Các yếu tố tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015 (Trang 66 - 88)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích thống kê mô tả

3.1.2. Các yếu tố tố ảnh hưởng

(1) Hứng thú với Khoa học

Trong bộ Phiếu hỏi dành cho HS, hứng thú với Khoa học (Enjoyment of science) được đo bằng các câu hỏi sau: Em thường thấy thú vị khi học những chủ đề khoa học mở rộng, Em thích đọc về khoa học mở rộng, Em thấy vui khi làm việc về những chủ đề khoa học mở rộng, Em thích tìm tòi những kiến thức mới về khoa học mở rộng. Tại mỗi câu hỏi sử dụng thang đo Likert theo 4 mức độ yêu cầu HS lựa chọn một phương án phù hợp nhất với bản thân: 4. Rất đồng ý; 3. Đồng ý; 2. Không đồng ý; 1. Rất không đồng ý.

Bảng 3.3. Tỷ lệ % quả lựa chọn của học sinh Việt Nam ở các mức độ thang đo Hứng thú với Khoa học

Nội dung hỏi Hoàn toàn

không đồng ý

Không

đồng ý Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Em thường thấy thú vị khi học 3.4 7.2 64.3 25.2

những chủ đề khoa học mở rộng

Em thích đọc về khoa học mở

rộng 2.8 10.5 64.6 22

Em thấy vui khi làm việc về những chủ đề khoa học mở rộng

2.7 9.5 63.9 23.9

Em thích tìm tòi những kiến

thức mới về khoa học mở rộng 2.7 13.1 58.4 25.8

Theo Bảng 3.3, tỷ lệ % học sinh hoàn toàn đồng ý ở mỗi nội dung hỏi là không cao, chỉ khoảng 22 – 25%. Tỷ lệ % học sinh đồng ý ở mỗi nội dung hỏi khá tương đương (trên dưới 60%). Tỷ lệ % học sinh Hoàn toàn không đồng ý là thấp (khoảng 3%).

Hình 3.4. Trung bình đánh giá ở mỗi nội dung hỏi thang đo Hứng thú với Khoa học Trung bình đánh giá của học sinh ở mỗi nội dung hỏi được sắp xếp theo thứ tự giảm dần (Hình 3.4) cho thấy tất cả các nội dung hỏi có trung bình đánh giá trên 3.0. Trong đó, học sinh hứng thú nhất khi học các chủ đề khoa học (trung bình đánh giá 3.11). nội dung hỏi có mức độ đánh giá thấp nhất là Em thích đọc về khoa học mở rộng (trung bình đánh giá là 0.06).

3.11

3.09 3.09

3.07

3.06

3.03 3.04 3.05 3.06 3.07 3.08 3.09 3.10 3.11 3.12

Em thường thấy thú vị khi học những chủ đề khoa học

mở rộng

Em thấy vui khi làm việc về những chủ đề

khoa học mở rộng

Em có hứng thú với việc học về khoa học

mở rộng

Em thích tìm tòi những kiến thức mới về khoa học mở rộng

Em thích đọc về khoa học mở rộng

Kết quả so với các quốc gia/vùng lãnh thổ khác tham gia PISA chu kỳ 2015 (Hình 3.5) cho thấy học sinh Việt Nam nằm trong top các quốc gia\vùng lãnh thổ có chỉ số Hứng thú học Khoa học khá cao (Hình 3.5)

Hình 3.5. Trung bình chỉ số Hứng thú học Khoa học của các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015

Như trên đã trình bày, mỗi thang đo được chuẩn hóa theo trung bình bằng 0, độ lệch chuẩn bằng 1 của trung bình chung của các quốc gia OECD. Mức độ cao hơn của mỗi chỉ số cho thấy mức độ cao hơn của đặc điểm được đo ở mỗi quốc gia.

Như vậy, theo Hình 3.5, học sinh Việt Nam có Đông cơ học Khoa học khá cao. Chỉ số học Khoa học của học sinh Việt Nam là 0.64, cao hơn trung bình của OECD (0.0), xếp 2/73 trong các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015.

Như vậy, nhìn chung học sinh Việt Nam yêu thích môn Khoa học, hứng thú khi học, tìm tòi và đọc tìm hiểu về Khoa học. Tuy nhiên, xem xét cụ thể ở từng nội dung hỏi có thể thấy học sinh ít hứng thú hơn trong việc đọc, tìm tòi kiền thức về khoa học mở rộng.

