Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015 (Trang 42)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.2. Mẫu nghiên cứu

Mẫu PISA là HS 15 tuổi (15 tuổi 3 tháng đến 16 tuổi 2 tháng) tham gia các tổ chức giáo dục ở lớp 7 hoặc cao hơn. Các HS này có đặc điểm: • Học tồn thời gian tại cơ sở giáo dục; • Học trong các cơ sở giáo dục bán thời gian; • Ghi danh vào các chương trình đào tạo nghề, hoặc loại nào khác có liên quan của chương trình giáo dục; và • Học các trường nước ngoài trong phạm vi cả nước (cũng như học sinh từ các nước khác tham gia bất cứ chương trình trong ba hạng mục đầu tiên).

Mẫu HS Việt Nam tham gia PISA 2015 tuân thủ quy trình và phương pháp chọn mẫu của PISA của OECD. Mẫu PISA được thiết kế và chọn mẫu theo phương pháp phân tầng hai giai đoạn.

Mẫu phân nhóm hai giai đoạn có thể là thiết kế mẫu phổ biến nhất trong nghiên cứu giáo dục. Thiết kế này thường được sử dụng bằng cách chọn trường trong giai đoạn chọn mẫu đầu tiên và sau đó là chọn nhóm học sinh trong trường hoặc nhóm học sinh trong lớp ở giai đoạn thứ hai. Trong nghiên cứu của PISA, thiết kế phân tầng hai giai đoạn được thiết kế cụ thể như sau:

Xác định biến phân tầng: Tại kỳ khảo sát 2015 Việt Nam đã thống nhất với PISA OECD sẽ có 3 biến phân tầng chính đó là Miền (Miền Bắc, Miền Trung, Miền

Nam); Loại hình trường (Cơng lập, ngồi cơng lập); Vị trí (Thành thị, Nơng thơn,

Theo Lê Thị Mỹ Hà, Bế Thị Điệp (2016), Kết quả chọn mẫu của Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2015 như sau:

Bảng 2.1. Thống kê mẫu trường của Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2015

Loại hình trường/Cấp trường Số lượng

trường Loại trường Công lập 175 Ngồi cơng lập 13 Cấp trường Trung học phổ thông 150 Trung học cơ sở 20 Trường nghề 1

Trung tâm giáo dục thường xuyên 9 Trường Phổ thông dân tộc nội trú 4

Trường hỗn hợp 4

Luận văn tiến hành phân tích tồn bộ dữ liệu PISA của Việt Nam trong chu kỳ 2015. Cụ thể, số lượng mẫu học sinh Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2015 là 5993 học sinh với những đặc điểm cụ thể trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đặc điểm mẫu HS Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2015

Đặc điểm Tỷ lệ %

Giới tính Nam 52.5

Nữ 47.5

Loại hình trường Cơng lập 91.3

Ngồi cơng lập 8.7 Vị trí trường đóng Thành thị 48.6 Nông thôn 44.1 Miền núi/vùng xa 7.3 2.3. Công cụ khảo sát

2.3.1. Câu hỏi khảo sát

2.3.1.1. Thái độ đối với Khoa học

(1) Hứng thú với Khoa học (Động cơ bên trong: Enjoyment of science)

Thang đo này được xây dựng dựa trên câu trả lời của học sinh về hứng thú làm và học khoa học với các mức độ đánh giá là: Mức 1: Hồn tồn khơng đồng ý, Mức 2: Không đồng ý, Mức 3: Đồng ý, Mức 4: Hoàn toàn đồng ý. Thang đo gồm các biến quan sát và được mã hóa như Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tên biến, nội dung biến Thang đo Hứng thú với Khoa học

Tên biến Nội dung hỏi

ST094Q01NA Em thường thấy thú vị khi học những chủ đề khoa học mở rộng ST094Q02NA Em thích đọc về khoa học mở rộng

ST094Q03NA Em thấy vui khi làm việc về những chủ đề khoa học mở rộng ST094Q04NA Em thích tìm tịi những kiến thức mới về khoa học mở rộng ST094Q05NA Em có hứng thú với việc học về khoa học mở rộng

(2) Động cơ thúc đẩy học Khoa học (Động cơ bên ngoài) (Instrumental motivation to learn science)

Chỉ số được xây dựng dựa trên câu trả lời của học sinh về nhận thức của các em làm thế nào sử dụng khoa học trong trường học cho việc học và kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai của các em với các mức độ đánh giá là: Mức 1: Hồn tồn

khơng đồng ý, Mức 2: Khơng đồng ý, Mức 3: Đồng ý, Mức 4: Hồn toàn đồng ý.

