Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015 (Trang 90 - 97)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thống kê suy luận

3.2.2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thành tích Khoa học của HS, chúng tôi sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến giữa các yếu tố với kết quả Khoa học. Phương pháp hồi quy được lựa chọn để phân tích là: phương pháp ENTER. Kết quả phân tích được trình bày cụ thể trong Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kết quả phân tích hồi quy lần 1

Nhân tố

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa

t

Mức ý nghĩa Hệ số Beta

Sai số

chuẩn Beta

Hằng số 526.953 .917 574.953 .000

Hướng thú với Khoa học 6.803 .964 .092 7.057 .000

Động cơ thúc đẩy học Khoa học .515 .940 .007 .548 .584

Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học cơ bản 17.076 .972 .228 17.565 .000 Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học liên

quan đến công nghệ cao 5.052 .950 .068 5.315 .000

Môi trường kỷ luật trong trường học 3.613 .954 .048 3.787 .000

Cảm giác cô đơn ở trường .162 .942 .002 .171 .864

Cảm giác gắn kết với trường học 4.103 .950 .055 4.320 .000

Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học 8.473 1.105 .114 7.667 .000

Phản hồi từ giáo viên Khoa học -13.029 1.042 -.176 -12.502 .000

Thực hành có hướng dẫn 6.440 1.047 .086 6.152 .000

Tự thực hành -13.589 1.005 -.181 -13.521 .000

Sự hỗ trợ của giáo viên cho học sinh 7.432 1.046 .100 7.105 .000

Theo Bảng 3.13, các yếu tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (sig <=0.05) là:

+ Hướng thú với Khoa học;

+ Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học cơ bản;

+ Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học liên quan đến công nghệ cao;

+ Môi trường kỷ luật trong lớp học;

+ Cảm giác gắn kết với trường học;

+ Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học;

+ Phản hồi từ giáo viên Khoa học;

+ Thực hành có hướng dẫn;

+ Tự thực hành;

+ Sự hỗ trợ của giáo viên cho học sinh.

Các yếu tố không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê là:

+ Động cơ thúc đẩy học Khoa học;

+ Cảm giác cô đơn ở trường.

Hệ số R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.18, tức tỷ lệ % phương sai giải thích là 18%. Bỏ hai yếu tố không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê ra khỏ mô hình, chạy phân tích hồi quy với 10 yếu tố còn lại được kết quả như Bảng 3.14.

Bảng 3.14. Kết quả phân tích hồi quy lần 2

Nhân tố

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa

Kiểm định t

Mức ý nghĩa Sig.

B

Sai số

chuẩn Beta

Hằng số (Constant) 526.994 .916 575.536 .000

Hướng thú với Khoa học 6.853 .961 .092 7.128 .000

Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa

học cơ bản 17.058 .968 .227 17.614 .000

Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa

học liên quan đến công nghệ cao 5.142 .949 .069 5.421 .000

Môi trường kỷ luật trong trường học 3.607 .944 .048 3.821 .000

Cảm giác gắn kết với trường học 4.061 .948 .055 4.284 .000

Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học 8.437 1.104 .113 7.641 .000

Phản hồi từ giáo viên Khoa học -12.959 1.039 -.175 -12.467 .000

Thực hành có hướng dẫn 6.463 1.045 .087 6.184 .000

Tự thực hành -13.596 1.004 -.181 -13.541 .000

Sự hỗ trợ của giáo viên cho học sinh 7.378 1.040 .100 7.098 .000

R2= 0.181

Kết quả phân tích hồi quy đa biến lần 2 cho ra kết quả không thay đổi đáng kể (R2 = 0.18) và 10/10 nhân tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê. Căn cứ vào giá trị R2 hiệu chỉnh (R = 0.18) có thể thấy, tổng hợp các yếu tố trong mô hình giải thích được 18% sự biến thiên của điểm kết quả Khoa học của học sinh. Kết quả này được hiểu, nếu coi các yếu tố khác không đổi thì trong 100% sự biến thiên về kết quả Khoa học của học sinh, 10 yếu tố trên có thể giải thích được 18,1% sự biến thiên về kết quả. Căn cứ vào các yếu tố này, ta có thể dự báo, giải thích, tìm hiểu nguyên nhân để cải thiện và thúc đẩy kết quả Khoa học cho học sinh.

Từ kết quả Bảng 3.14 cho thấy nhân tố Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học cơ bản, các yếu tố liên quan đến việc dạy học Khoa học (Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học, Phản hồi của giáo viên, Hướng dẫn thí nghiệm) có ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác.

Kết quả Bảng 3.14 có thể xác định mức độ tác động của các yếu tố căn cứ vào trị tuyệt đối của giá trị Beta. Có thế thấy, theo mức độ tác động giảm dần, các yếu tố sau tác động mạnh đến thành tích Khoa học của HS Việt Nam là: Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học cơ bản, Hướng dẫn_thí nghiệm Khoa học, Phản hồi từ giáo viên Khoa học, Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học, Sự hỗ trợ của giáo viên cho học sinh, Hướng thú với Khoa học, Thực hành có hướng dẫn, Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học liên quan đến công nghệ cao, Cảm giác gắn kết với trường học, Môi trường kỷ luật trong trường học. Trong đó, hai yếu tố ảnh hưởng ngược chiều (hệ số âm) là Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học cơ bản, Tự thực hành.