(2) Động cơ học Khoa học (Động cơ bên ngoài)

Trong nghiên cứu giáo dục, động cơ học tập của học sinh là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm từ rất lâu. Khái niệm động cơ học tập được coi là một trong các khái niệm trung tâm lý giải hành vi học tập của học sinh. Động cơ học tập đúng đắn có ý nghĩa tích cực, góp phần cải thiện thành tích học tập nói riêng và phát triển nhân cách học sinh nói chung. Trong PISA, động cơ học tập là một thang đo quan trọng. Thang đo này được sử dụng xuyên suốt từ chu kỳ 2003 đến nay.

.64

-.60 -.40 -.20 .00 .20 .40 .60 .80 1.00

Kosovo Indonesia Dominican… Jordan Algeria Thailand B-S-J-G (China) Lebanon Puerto Rico (USA) Costa Rica Moldova North Carolina… Bulgaria Colombia United States Ireland Malta Trinidad and… Total Greece Denmark Norway Israel Latvia Australia Spain Poland Switzerland Italy Belgium Finland Croatia Germany Hungary Czech Republic Japan Netherlands

Ở PISA chu kỳ 2015, Động cơ học tập (Instrumental Motivation to Learn Science) được đo bằng các nội dung hỏi sau: Sự nỗ lực học tập các môn Khoa học là có ích bởi vì điều đó sẽ giúp em trong công việc em muốn làm sau này, Những gì em học được từ các môn Khoa học là quan trọng bởi vì em cần các kiến thức đó cho công việc em muốn làm sau này, Việc học những môn Khoa học là có ích bởi vì những gì em học được sẽ thúc đẩy triển vọng nghề nghiệp của em, Nhiều điều em học được từ các môn Khoa học sẽ giúp em tìm được việc làm. Các nội dung hỏi được đánh giá theo 4 mức độ là 1. Rất đồng ý; 2. Đồng ý; 3. Không đồng ý; 4. Rất không đồng ý. Trong quả trình phân tích, các mức độ đánh giá được đổi lại theo các mức độ 4. Rất đồng ý; 3. Đồng ý; 2. Không đồng ý; 1. Rất không đồng ý để thuận theo tư duy logic.

Kết quả thống kê tỷ lệ % học sinh đánh giá ở mỗi mức độ trình bày trong Bảng 3.4, trung bình đánh giá ở mỗi nội dung hỏi trình bày trong Hình 3.6.

Bảng 3.4. Tỷ lệ % học sinh đánh giá ở mỗi mức độ thang đo Động cơ học Khoa học

Nội dung hỏi

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý Sự nỗ lực học tập các môn Khoa học là có

ích bởi vì điều đó sẽ giúp em trong công việc em muốn làm sau này.

32.1 59.2 4.8 3.9

Những gì em học được từ các môn Khoa học là quan trọng bởi vì em cần các kiến thức. đó cho công việc em muốn làm sau này.

27.3 61 8 3.8

Việc học những môn Khoa học là có ích bởi vì những gì em học được sẽ thúc đẩy triển vọng nghề nghiệp của em.

26.1 59.5 10.2 4.2

Nhiều điều em học được từ các môn Khoa

học sẽ giúp em tìm được việc làm. 16.7 55.6 22.9 4.8

Hình 3.6. Trung bình đánh giá mỗi nội dung hỏi của thang đo Động cơ học Khoa học Theo Bảng 3.5, tỷ lệ % lựa chọn của học sinh khá cao ở mức Rất đồng ý. Có khoảng trên 25% học sinh đánh giá ở mức này, trừ nội dung hỏi Nhiều điều em học được từ các môn Khoa học sẽ giúp em tìm được việc làm chỉ có 16,7%. Ở các mức độ còn lại, tỷ lệ % cũng thiên theo hướng đánh giá thấp ở mức Rất không đồng ý.

Trung bình mức độ đánh giá của mỗi câu hỏi của thang đo cho thấy hướng câu hỏi cho rằng Khoa học sẽ có ích, thúc đẩy công việc sau này khá cao (trên 3.0), riêng câu hỏi Nhiều điều em học được từ các môn Khoa học sẽ giúp em tìm được việc làm có trung bình đánh giá thấp hơn cả (2.84).