Thang đo gồm các biến quan sát và được mã hóa trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tên biến, nội dung biến Thang đo Động cơ thúc đẩy học Khoa học

Tên biến Nội dung hỏi

ST113Q01TA

Sự nỗ lực học tập các mơn Khoa học là có ích bởi vì điều đó sẽ giúp em trong công việc em muốn làm sau này.

ST113Q02TA

Những gì em học được từ các mơn Khoa học là quan trọng bởi vì em cần các kiến thức đó cho cơng việc em muốn làm sau này.

ST113Q03TA

Việc học những mơn Khoa học là có ích bởi vì những gì em học được sẽ thúc đẩy triển vọng nghề nghiệp của em.

ST113Q04TA

Nhiều điều em học được từ các mơn Khoa học sẽ giúp em tìm được việc làm.

(3) Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học (self-efficacy in science)

Yếu tố này được xây dựng dựa trên câu trả lời của học sinh về khả năng nhận thức để sử dụng kiến thức Khoa học trong các tình huống của cuộc sống thực (ví dụ hiểu và phân tích các báo hoặc tham gia thảo luận về các chủ đề Khoa học) với các mức độ đánh giá là: Mức 1 Em chưa bao giờ nghe về điều này, mức 2 Em đã nghe về điều này nhưng em khơng biết giải thích như thế nào, mức 3 Em có biết về điều này và có thể giải thích chúng, mức 4 Em biết rõ về điều này và có thể giải thích cụ thể. Thang đo gồm các biến quan sát và được mã hóa trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Tên biến, nội dung biến Thang đo Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học

Tên biến Nội dung hỏi

ST092Q01TA Sự gia tăng của lượng khí gây nên hiệu ứng nhà kính trong khí quyển ST092Q02TA Việc sử dụng các sinh vật biến đổi gen (GMO)

ST092Q04TA Chất thải hạt nhân

ST092Q05TA Hậu quả của việc phá rừng để lấy đất dùng cho các mục đích khác

ST092Q06NA Ơ nhiễm khơng khí

ST092Q08NA Sự tuyệt chủng của các loài động thực vật ST092Q09NA Thiếu nước

2.3.1.2. Môi trường học tập tại trường

(1) Môi trường kỷ luật (disciplinary climate)

Yếu tố này được xây dựng dựa trên câu trả lời của học sinh về những điều xảy ra trong lớp học với các mức độ đánh giá là: mức 1 Mọi tiết học, mức 2 Hầu hết các tiết học, mức 3 Một vài tiết học, mức 4 Không bao giờ hoặc hiếm khi. Thang đo gồm các biến quan sát và được mã hóa trong Bảng 2.6.

Bảng 2.6. Tên biến, nội dung biến Môi trường kỷ luật

Tên biến Nội dung hỏi

ST097Q01TA Học sinh khơng nghe những gì giáo viên nói. ST097Q02TA Ồn ào và náo loạn.

ST097Q03TA Giáo viên phải đợi rất lâu để học sinh im lặng trở lại. ST097Q04TA Học sinh không học tốt.

ST097Q05TA Học sinh không bắt đầu học sau khi bài học đã bắt đầu được một khoảng thời gian dài.

(2) Sự hỗ trợ của giáo viên cho học sinh (Teacher support in a science)

Mức 1 Mọi tiết học, mức 2 Hầu hết các tiết học, mức 3 Một vài tiết học, mức 4 Không bao giờ hoặc hiếm khi. Thang đo gồm các biến quan sát và được mã hóa trong Bảng 2.7.

Bảng 2.7. Tên biến, nội dung biến Thang đo Sự hỗ trợ của giáo viên cho HS

Tên biến Nội dung hỏi

ST100Q01TA Giáo viên thể hiện sự quan tâm đến việc học của mỗi học sinh. ST100Q02TA Giáo viên giúp đỡ khi học sinh cần.

ST100Q03TA Giáo viên giúp học sinh học.

ST100Q04TA Giáo viên tiếp tục giảng cho tới khi học sinh hiểu. ST100Q05TA Giáo viên dành cho học sinh cơ hội phát biểu ý kiến.

(3) Cảm giác gắn kết với trường học (Sense of Belonging to School)

Chỉ số này được xây dựng dựa trên câu trả lời của học sinh về mức độ hài lòng và gắn kết với trường học. Các mức độ đánh giá là: Mức 1: Hồn tồn khơng đồng

ý, Mức 2: Không đồng ý, Mức 3: Đồng ý, Mức 4: Hoàn toàn đồng ý. Thang đo gồm

các biến quan sát và được mã hóa trong Bảng 2.8.

Bảng 2.8. Tên biến, nội dung biến Thang đo Cảm giác gắn kết với trường học

Tên biến Nội dung hỏi

ST034Q01TA Em cảm thấy mình như một người xa lạ ở trường. ST034Q02TA Em kết bạn dễ dàng ở trường.

