Kết quả tương quan các yếu tố và kết quả Khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015 (Trang 88 - 91)

Nhân tố Hệ số tương quan

Hướng thú với Khoa học .156**

Động cơ thúc đẩy học Khoa học .030* Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học

cơ bản .291

**

Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học

liên quan đến công nghệ cao .054

**

Môi trường kỷ luật trong trường học .097**

Cảm giác cô đơn ở trường -.065**

Cảm giác gắn kết với trường học .055**

Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học .125**

Phản hồi từ giáo viên Khoa học -.092**

Tự thực hành -.186** Sự hỗ trợ của giáo viên cho học sinh .134**

**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01 (2-tailed). *. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.05 level (2-tailed).

Theo Bảng 3.12, có thể thấy, tất cả các yếu tố nghiên cứu đều có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với kết quả Khoa học. Trong đó, các yếu tố có tương quan thuận là: Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học cơ bản, Thực hành có hướng dẫn, Hướng thú với Khoa học, Sự hỗ trợ của giáo viên cho học sinh, Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học, Môi trường kỷ luật trong trường học, Cảm giác gắn kết với trường học, Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học liên quan đến công nghệ cao, Động cơ thúc đẩy học Khoa học; các yếu tố có tương quan nghịch là: Cảm giác cơ đơn ở trường, Phản hồi từ giáo viên Khoa học, Tự thực hành. Điều đó có nghĩa, khi học sinh càng tự tin vào năng lực bản thân về các kiến thức Khoa học cơ bản, hứng thú với Khoa học, được học tập dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên Khoa học, học tập trong trường có mơi trường kỷ luật tốt hơn, cảm thấy gắn kết ở trường thì có xu hướng có kết quả Khoa học cao hơn. Ngược lại, khi học sinh cảm thấy cô đơn ở trường, thường nhận được phản hồi từ giáo viên Khoa học hơn, Giáo viên thường xuyên hơn thực hiện các thí nghiệm Khoa học thì có xu hướng có kết quả Khoa học càng thấp.

Căn cứ vào trị tuyệt đối các giá trị tương quan, có thể thấy hệ số tương quan của các yếu tố khoa học khá cao là: Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học cơ bản, Thực hành có hướng dẫn, Hướng thú với Khoa học, Sự hỗ trợ của giáo viên cho học sinh, Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học, Tự thực hành.

Các kết quả phân tích tương quan bước đầu chỉ ra xu hướng mối quan hệ của các yếu tố với kết quả học tập học sinh. Các mối quan hệ này chưa là quan hệ nguyên nhân - kết quả. Các kết quả có được ở nội dung này cung cấp bức tranh cơ bản về chiều hướng tác động của các yếu tố. Đây sẽ là cơ sở để lựa chọn biến số cho các phân tích hồi quy ở các phần sau.

3.2.2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thành tích Khoa học của HS, chúng tơi sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến giữa các yếu tố với kết quả Khoa học. Phương pháp hồi quy được lựa chọn để phân tích là: phương pháp ENTER. Kết quả phân tích được trình bày cụ thể trong Bảng 3.13.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)