Hình 3.7. Trung bình chỉ số Động cơ học Khoa học của các quốc gia/vùng lãnh thổ

3.19

3.12 3.07

2.84

2.60 2.70 2.80 2.90 3.00 3.10 3.20 3.30

Sự nỗ lực học tập các môn Khoa học là có ích bởi vì điều đó sẽ giúp em trong

công việc em muốn làm sau này.

Những gì em học được từ các môn Khoa học là quan trọng bởi vì em cần các kiến thức đó cho công việc em muốn

làm sau này.

Việc học những môn Khoa học là có ích bởi

vì những gì em học được sẽ thúc đẩy triển

vọng nghề nghiệp của em.

Nhiều điều em học được từ các môn Khoa

học sẽ giúp em tìm được việc làm.

Như trên đã trình bày, mỗi thang đo được chuẩn hóa theo trung bình bằng 0, độ lệch chuẩn bằng 1 của trung bình của các quốc gia OECD. Mức độ cao hơn của mỗi chỉ số cho thấy mức độ cao hơn của đặc điểm được đo ở mỗi quốc gia. Như vậy, theo Hình 3.7, học sinh Việt Nam có Đông cơ học Khoa học khá cao. Chỉ số học Khoa học của học sinh Việt Nam là 0.48, cao hơn trung bình của OECD (0.0), xếp 16/73 trong các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015.

Như vậy, xét cả về động cơ bên ngoài và động cơ bên trong, HS Việt Nam có động cơ cao trong việc học Khoa học. Học sinh yêu thích Khoa học xuất phát từ chính sự yêu thích, đam mê và niềm tin rằng môn học này sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bản thân. So với động cơ bên trong, HS Việt Nam có động cơ bên ngoài cao hơn. Xét về khía cạnh nào đó, đây là điều đáng lo ngại bởi động cơ bên ngoài là động cơ công cụ, động cơ mang tính “thực dụng”. Nếu học chỉ vì lợi ích thực dụng thì việc học sẽ khiên cưỡng và không hiệu quả và lâu bền.

(3) Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học

Trong PISA Tự tin vào năng lực bản thân là thang đo được sử dụng xuyên suốt từ chu kỳ đầu tiên cho đến nay. Ở mỗi chu kỳ đánh giá, PISA đo lường đặc điểm Tự tin vào năng lực bản thân HS về lĩnh vực chính được đánh giá chính của chu kỳ đó. Ở chu kỳ 2015, với lĩnh vực chính là Khoa học, tự tin vào vào các vấn đề Khoa học là niềm tin của HS rằng các em có thể hiểu và đối phó với chủ đề Khoa học ở các vấn đề được chỉ ra.

Các nội dung hỏi đo lường mức độ tự tin về lĩnh vực Khoa học là: Sự gia tăng của lượng khí gây nên hiệu ứng nhà kính trong khí quyển, Việc sử dụng các sinh vật biến đổi gen (GMO), Chất thải hạt nhân, Hậu quả của việc phá rừng để lấy đất dùng cho các mục đích khác, Ô nhiễm không khí, Sự tuyệt chủng của các loài động thực vật, Thiếu nước. Các mức độ đo lường các câu hỏi trên là: 1. Em chưa bao giờ nghe về điều này, 2. Em đã nghe về điều này nhưng em không biết giải thích như thế nào, 3. Em có biết về điều này và có thể giải thích chúng, 4. Em biết rừ về điều này và cú thể giải thớch cụ thể.

Kết quả thống kê tỷ lệ % mức độ đánh giá của học sinh ở mỗi nội dung hỏi

Bảng 3.5. Tỷ lệ % lựa chọn các mức độ thang đo Tự tin vào các vấn đề Khoa học

Nội dung hỏi

Em chưa bao giờ nghe về điều này

Em đã nghe về điều này nhưng

em không biết giải thích như

thế nào

Em có biết về điều này và có thể giải thích chúng

Em biết rừ về điều này

và có thể giải thích cụ

thể Sự gia tăng của lượng

khí gây nên hiệu ứng nhà kính trong khí quyển

3.3 36.2 48.2 12.4

Việc sử dụng các sinh

vật biến đổi gen (GMO) 22.3 57.3 17.6 2.8

Chất thải hạt nhân 12.5 55.6 26.4 5.5

Hậu quả của việc phá rừng để lấy đất dùng cho các mục đích khác

1.0 7.0 43.3 48.7

Ô nhiễm không khí .4 5.0 45.9 48.7

Sự tuyệt chủng của các

loài động thực vật 1.7 22.2 50.4 25.7

Thiếu nước 1.8 13.3 47.5 37.4

Kết quả thống kê trung bình đánh giá của học sinh ở mỗi nội dung hỏi được trình bày ở Hình 3.8.

