Lựa chọn các loài vi tảo biển cho hệ thống nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nuôi sinh khối vi tảo biển làm thức ăn cho ấu trùng trai ngọc tại vân đồn, quảng ninh (Trang 69 - 70)

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.6. Xây dựng hệ thống nuôi cấy vi tảo biển

3.6.3. Lựa chọn các loài vi tảo biển cho hệ thống nuôi

Vi tảo được sử dụng làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành

động vật thân mềm nói riêng phải đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của

chúng. Nuôi cấy vi tảo làm thức ăn cho ấu trùng, con giống cũng như con bố mẹ

sinh sản trai ngọc là một yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất giống trai ngọc. Rất nhiều lồi vi tảo có thể được sử dụng làm thức ăn cho chúng nhưng khơng phải lồi nào cũng hỗ trợ sự tăng trưởng của loài động vật thân mềm đặc biệt này. Bởi sự khác nhau kích thước, khả năng tiêu hóa và đặc biệt là dinh dưỡng của vi tảo. Giá trị dinh dưỡng phụ thuộc chủ yếu vào thành phần sinh hóa của vi tảo và các giá trị dinh dưỡng cần thiết cho chăn nuôi sản xuất giống trai ngọc. Sáu loài vi tảo thường được sử dụng như làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng, con giống và con bố mẹ sinh sản trai ngọc.

3.6.3.1. Chaetoceros calcitrans VĐ01

Theo Volkman Chaetoceros calcitrans và C. muelleri là các lồi vi tảo có giá trị dinh dưỡng tốt và đã được sử dụng rộng rãi cho các trại sản xuất giống trai ngọc.

Chaetoceros calcitrans VĐ01 có chứa 12 loại acid béo không no đặc biệt chứa hàm

lượng cao AA và EPA. Mặc dù Chaetoceros calcitrans VĐ01 khơng có khả năng

chịu được nhiệt độ cao, sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ 25-28°C. Vi tảo này phù hợp khi kết hợp nuôi cấy với Isochrysis trong điều kiện nhiệt đới.

3.6.3.2. Chlorella vulgaris VĐ02

Mặc dù giá trị dinh dưỡng của vi tảo này là khơng cao như 5 lồi vi tảo nghiên cứu. Tuy nhiên Chlorella vulgaris VĐ02 là một chủng vi tảo dễ thích nghi

trong mọi điều kiện nhiệt độ có thể chịu được nhiệt độ lên tới 36°C, và độ mặn với dải tối ưu tương đối rộng 15-35‰.

3.6.3.3. Isochrysis galbana VĐ03

Isochrysis là một trong các loài vi tảo tốt nhất sử dụng cho nuôi trồng thủy

tăng trưởng nhanh chóng 3-5 × 106 tế bào/ml sau 3-5 ngày nuôi cấy ở giai đoạn

nhân giống cấp 1 và tồn tại trong một khoảng thời gian dài mà vẫn duy trì mật độ cao trong pha suy tàn (6-9 × 106 tế bào/ml trong 7 - 10 ngày) ở điều kiện chiếu sáng yếu, cho thấy loài này khả năng kháng chịu được sự nhiễm khuẩn. Loài này được coi là một loại thực phẩm thích hợp cho ni ấu trùng dài hạn. Vi tảo này có giá trị

dinh dưỡng cao, đặc biệt chứa hai loại acid béo khơng bão hồ là EPA và DHA. Sự

kết hợp của Isochrysis Chaetoceros spp. đã được sử dụng cho hoạt động sản

xuất giống trai ngọc Úc.

3.6.3.4. Nannochloropsis oculata VĐ04

Vê mặt giá trị dinh dưỡng vi tảo Nannochloropsis oculata VĐ04 là loài đa

dạng nhất về thành phần acid béo trong 6 loài vi tảo nghiên cứu. Sau 4-6 ngày nuôi cấy mật độ tế bào có thể đạt tới 10-15 × 106/ml, tại pha suy tàn mật độ tế bào vẫn rất cao khoảng 8-12× 106/ml. Lồi vi tảo này có thể chịu được nhiệt độ lên tới 38°C, tuy nhiên khả năng chịu mặn lại kém, nuôi cấy tốt nhất ở môi trường với độ mặn 20‰.

3.6.3.5. Navicula sp. VĐ05

Navicula gần đây đã được giới thiệu sử dụng trong sản xuất ấu trùng trai

ngọc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. bởi lồi vi tảo silic này thích hợp cho sự tạo vỏ của ấu trùng. Lồi này có khả năng chịu nhiệt ở 32°C, độ mặn 30‰. Sự tăng

trưởng ban đầu pha log của vi tảo này là rất chậm sau 5-7 ngày mật độ chỉ đạt 2-3 ×

106 tế bào/ml. Nhưng sau đó tăng trưởng nhanh hơn với mật độ tế bào 5-7 × 106/ml.

3.6.3.6. Tetraselmis chuii VĐ06

Tetraselmis chuii VĐ06 chứa không nhiều loại acid béo, nhưng trong thành

phần lại chứa hai loại acid béo khơng bão hịa AA và DHA. Lồi này có khả năng thích nghi ở điều kiện nhiệt độ cao 38°C, độ mặn 35‰. Tuy giá trị sinh dưỡng

không phải là quá cao nhưng lồi vi tảo này thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng trai ngọc ở giai đoạn sau từ 10 ngày tuổi, bởi kích thước lớn phù hợp với kích thước lỗ miệng của ấu trùng, ấu trùng dễ bắt và ăn vi tảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nuôi sinh khối vi tảo biển làm thức ăn cho ấu trùng trai ngọc tại vân đồn, quảng ninh (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)