Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.5. Ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy đến sinh trưởng của 6 chủng vi tảo
3.5.1. Ảnh hưởng của độ mặn
Các loài vi tảo rất nhạy cảm với sự thay đổi độ mặn. Khi nồng độ muối của môi trường giảm xuống quá thấp hay tăng lên quá cao sẽ ức chế các quá trình quang hợp. Mỗi loài vi tảo có biên độ chịu mặn khác nhau: có loài rộng muối có loài hẹp muối, có loài có khả năng thích nghi độ mặn cao có loài khả năng thích nghi độ mặn thấp. Để xác định khoảng độ mặn tối ưu cho nuôi sinh khối vi tảo thí nghiệm được thực hiện với thang độ mặn: 15, 20, 25, 30, 35‰. Môi trường nuôi cấy là môi trường F/2. Các điều kiện nuôi dưỡng là đồng đều nhau. Cứ sau hai ngày tiến hành lấy mẫu để kiểm tra, mỗi mẫu chúng tôi thực hiện đếm số lượng tế bào ba lần lấy kết quả trung bình . Kết quả thu được trình bày trong bảng 3.4 và hình 3.21.
Kết quả bảng 3.4 cho thấy vi tảo Chaetoceros VĐ01 sinh trưởng và phát triển tốt ở độ mặn 20-30‰, số lượng tế bào cao nhất ở mỗi thang độ mặn đều đạt được ở ngày nuôi cấy thứ 8. Số lượng tế bào đạt cao nhất là 50x105/ml tại độ mặn 25‰, và 42.1ì105/ml đối với độ mặn 20‰ và số lượng tế bào giảm từ từ ở những ngày nuụi cấy tiếp theo. Ở độ mặn 30‰ tuy số lượng tế bào đạt 45.2 ì105/ml nhưng lại giảm đáng kể ở những ngày nuôi cấy thứ 10 và đến ngày nuôi cấy thứ 12 số lượng tế bào giảm một nửa so với ngày nuụi cấy thứ 8 chỉ cũn 20.3 ì105/ml.
Vi tảo Chlorella VĐ02 cũng như các vi tảo khác số lượng tế bào cũng tăng lên cùng với sự tăng lên của thời gian nuôi cấy và nồng độ muối. Vi tảo sinh trưởng tốt nhất ở môi trường có độ mặn 20 đến 30‰ trong khoảng ngày nuôi cấy thứ 8 đến thứ 10. Trong đú số lượng tế bào đạt cao nhất (82.9ì105/ml) khi nuụi ở ngày thứ 10 với độ mặn 30‰. Khi nuôi vi tảo ở nồng độ muối 25‰ ở ngày thứ 8 số lượng tế bào đạt được cũng rất cao (82.3ì105/ml), tốc độ tăng trưởng của tế bào tiệm cận gần đến mức cao nhất (82.9ì105/ml ở ngày thứ 10 với độ mặn 30‰). Ở cỏc ngày nuụi cấy tiếp theo với tất cả các nồng độ muối thí nghiệm số lượng vi tảo đều giảm.
Bảng 3.4. Khả năng sinh trưởng của 6 loài vi tảo nghiên cứu ở các độ mặn (‰) khác nhau
Thời gian (ngày) 0 2 4 6 8 10 12
15‰ 2.5 5 9.2 21.9 22.1 18.6 15.2
20‰ 2.5 4.6 12.3 21.3 42.1 41.6 40.5
25‰ 2.5 10.6 20.5 37.8 50 48.3 45.4
30‰ 2.5 3.7 10.42 32.6 45.2 22.6 20.3
Chaetoceros VĐ01
35‰ 2.5 4.5 9.7 25.2 27.3 29.1 32
15‰ 4.2 8.3 17.9 32.4 51.7 60.7 75.9
20‰ 4.2 9.2 23.6 43.7 59.1 77.1 72.8
25‰ 4.2 15.5 38.2 63.9 82.3 80.0 79.7
30‰ 4.2 12.4 29.7 58.2 73.9 82.9 82.1
Chlorella VĐ02
35‰ 4.2 13.8 30.5 59.6 62.7 71.1 76.6
15‰ 5 12.8 32.4 33.9 28.1 25.4 20
20‰ 5 10.5 28.4 55.2 56.7 48.3 44.1
25‰ 5 21.4 42.9 50.1 81.5 58.9 57.4 30‰ 5 25.6 72.1 102 100.4 115.2 90
Isochrysis VĐ03
35‰ 5 32.6 45.9 82.7 96.5 82.1 77.5
15‰ 15 35.6 40.3 55.9 60.2 62.3 60.7
20‰ 15 42.8 85.4 105.
9 155.6 125.
8
113.