ST034Q03TA Em cảm thấy em thuộc về trường.

ST034Q04TA Em cảm thấy lúng túng và ngượng ngùng khi ở trường. ST034Q05TA Dường như mọi học sinh khác thích em.

ST034Q06TA Em cảm thấy cô đơn ở trường.

2.3.1.3. Việc học Khoa học tại trường

(1) Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học (Teacher-directed science instruction)

Chỉ số này được xây dựng bởi 4 biến quan sát để đo lường mức độ giáo viên khoa học hướng dẫn, định hướng học sinh học giờ học khoa học. Các mức độ đo lường là: Mức 1 Không bao giờ hoặc hầu như không bao giờ, mức 2 Một vài tiết học, mức 3 Hầu hết các tiết học, mức 4 Tất cả các tiết học. Thang đo gồm các biến quan sát và được mã hóa trong Bảng 2.9.

Bảng 2.9. Tên biến, nội dung biến Thang đo Hướng dẫn của giáo viên trong giờ học Khoa học

Tên biến Nội dung hỏi

ST103Q01NA Giáo viên giải thích các ý tưởng khoa học. ST103Q03NA Cả lớp thảo luận với giáo viên.

ST103Q08NA Giáo viên thảo luận các câu hỏi của học sinh. ST103Q11NA Giáo viên làm rõ một ý tưởng.

(2) Phản hồi từ giáo viên Khoa học (Perceived Feedback)

PISA hỏi hỏi sinh về mức độ thường xuyên (Mức 1 Không bao giờ hoặc hầu như không bao giờ, mức 2 Một vài tiết học, mức 3 Hầu hết các tiết học, mức 4 Tất cả các tiết học) về các vấn đề được mã hóa trong Bảng 2.10.

Bảng 2.10. Tên biến, nội dung biến Thang đo Phản hồi từ giáo viên Khoa học

Tên biến Nội dung hỏi

ST104Q01NA Giáo viên chỉ cho em thấy em đang học như thế nào môn học này.

ST104Q02NA

Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi về điểm mạnh của em khi học môn Khoa học này.

ST104Q04NA Giáo viên chỉ cho em thấy em làm thế nào để nâng cao kết quả học tập. ST104Q05NA Giáo viên khuyên em cách để đạt được mục tiêu học tập của mình.

Năm biến quan sát trên sẽ được tổng hợp để đo lường mức độ học sinh cảm nhận của học sinh về các giáo viên khoa học của họ cung cấp cho họ thông tin phản hồi thường xuyên.

(3) Dạy học dựa trên truy vấn (Inquiry-based science teaching and learning practices)

Chỉ số của hướng dẫn dựa trên yêu cầu kết hợp chín nội dung hỏi dưới đây để đo lường mức độ mà các giáo viên khoa học khuyến khích học sinh trở thành những học sinh hiểu sâu và tìm hiểu về các vấn đề khoa học bằng cách sử dụng phương pháp khoa học, bao gồm cả thí nghiệm. Các mức độ đo lường: Mức 1 Mọi tiết học, mức 2 Hầu hết các tiết học, mức 3 Một vài tiết học, mức 4 Không bao giờ hoặc hiếm khi. Thang đo gồm các biến quan sát và được mã hóa trong Bảng 2.11.

Bảng 2.11. Tên biến, nội dung biến Thang đo Dạy học dựa trên truy vấn

Tên biến Nội dung hỏi

ST098Q01TA Học sinh có cơ hội giải thích ý tưởng của mình.

ST098Q02TA Học sinh dành nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm làm thí nghiệm thực tế

ST098Q03NA Học sinh được thảo luận về những câu hỏi khoa học.

ST098Q05TA Học sinh được yêu cầu rút ra kết luận từ thí nghiệm do các em thực hiện

ST098Q06TA

Giáo viên giải thích một ý tưởng trong các môn Khoa học được áp dụng vào một vài hiện tượng khác nhau như thế nào (ví dụ: sự chuyển động của vật thể, các chất có thuộc tính giống nhau) ST098Q07TA Học sinh được phép thiết kế những thí nghiệm riêng của các em. ST098Q08NA Lớp học được thảo luận về các điều tra nghiên cứu.

khoa học mở rộng với cuộc sống của chúng ta.

ST098Q10NA Học sinh được yêu cầu tiến hành cuộc điều tra thử nghiệm các ý tưởng

2.3.2. Độ tin cậy của thang đo

Các thang đo được đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha bằng phần mềm SPSS. Kết quả phân tích 9 thang đo cho kết quả trong Bảng 2.12 và Phụ lục 1.