Hình 3.8. Trung bình các mức độ đánh giá các nội dung hỏi ở thang đo

.44 .43 .41 .40 .38 .36 .36

.00 .05 .10 .15 .20 .25 .30 .35 .40 .45 .50

Thailand Mexico B-S-J-G (China) Peru Lebanon Qatar Puerto Rico (USA)

Có thể thấy, học sinh Việt Nam tự đánh giá cao trong việc hiểu và xử lý các vấn đề Khoa học liên quan đến Ô nhiễm không khí, Hậu quả của việc phá rừng để lấy đất dùng cho các mục đích khác, Thiếu nước, Sự tuyệt chủng của các loài động thực vật. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết đó lại rất thấp ở các vấn đề khoa học liên quan đến công nghệ cao (hạt nhân, sử dụng các sinh vật biến đối gen). Sự chênh lệch về tỷ lệ % đánh giá và trung bình đánh giá ở hai nhóm lĩnh vực Khoa học này là khá lớn.

Kết quả so sánh với các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA chu kỳ 2015 được thể hiện trong Hình 3.9.

Hình 3.9. Trung bình chỉ số Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học của các quốc gia\vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015

Theo hình 3.9, tổng hợp chỉ số của thang đo Tự tin vào năng lực của bản thân học sinh về các vấn đề Khoc học so với các quốc gia/vùng lãnh thổ khác tham gia PISA 2015 cho thấy chỉ số của học sinh Việt Nam rất thấp (- 0.27). Chỉ số này thấp hơn trung bình của OECD và xếp thứ 70/73 so với các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015.

Như vậy, chỉ số Sự tự tin vào năng lực bản thân của học sinh Việt Nam thấp.

Đây là đặc điểm chung cũng đã được chỉ ra ở lĩnh vực Toán chu kỳ 2012 (Vũ Thị Hương, 2018) và ở nhiều nghiên cứu ở một số quốc gia Đông Á khác (Ho, 2009) là học sinh các nước Đông Á có xu hướng tự đánh giá thấp khả năng của minh. Đặc

-.60 -.27 -.40 -.20 .00 .20 .40 .60 .80

Jordan North Carolina (USA) Bulgaria Peru Montenegro Canada United States Lithuania Massachusettes (USA) Chinese Taipei Brazil United Kingdom Poland Czech Republic Moldova Singapore Israel Ireland Italy Slovenia Russian Federation Latvia Estonia Luxembourg Macao Chile Malta Hong Kong Slovak Republic Tunisia Belgium France Spain Austria Romania Vietnam Indonesia

của người Á Đông dù bản thân các em có khả năng cao hơn thế. Sự tự tin vào năng lực bản thân là những yếu tố dễ uốn nắn và có thể bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh mà cá nhân phải đối mặt và các cơ hội họ nhận được. Do đó có thể cải thiện sự tự tin vào năng lực bản thân thông qua nhiều biện pháp đến từ gia đình, nhà trường.

3.1.2.2. Môi trường học tập tại trường (1) Môi trường kỷ luật

PISA 2015 đo lường môi trường kỷ luật bằng cách hỏi học sinh mức độ thường xuyên về những vấn đề sau thường xảy ra trong giờ học Khoa học: Học sinh không nghe những gì giáo viên nói, Ồn ào và náo loạn, Giáo viên phải đợi rất lâu để học sinh im lặng trở lại, Học sinh không học tốt, Học sinh không bắt đầu học sau khi bài học đã bắt đầu được một khoảng thời gian dài.

Theo Bảng 3.6, có thể thấy tỷ lệ % các vấn đề về kỷ luật học tập trong lớp học ở Mọi tiết học chiếm tỷ lệ thấp (dưới 5%). Tỷ lệ % học sinh cho rằng Không bao giờ hoặc hiếm khi ở các câu hỏi được hỏi khá cao (hầu hết trên 30%).