4 25‰ 15 55.9 90.1 120.7 149.3 150.1 149.8
30‰ 15 20.6 35.4 44.2 75.7 45.1 32.6
Nannochloropsis VĐ04
35‰ 15 35.8 36.2 40.9 33.1 25.9 24.3
15‰ 5.6 7.9 12.5 17.3 22.4 27.9 38.3 20‰ 5.6 10.3 18.4 32.7 41.6 53.1 47.8
25‰ 5.6 12.5 23.7 37.1 51.3 62.5 61.2 30‰ 5.6 8.2 12.9 26.3 39.1 48.8 58.4 Navicula VĐ05
35‰ 5.6 6.8 14.5 26.3 32.5 40.0 47.9
15‰ 1.3 2.3 4.6 5.2 7.2 6.8 6.7
20‰ 1.3 1.9 3.3 6.9 8.5 8.2 5.6
25‰ 1.3 3.7 4.1 7.5 9.8 12.6 11.2 30‰ 1.3 3.5 5.2 8.9 12.7 14.3 14.0
Số lượng tế bào (ì105/ ml)
Tetraselmis VĐ06
35‰ 1.3 1.8 4.4 8.9 10.1 13.8 13.7
Hình 3.21. Động thái sinh trưởng của 6 chủng vi tảo ở độ mặn khác nhau
0 2 4 6 8 10 12 14
0 10 20 30 40 50 60
Chaetoceros VĐ01
20‰
15‰
25‰
30‰
35‰
Thời g ian (ng ày)
Số lượng tế bào (x 100000/ ml)
0 2 4 6 8 10 12 14
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180
Nannochloropsis VĐ04
15‰
20‰
25‰
30‰
35‰
Thời gian (ngày)
Số lượng tế bào (x 100000/ ml)
0 2 4 6 8 10 12 14
0 20 40 60 80 100 120 140
Isochrysis VĐ03
15‰
20‰
25‰
30‰
35‰
Thời gian (ngày)
Số lượng tế bào (x 100000/ ml)
0 2 4 6 8 10 12 14
0 10 20 30 40 50 60 70
Navicula VĐ05
15‰
20‰
25‰
30‰
35‰
T hời gian (ngày)
Số lượng tế bào (x 100000/ ml)
0 2 4 6 8 10 12 14
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Tetraselm is VĐ06
15‰
20‰
25‰
30‰
35‰
T hời gian (ngày)
Số lượng tế bào (x 100000/ ml)
0 2 4 6 8 10 12 14
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Chlorella VĐ02
15 ‰ 20 ‰ 25 ‰ 30 ‰ 35 ‰
Thời gian (ngày)
Số lượng tế bào (x 100000/ ml)
Vi tảo Isochrysis VĐ03 có khả năng thích nghi với môi trường có độ mặn khá cao 25-30‰, số lượng tế bào đạt cao nhất ở ngày nuôi cấy thứ 10 là 115.2ì105/ml tại độ mặn 30‰ và ở độ mặn 35‰ là 96.5ì105/ml. Tại độ mặn 15, 20‰ số lượng tế bào đạt cao nhất cũng chỉ bằng 30% và 50% so với số lượng tế bào tại độ mặn 30‰ lần lượt là 28.1 và 56.3ì105/ml.
Vi tảo Nannochloropis VĐ04 lại có khả năng chịu mặn thấp hơn so với vi tảo Chaetoceros VĐ01 và Isochrysis VĐ03. Biên độ chịu mặn của chủng này cao nhất là 25‰, nhưng tối ưu nhất vẫn là 20‰, số lượng tế bào đạt khỏ cao 155.6ì105/ml ở ngày nuôi cấy thứ 8. Ở độ mặn 15 và 35‰, Nannochloropis VĐ04 sinh trưởng và phỏt triển chậm số lượng tế bào cao nhất chỉ đạt 62.3 và 40.9ì105/ml.
Với Navicula VĐ05 thời gian để đạt tốc độ sinh trưởng tốt nhất dài hơn ở ngày nuôi cấy thứ 10 và thứ 12 với nồng độ muối 20 đến 30‰. Trong đó số lượng tế bào đạt cao nhất khi nuôi ở môi trường có độ mặn 25‰ với ngày nuôi thứ 10 là 62.5ì105/ml. Nồng độ muối tốt nhất với sinh trưởng của Navicula VĐ05 là 25‰, ở nồng độ này số lượng tế bào cao hơn so với các nồng độ khác trong cùng ngày nuôi.
Số lượng tế vi tảo Tetraselmis VĐ06 đạt cao nhất ở ngày nuôi thứ 10 với mỗi thang độ mặn, biên độ chịu mặn cao từ 25 đến 35‰. Trong đó số lượng tế bào đạt cao nhất là 14.3ì105/ml nuụi ở độ mặn 30‰. Cũng ở độ mặn này tốc độ tăng trưởng của tế bào là tốt nhất so với các môi trường có độ mặn khác trong cùng ngày nuôi.