Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015 (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu

Đây là phương pháp được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm. Nó liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Cụ thế, các thông số chủ yếu được sử dụng là:

Phân tích tần số (Tần số)

Là số lần xuất hiện của giá trị Xi trong tổng số N số liệu.

Trong nghiên cứu này, đại lượng thông kê này được sử dụng trong việc xác định xem có bao nhiêu đối tượng, nội dung nghiên cứu được xuất hiện/lựa chọn.

Phân tích tần suất (Tỷ lệ %)

Là tỉ số của tần số trên tổng số trường hợp: Pi = ni/N (0 ≤ pi ≤ 1). Đây là phương pháp để tính tỷ lệ % của các nội dung/phương án được lựa chọn qua các ý kiến đã thu thập được.

Trung bình (mean)

Giá trị trung bình cộng của tổng thể hoặc nhóm. Đây là thông số được sử dụng nhiều trong nghiên cứu. Nó được xử lý với các biến định lượng như tuổi, các thang đo liket để xác định mức độ trung bình của các thông số

Phân tích tần số và phân tích tần suất được sử dụng ở tất cả các câu hỏi trong phiếu hỏi giáo viên và hiệu trưởng.

2.5.2. Phân tích thống kê suy luận Phân tích tương quan

Có nhiều công thức tính hệ số tương quan khác nhau cho những tình huống khác nhau. Hệ số tương quan được biết đến nhiều nhất là hệ số tương quan Pearson được tính bằng cách chia hiệp phương sai (covariance) của hai biến với tích độ lệch chuẩn (standard deviation) của chúng.

Theo đặc trưng Toán học, hệ số tương quan ρX, Y giữa hai biến ngẫu nhiên XY với kỳ vọng tương ứng là μX;

μY và độ lệch chuẩn σX; σY được định nghĩa:

trong đó E là toán tử tính kỳ vọng và cov là hiệp phương sai

Trong nghiên cứu này, phân tích tương quan đơn Pearson là việc sử dụng hệ số tương quan để xác định các yếu tố có quan hệ chặt với KQHT. Ý nghĩa của các hệ số tương quan thể hiện:

 Giá trị r thuộc đoạn [-1; 1]. Trị tuyệt đối của các hệ số tương quan càng lớn thì chứng tỏ mối quan hệ của các yếu tố với KQHTcàng cao;

 Dấu của hệ số tương quan thể hiện chiều hướng mối quan hệ của mỗi yếu tố với KQHT. Điều này được hiểu theo nghĩa: HS có đặc điểm nghiên cứu càng cao thì có xu hướng có kết quả cao hơn nếu là dấu dương (+); hoặc HS có các đặc điểm

của biến nghiên cứu càng cao thì kêt quả học tập HS có xu hướng càng thấp nếu hệ số tương quan là âm (-).

Phân tích hồi quy đa biến

Khi nghiên cứu thống kê, nhiều khi người ta cần thiết lập một mối quan hệ, được thể hiện qua một phương trình, để dự đoán trị số của một biến khi biết giá trị của biến/các biến kia. Phương trình đơn giản nhất là phương trình đường thẳng:

y = ax + b.

Phân tích hồi qui có nghĩa là suy luận về mối quan hệ giữa các biến tổng thể được rút ra từ việc phân tích mẫu. Việc suy luận dựa trên 3 giả thiết:

1. Phân phối chuẩn và có phương sai bằng nhau: đối với từng trị số x của biến độc lập, các trị số quan sát của biến phụ thuộc y có cùng phân phối chuẩn xung quanh một giá trị trung bình phụ thuộc vào x, kí hiệu là y|x, và có độ lệch chuẩn là .

2. Độc lập: các trị số của biến y độc lập với nhau

3. Tuyến tính: tất cả các y đều nằm trên một đường thẳng được lập từ x, có dạng:

y = b + ax, a là hệ số góc, b là hằng số Từ đó đưa ra mô hình hồi qui tuyến tính đơn như sau :

N quan sát trên biến độc lập x và biến phụ thuộc y được kí hiệu là:

(x1, y1) ; (x2, y2);... (xN, yN).

Với mỗi quan sát i (i = 1, 2, ..., N), trị số quan sát của biến y sẽ là:

yi = b + axi + i

Trong đó: b + axi là trung bình của biến y khi x = xi ; i là sai số ngẫu nhiên, được giả sử có phân phối chuẩn với trung bình 0, độ lệch chuẩn . Các hệ số a, b được gọi là hệ số hồi qui.

Đây là mô hình hồi qui tuyến tính đơn SLR (Simple Linear Regresion). Nếu

Phương trình với hai biến độc lập trở lên là mô hình hồi qui tuyến tính bội có dạng:

y = b + a1x1 + a2x2 + … apxp + 

Trong luận văn, phương trình hồi quy tuyến tính dự đoán kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam qua 12 biến là:

Trong đó:

+ Y là Biến phụ thuộc, là kết quả Khoa học của HS Việt Nam trong chu kỳ 2015;

+ X là giá trị các biến độc lập ứng với quan sát i. Các biến độc lập của đề tài bao gồm 12 nhân tố:

+ : là các tham số hồi quy + : Sai số của hồi quy

Ngoài ra, Luận văn sử dụng các loại biểu đồ kết hợp với các bảng biểu để báo cáo thêm sinh động, trực quan.

Mã hóa Nội dung biến

X1 JOYSCIE Hướng thú với Khoa học

X2 INSTSCIE Động cơ thúc đẩy học Khoa học

X3 SCIEEFF_1 Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học cơ bản

X4 SCIEEFF_2 Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học liên quan đến công nghệ cao X5 DISCLISCI Môi trường kỷ luật trong trường học X6 BELONG _1 Cảm giác cô đơn ở trường

X7 BELONG _2 Cảm giác gắn kết với trường học

X8 TDTEACH Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học X9 PERFEED Phản hồi từ giáo viên Khoa học

X10 IBTEACH _1 Thực hành có hướng dẫn X11 IBTEACH _1 Tự thực hành

X12 TEACHSUP Sự hỗ trợ của giáo viên cho học sinh Bảng 2.22. Mã hóa các biến được sử dụng trong nghiên cứu

Y  0  1*(JOYSCIE)  2*(INSTSCIE)  3*(SCIEEFF_1) 

4*(SCIEEFF_2) 5*(DISCLISCI)  6*(BELONG _1)  7*(BELONG _2)  8*(TDTEACH) 9*(PERFEED) 10* (IBTEACH _1)  11*

(IBTEACH _2)  12* (TEACHSUP) + 

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã xây dựng quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xác định các thang đo và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Phương pháp nghiên cứu của luận văn được xác định là phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp với bộ dữ liệu có độ tin cậy và uy tín hiện nay trên thế giới trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh (PISA). Mẫu nghiên cứu, các phương pháp phân tích dữ liệu cũng được đề cập cụ thể trong chương này. Đặc biệt, chương 2 mô tả và chọn lọc các biến nghiên cứu, cũng như phương pháp và kết quả đánh giá các thang đo. Các thang đo trong nghiên cứu được đánh giá bằng phân tích độ tin cậy bằng phần mềm SPSS với kỹ thuật phân tích hệ số Cronback Alpha và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo có độ tin cậy khá cao, các nội dung hỏi thuộc về cùng một cấu trúc tức có liên kết logic, đo đúng các nội dung theo thiết kế và mục đích nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở để chúng tôi đánh giá về các nhân tố nghiên cứu và phân tích tác động của các nhân tố đó với kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam ở PISA chu kỳ 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015 (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)