Hình 3.19. Giá trị dự đoán chuẩn hóa hồi quy và điểm Khoa học Kết quả Khoa học = 526.99 + 6.85 * (JOYSCIE) + 17.05 * (SCIEEFF_1) + 5.14 * (SCIEEFF_2) + 3.60 * (DISCLISCI) + 4.06 * (BELONG _2) + 8.43 * (TDTEACH) - 12.95* (PERFEED) + 6.46 * (IBTEACH _1) - 13.59 * (IBTEACH _1) + 7.37 * (TEACHSUP) + 0,916

Từ kết quả phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy khi các điều kiện khác không đổi, biến Hứng thú với Khoa học tăng một đơn vị thị biến Kết quả Khoa học tăng 6.85 điểm, biến Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học cơ bản tăng 17.05 điểm, biến Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học liên quan đến công nghệ cao tăng 1 đơn vị thì biến kết quả Khoa học tăng 5.14 điểm, biến Môi trường kỷ luật trong trường học tăng một 1 đơn vị thì biến kết quả Khoa học tăng 3.60 điểm, biến Cảm giác gắn kết với trường học tăng 1 đơn vị thì biến kết quả Khoa học tăng 4.06 điểm, biến Hướng dẫn của giáo viên trong giờ khoa học tăng 1 đơn vị thì biến kết quả Khoa học tăng 8.43 điểm, biến Phản hồi từ giáo viên Khoa học tăng 1 đơn vị thì biến kết quả Khoa học giảm 12.95 điểm, biến Thực hành có hướng dân tăng 1 đơn vị thì kết quả khoa học tăng 6.46 điểm, biến Tự thực hành tăng 1 đơn vị thì biến kết quả khoa học giảm 13.59 điểm, biến Sự hỗ trợ của giáo viên cho học sinh tăng 1 đơn vị thì biến kết quả Khoa học tăng 7.37 điểm.

Hình 3.22. Giá trị dự đoán chuẩn hóa hồi quy và điểm Khoa học

Hình 3.22 mô hình hóa mối quan hệ của điểm Khoa học của học sinh Việt Nam

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã tiến hành phân tích các nội dung chính nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Qua viên phân tích, đánh giá các đặc điểm về Thái độ đối với Khoa học, Môi trường học tập, Dạy học Khoa học tại trường của học sinh Việt Nam qua dữ liệu PISA chu kỳ 2015; phân tích tương quan và hồi quy đa biến các yếu tố trên với kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam qua dữ liệu PISA chu kỳ 2015 đã khẳng định các giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Kết quả phân tích cho thấy:

Về kết quả thống kê mô tả: Phần lớn học sinh Việt Nam có thái độ tích cực đối với lĩnh vực Khoa học. Các em yêu thích các chủ đề Khoa học và tin tưởng học Khoa học sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nghề nghiệp và tương lai sau này của các em. Tuy nhiên, khi tự nhận định về hiểu biết, năng lực của bản thân về các vấn đề Khoa học được hỏi, các em lại tự đánh giá khá thấp, đặc biệt là ở các chủ đề liên quan đến khoa học công nghệ cao, các giờ học Khoa học diễn ra trong môi trường kỷ luật cao, tỷ lệ % tình trạng ồn ào, náo loạn, học sinh không nghe giảng trong các giờ Khoa học rất thấp.

Các em nhận được hỗ trợ lớn từ giáo viên và cảm thấy khá hài lòng, gắn bó với trường học. Việc giảng dạy ở các giờ Khoa học: hướng dẫn của giáo viên, phản hồi của giáo viên về việc học và dạy học dựa trên truy vấn là chưa cao. phần lớn giáo viên quan tâm đến học sinh, khuyến khích các em học tập, chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của các em.

Tuy nhiên, giáo viên chú trọng hơn đến việc giải thích các ý tưởng Khoa học cho các em, lý giải mối quan hệ và hướng dẫn các em áp dụng các tri thức Khoa học vào cuộc sống nhưng là ít khuyến khích các e tự mình tìm hiểu, thực hiện các thí nghiệm riêng.

Về kết quả thống kê suy luận: Nghiên cứu cũng phát hiện tất cả các nhân tố phân tích đều có tương quan với kết quả Khoa học trong PISA chu kỳ 2015. Mô hình hồi quy đa biến đã xác định 10/12 nhân tố là có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến kết quả Khoa học với tỷ lệ giải thích là 18,1%. Các nhân tố ảnh hưởng lớn trong mô hình là Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học cơ bản, các yếu tố liên quan đến việc dạy học Khoa học. Việc phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả Khoa học qua việc phân tích dữ liệu PISA là một trong những cơ sở đề xuất một số giải phát phù hợp nhằm điều chỉnh, duy trì và năng cao kết quả học tập

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015 (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)