Bảng 3.6. Tỷ lệ % học sinh lựa chọn các mức độ thang đo Môi trường kỷ luật

Nội dung hỏi Mọi tiết học

Hầu hết các tiết

học

Một vài tiết học

Không bao giờ hoặc hiếm

khi Học sinh không nghe những gì

giáo viên nói. 1.4 2.2 60.1 36.3

Ồn ào và náo loạn. 3.0 6.9 61.8 28.4

Giáo viên phải đợi rất lâu để học

sinh im lặng trở lại. 4.0 7.3 53.3 35.4

Học sinh không học tốt. 2.5 4.6 72.1 20.8

Học sinh không bắt đầu học sau khi bài học đã bắt đầu được một khoảng thời gian dài.

2.9 5.6 44.4 47.1

Về trung bình đánh giá của các câu hỏi, tất cả các câu hỏi đều có trung bình đánh giá trên 3.0. Câu hỏi được đánh giá ở mức cao nhất là Học sinh không bắt đầu học sau khi bài học đã bắt đầu được một khoảng thời gian dài (3.36), mức đánh giá thấp nhất là Học sinh không học tốt (3.1) (Hình 3.10)

Hình 3.10. Trung bình đánh giá các nội dung hỏi thang đo Môi trường kỷ luật

Kết quả so sánh với các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA chu kỳ 2015 được thể hiện trong Hình 3.11.

3.36

3.31

3.20

3.16

3.11

2.95 3.00 3.05 3.10 3.15 3.20 3.25 3.30 3.35 3.40

Học sinh không bắt đầu học sau khi bài

học đã bắt đầu được một khoảng

thời gian dài.

Học sinh không nghe những gì giáo viên

nói.

Giáo viên phải đợi rất lâu để học sinh

im lặng trở lại.

Ồn ào và náo loạn. Học sinh không học tốt.

.42

-.60 -.40 -.20 .00 .20 .40 .60 .80 1.00

Japan Kosovo Vietnam B-S-J-G (China) Georgia Russian Federation Austria FYROM Singapore Macao Costa Rica Portugal Puerto Rico (USA) Montenegro Switzerland Lithuania United Arab… Iceland Denmark Canada Israel United Kingdom Trinidad and… Qatar Spain Hungary Argentina… Netherlands Slovenia Finland Luxembourg Turkey New Zealand Czech Republic Greece Australia Tunisia

Hình 3.11. Chỉ số Môi trường kỷ luật của các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015 So với các quốc gia\vùng lãnh thổ khác tham gia PISA 2015, Việt Nam là một trong các quốc gia có chỉ số môi trường kỷ luật cao (xếp thứ 5/73) cùng Hàn Quốc, Nhật Bản (Hình 3.11).

(2) Sự hỗ trợ của giáo viên cho học sinh

Nhằm thu thập thông tin về sự hỗ trợ của giáo viên trong giờ học Khoa học, PISA đưa ra 5 câu hỏi: Giáo viên thể hiện sự quan tâm tới việc học của mỗi học sinh, Giáo viên giúp đỡ khi học sinh cần, Giáo viên giúp học sinh học, Giáo viên tiếp tục giảng cho tới khi học sinh hiểu, Giáo viên dành cho học sinh cơ hội phát biểu ý kiến với các mức độ đánh giá là: 1. Mọi tiết học, 2. Hầu hết các tiết học, 3.

Một vài tiết học, 4. Không bao giờ hoặc hiếm khi. Trong quá trình phân tích, cách mã hóa được đổi theo chiều thuận để tiện đánh giá là: 4. Mọi tiết học, 3. Hầu hết các tiết học, 2. Một vài tiết học, 1. Không bao giờ hoặc hiếm khi.

Kết quả trình bày tỷ lệ % lựa chọn các mức đánh giá và trung bình đánh giá của mỗi câu hỏi thể hiện trong Bảng 3.7. và Hình 3.9.

Bảng 3.7. Tỷ lệ % lựa chọn các mức ở mỗi nội dung hỏi thang đo Sự hỗ trợ của giáo viên

Câu hỏi

Mọi tiết học

Hầu hết các tiết

học

Một vài tiết học

Không bao giờ hoặc hiếm khi Giáo viên thể hiện sự quan tâm tới

việc học của mỗi học sinh. 47.8 36.1 14.3 1.8

Giáo viên giúp đỡ khi học sinh cần. 55.3 35.1 8.7 .9 Giáo viên giúp học sinh học. 41.6 34.9 18.0 5.5 Giáo viên tiếp tục giảng cho tới khi

học sinh hiểu. 45.9 35.7 16.3 2.1

Giáo viên dành cho học sinh cơ hội

phát biểu ý kiến. 57.9 33.8 7.5 .8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015 (Trang 66 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)