Bảng 2.12. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha

Nhóm yếu tố Thang đo Hệ số Cronbach

alpha

Số lượng nội dung hỏi

Thái độ đối với Khoa học Hứng thú học Khoa học 0.871 5 Động cơ học Khoa học 0.793 4

Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học 0.749 7 Môi trường học tập tại trường Môi trường kỷ luật 0.678 5 Sự hỗ trợ của giáo viên cho học sinh

0.731 5 Cảm giác gắn kết với trường học 0.619 6 Việc học Khoa học tại trường Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học 0.720 4 Phản hồi từ giáo viên Khoa học 0.761 5 Hướng dẫn dựa trên yêu cầu

Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các thang đo có hệ số Cronback Alpha lớn hơn 0.7, tức các thang đo có độ tin cậy khá tốt và tốt. Riêng thang đo Môi trường kỷ luật có hệ số Cronback Alpha là 0.678 nhưng với hệ số lớn hơn 0.6 và xấp xỉ 0.7 thì có thể chấp nhận được.

Khi xem xét tương quan điểm của từng nội dung hỏi đối với với điểm của các nội dung hỏi còn lại trên từng thang đo thì thấy khơng có nội dung hỏi nào có hệ số tương quan thấp (nhỏ hơn 0.2) so với điểm của cả phép đo. (Phụ lục 2)

Tóm lại, thang đo có độ tin cậy trong việc đo lường theo mục đích nghiên cứu. Các nội dung hỏi trong thang đo có tính đồng hướng, nhất quán, đo đúng cái cần đo. Trong các nội dung hỏi của các thang đo khơng có nội dung hỏi nào có chất lượng kém. Việc phân tích và đưa ra các đánh giá, kết luận từ các thang đo này là có độ tin cậy.

2.3.3. Phân tích thành phần chính (Exploratory Factor Analysis - phân tích nhân tố EFA)

Độ hiệu lực của trắc nghiệm là mức độ chính xác mà trắc nghiệm đó đo đúng cái cấu trúc mà nó được thiết kế để đo. Nó chỉ ra được điểm trắc nghiệm đo những đặc tính kiên định nào và tập trung vào các biến sản sinh ra sự khác biệt điểm thực. Độ hiệu lực của một phép đo thường được đánh giá như là độ hiệu lực nội dung (content validity), độ hiệu lực cấu trúc (contruct validity), độ hiệu lực tiêu chuẩn (criterion validity) và độ hiệu lực dự báo (predictive validity). Trong đó, phân tích yếu tố thường được dùng để đánh giá độ hiệu lực của phép đo: đánh giá tính đồng nhất của các nội dung hỏi và đánh giá cấu trúc của phép đo.

Theo mô hình nghiên cứu có 03 nhóm yếu tố với 9 thang đo. Kết quả phân tích bằng phân tích yếu tố khám phá EFA với phép quay Varimax để phân tích các biến quan sát. Sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát được bảng kết quả. Kết quả kiểm định KMO cho thấy, sử dụng phân tích yếu tố EFA với dữ liệu này là phù hợp. Kết quả phân tích yếu tố cho từng thang đo cho thấy phiếu hỏi có độ hiệu lực cấu trúc tốt. Kết quả phân tích nhân tố cấc thang đo trình bày cụ thể dưới đây:

Chỉ số này được xây dựng dựa trên câu trả lời của học sinh về hứng thú làm và học khoa học. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với phép quay Varimax cho thấy 5 nội dung hỏi thuộc cùng về 1 nhân tố, hệ số liên kết của các nội dung hỏi cao (> 0.7) (Bảng 2.13).

Bảng 2.13. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Hứng thú với Khoa học (JOYSCIE)

Nội dung hỏi Thành phần

chính 1

Em có hứng thú với việc học về khoa học mở rộng

.827 Em thích đọc về khoa học mở rộng .824 Em thấy vui khi làm việc về những chủ đề khoa học mở rộng

.819 Em thường thấy thú vị khi học những chủ đề khoa học mở rộng .801 Em thích tìm tịi những kiến thức mới về khoa học mở rộng .793 (2) Động cơ bên ngoài (Instrumental motivation)

Chỉ số được xây dựng dựa trên câu trả lời của học sinh về nhận thức của các em làm thế nào để áp dụng và sử dụng khoa học trong trường học cho việc học và kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai của các em. 4 nội dung hỏi của thang đo này cũng thuộc cùng một nhân tố với trị số liên kết của các nội dung hỏi trong thang đo cao trong (Bảng 2.14).

Bảng 2.14. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Động cơ thúc đẩy học Khoa học (INSTSCIE)

Nội dung hỏi Thành phần chính

1

Những gì em học được từ các mơn Khoa học là quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)