quả học đường chỉ ra rằng chúng ta sẽ phải xử lý các vấn đề sau:

+ Các mối quan hệ đa cấp (ví dụ: mức độ các đặc điểm trong bối cảnh trường học ảnh hưởng đến các chính sách của trường, hoặc cách các đặc điểm của trường có thể được coi là yếu tố hỗ trợ các điều kiện để giảng dạy hiệu quả ở cấp lớp);

+ Các tác động nguyên nhân kết quả trung gian (ví dụ: tác động gián tiếp của 'trưởng bộ phân hướng dẫn' đối với thành tích của học sinh thông qua các sự sắp xếp của giáo viên);

+ Các mối quan hệ tương trợ (ví dụ: giáo viên có kỳ vọng cao về thành tích của học sinh, nâng cao thành tích; mức độ thành tích cao làm tăng kỳ vọng của giáo viên).

Một số nghiên cứu về trường học hiệu quả:

Coleman (1966), một trong những người đầu tiên nghiên cứu về những yếu tố cần thiết cho sự thành công của trường học, nền tảng giai đình và kinh tế xã hội là những yếu tố chính quyết định thành tích của học sinh. Bổ sung thêm cho nhận định này, Christopher Jencks (1972) đưa ra nhận định rằng chất lượng trường học ảnh hưởng không nhiều tới kết quả học tập của học sinh. Chính báo cáo của Coleman đã tạo nền tảng cho phong trào trường học hiệu quả (Effective Schools Movement).

Tiếp nối nghiên cứu của Coleman, hàng loạt các nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm ra các đặc điểm của trường học hiệu quả. Ruterr và cộng sự (1979) trong báo cáo của mình đã đưa ra 8 đặc điểm chính gồm:

- Đạo đức học đường;

- Quản lý lớp học hiệu quả;

- Kỳ vọng của giáo viên;

- Giáo viên là hình mẫu tích cực;

- Phản hồi tích cực và cách cư xử của học sinh;

- Cơ sở vật chất tốt;

- Học sinh được giao trách nhiệm;

- Có sự chia sẻ hoạt động giữa cán bộ, giáo viên và học sinh.

Smith và Tomlinson (1990) lại chỉ gói gọn trường học hiệu quả trong 4 đặc điểm như sau:

- Lãnh đạo quản lý hiệu quả;

- Giáo viên tham gia vào việc ra quyết định;

- Có sự tông trọng giữa các bên;

- Phản hồi tích cực và cách cư xử của học sinh

Năm 2000, sau khi nghiên cứu các dữ liệu thu thập từ hơn 2300 trường, Hội đồng nghiên cứu giáo dục Úc đã đưa ra công bố về bốn lĩnh vực chính đóng góp và hiệu quả trường học bao gồm:

- Cán bộ nhà trường;

- Đạo đức học đường;

- Chương trình giảng dạy;

- Các nguồn lực.

Ngoài ra, còn có thể kể tới hàng loạt các nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu như Lezotte (1991); McGaw (1992); Wyatt (1996) hay Van den Berghe (2010)… Như vậy, có thể thấy, khái niệm “trường học hiệu quả” không phải là một khái niệm đơn nhất. Đây là một khái niệm đa chiều, phức tạp vì vậy cần rất thận trọng và cẩn thận trong việc hiểu và tiếp cận khái niệm này. Tuy nhiên, có thể thấy, dù nghiên cứu theo hướng nào, đối tượng mẫu ra sao, các nhà nghiên cứu đều tập trung đưa ra các đặc điểm liên quan tới:

- Giáo viên và hoạt động giảng dạy;

- Chương trình học;

- Hoạt động quản lý;

- Học sinh và hoạt động học tập;

- Môi trường bên ngoài trường học.

Từ mô hình về trường học hiệu quả, trong luận văn này, có thể thấy các yếu tố thuộc Thái độ đối với Khoa học (Hứng thú với Khoa học, Động cơ học Khoa học,

Tự đánh giá hiệu quả của bản thân) thuộc các yếu tố đầu vào; nhóm các yếu tố Môi trường học tập (Môi trường kỷ luật, Cảm giác gắn kết với trường học, Sự hỗ trợ của giáo viên) thuộc các yếu tố cấp trường; nhóm các yếu tố Dạy học Khoa học tại trường (Dạy học truy vấn, Phản hồi từ giáo viên, Hướng dẫn của giáo viên) thuộc các yếu tố cấp lớp học. Kết quả Khoa học của học sinh thuộc các yếu tố đầu ra.

1.2.2. Những nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến Kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015 (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)