Tình hình nuôi trai ngọc ở huyệnVân Đồn, Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nuôi sinh khối vi tảo biển làm thức ăn cho ấu trùng trai ngọc tại vân đồn, quảng ninh (Trang 21 - 24)

1.3. Tình hình nghiên cứu vi tảo biển làm thức ăn cho ấu trùng nhuyễn thể ở trong

1.3.3. Tình hình nuôi trai ngọc ở huyệnVân Đồn, Quảng Ninh

Hình 1.2. Bản đồ vùng đông bắc bộ [41]

Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnnh Quảng Ninh. Nó gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ. Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 551,3km², phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía tây giáp thành phố Cẩm Phả, ranh giới với các huyện thị trên là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn, phía đông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp Vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long, và vùng biển Cát Bà thành phố Hải Phòng, phía nam là vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ [40].

Làng nghề nuôi cấy ngọc trai trên biển đầu tiên của vùng Ðông Bắc Việt Nam thuộc huyện đảo Vân Ðồn, cách thành phố Hạ Long khoảng 60km. Nghề này đã ra đời và phát triển ở đây khoảng 40 năm. Huyện đảo Vân Ðồn có diện tích các bãi triều ngập nước là 10.969ha, cùng hàng vạn ha đất có mặt nước tại các vụng, tùng, vịnh... ẩn khuất trong trùng điệp núi đá, núi đất thuộc vịnh Bái Tử Long là những nơi lý tưởng để phát triển nghề này.

Vân Ðồn là nơi tập trung tới bốn loài trai ngọc có giá trị, gồm trai Mã Thị, trai Vỏ Dày, trai Cánh Dài và loài Jamson. Ðây là những loài trai ngọc rất quí và có giá trị xuất khẩu cao. Với diện tích mặt nước hàng vạn ha, cùng với khí hậu, môi sinh

rất thuận lợi cho việc nuôi trai cấy ngọc, tạo nên một vùng nuôi cấy ngọc trai rất lớn ở Vân Ðồn.

Bắt đầu từ năm 2005, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh bắt tay vào xây dựng chương trình phát triển ngành kinh tế thủy sản, tập trung vào nuôi nhuyễn thể để vừa khai thác được thế mạnh vừa giữ được môi trường trong sạch, đẹp. Xác định việc nuôi trai lấy ngọc chỉ phù hợp với mô hình sản xuất của các doanh nghiệp nên huyện đã cấp diện tích mặt nước cho 3 công ty, xí nghiệp tiến hành nuôi với tổng diện tích 156,6 ha tập trung, trong đó có 2 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài gồm: công ty ngọc trai Phương Đông có diện tích thả nuôi 75,4 ha và công ty Taiheiyo Shinju Việt Nam có diện tích thả nuôi 45 ha. Tính đến nay, số lượng trai tham gia và nuôi lấy ngọc mỗi năm trên địa bàn huyện khoảng 5 triệu con, sản lượng ngọc trai thành phẩm thu được từ 500 - 800kg. Hiện tại, ngọc trai sản xuất ở Quảng Ninh đã có mặt ở các thị trường Trung Quốc, nhật Bản, Thái Lan... Sản phẩm ngọc trai Quảng Ninh đã đạt được thương hiệu Sao vàng đất Việt. Phát triển nuôi nhuyễn thể đang được người dân trên toàn huyện Vân Đồn hưởng ứng rất nhiệt tình, song nghề nuôi trai ngọc hiện đang khó khăn cả phía đầu vào và đầu ra vì từ con giống, quy trình kỹ thuật đến chế tác ngọc còn hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài.

Đầu tư cho nuôi trai ngọc khá lớn lại rủi ro lại cao nên nghề này phát triển chậm.

Đối với giống trai ngọc, mặc dù trong nước đã sản xuất nhưng do giá thành cao nên các doanh nghiệp chủ yếu nhập trai cám có kích thước từ 0,2 -0,5cm từ Trung Quốc về ương thành trai nguyên liệu cỡ 5 - 7cm phục vụ cho việc cấy ngọc. Tuy nhiên, nguồn cung cấp này lại không ổn định chất lượng chưa đảm bảo [36, 40, 41].

Bên cạnh giống nuôi, một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản là vấn đề thức ăn. Thức ăn của trai chủ yếu là vi tảo, ngoài ra trai còn ăn các chất lơ lửng trong nước như xác bã hữu cơ có kích thước nhỏ. Trai bắt mồi theo phương pháp thụ động nhưng có chọn lọc theo kích thước. Bước đầu tiên quan trọng trong sản xuất giống trai nhân tạo chính là gây nuôi sinh khối vi tảo đơn bào để chuẩn bị thức ăn cho trai con theo từng độ tuổi.

Cùng với việc mở rộng quy mô nuôi trồng, nguồn thức ăn cho việc sản xuất cần

phải được phát triển với mức độ phát triển tương ứng. Qua 4 thập kỷ gần đây, vài trăm chủng vi tảo đã được thử nghiệm làm thức ăn, nhưng chỉ có chưa đến 20 loài được sử dụng rộng khắp trong nuôi trồng thủy sản. Vi tảo được coi như là chìa khóa hữu ích cho nuôi trồng thủy sản. Chúng có kích thước phù hợp để tiêu hóa, có tốc độ phát triển nhanh, dễ dàng thu sinh khối, và cũng ổn định trong nuôi cấy, dễ thích nghi với các dao động về nhiệt độ, ánh sáng và các chất dinh dưỡng trong hệ thống nuôi. Cuối cùng, chúng có thành phần dinh dưỡng tốt, không có độc tố và có thể chuyển vào trong chuỗi thức ăn. Các chủng đã thành công trong nuôi 2 mảnh vỏ bao gồm Isochrysis galbana, Isochrysis sp, Pavlova lutheri, Tetraselmis suecica, Pseudoisochrysis paradoxa, Chaetoceros cancitrans và Skeletonema costatum.

Đáng chú ý là hơn 20 năm qua, các loài như trên vẫn cần thiết cho quá trình tái sản xuất ấu trùng trai ngọc [ 7].

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nuôi sinh khối vi tảo biển làm thức ăn cho ấu trùng trai ngọc tại vân đồn, quảng ninh (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)