Thành phần acid béo của 6 loài vi tảo biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nuôi sinh khối vi tảo biển làm thức ăn cho ấu trùng trai ngọc tại vân đồn, quảng ninh (Trang 46 - 56)

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4. Thành phần acid béo của 6 loài vi tảo biển

Giá trị dinh dưỡng của vi tảo phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hóa học, cấu trúc tế bào của chúng và chịu ảnh hưởng nhiều bởi các điều kiện nuôi cấy. Vi tảo được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản cần phải có giá trị dinh dưỡng cao, không độc hại, kích thước và thành tế bào phù hợp để ấu trùng có thể hấp thụ và tiêu hóa [10]. Bản chất hoá học của các chất dự trữ và thành tế bào của vi tảo biển đóng vai trò quan trọng trong giá trị dinh dưỡng của vi tảo. Lipid là thành phần không thể thiếu được của tất cả các cơ thể sinh vật nhưng lại có tính đặc thù cao cho từng loài.

Lipid là nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo thiết yếu quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển các loài động vật ăn chúng. Chúng cũng hỗ trợ cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E và K.

Trong nghiên cứu này tiến hành phân tích để xác định thành phần và hàm lượng các acid béo có trong 6 loài vi tảo Chaetoceros VĐ01, Chlorella VĐ02, Isochrysis VĐ03, Nannochloropsis VĐ04, Navicula VĐ05 và Tetraselmis VĐ06.

Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.14.

Bảng 3.3. Thành phần acid béo của 6 loài vi tảo biển

Tỷ lệ (% tổng số acid béo)

STT Acid béo Danh pháp Tên thường gọi

Chaetoceros VĐ01

Chlorella VĐ02

Isochrysi s VĐ03

Nannochloropsis VĐ04

Navicula VĐ05

Tetraselmis VĐ06

1 12:0 Dodecanoic acid Lauric - - - 0.2 0.15 -

2 14:0 Tetradecanoic acid Myristic 1.910 1.43 5.594 3.6 4.29 5.32

3 14:1n-5 9-Tetradecenoic acid Myristolenic acid 18.086 - - - 0.52 -

4 15:0 Pentadecanoic acid Convolvulinolic 0.745 - - - - -

5 15:1n-5 Pentadecenoic acid Hormelic 0.096 1.2 - - 0.563 0.283

6 16:0 Hexadecanoic acid Palmitic 5.532 24.559 19.753 21.3 52.41 32.74

7 16:1n-7 9-Hexadecenoic acid Palmitoleic 15.232 6.39 2.81 14.4 24.83 35.53

8 16:1n-9 11-Hexadecenoic acid Ambrettolic 2.200 2.3 - - - -

10 16:3n-3 7,10,13-Hexadecatrienoic acid -- - - - 3.7 - -

11 16:3n-6 Hexadecatrienoic acid -- - - - 0.2 - -

12 17:0 Heptadecanoic acid Margric 9.519 3.1 - - 0.413 1.35

17:1n-7 Heptadecenoic acid -- - 5.98 - - 0.31 1.284

13 18:0 Octadecanoic acid Stearic 1.462 3.27 1.64 0.3 1.28 1.63

14 18:1n-7 11- Octadecenoic acid Asclepic 3.744 - - 7.6 2.157 -

15 18:1n-9 Oleic acid 19.56 7.288 0.942 1.471

Tỷ lệ (% tổng số acid béo)

STT Acid béo Danh pháp Tên thường gọi

Chaetoceros VĐ01

Chlorella VĐ02

Isochrysi s VĐ03

Nannochloropsis VĐ04

Navicula VĐ05

Tetraselmis VĐ06

16 18:2n-6 9, 12- Octadecenoic acid Linolenic 2.703 9.12 3.644 7.6 - 1.98

17 18:3n-3 9,12,15-Octadecatrienoic acid -Linolenic acid - 18.92 4.733 5.8 1.372 0.29

18 18:3n-6 6,9,12-Octadecatrienoic acid γ-Linolenic acid 1.122 - 0.3 0.285 1.163

19 18:4n-3 Octadecatetraenoic acid Moroctic acid 0.216 25.413 - - -

20 20:0 Eicosanoic acid Arachidic 1.048 2.67 - 0.1 1.526 -

21 20:1n-7 13-Eicosaenoic acid Paullinic 0.099 - - - - -

22 20:1n-9 11-Eicosaenoic acid Gondoic 0.256 - - 0.2 - -

23 20:2n-9 8,11-cis-Eicosadienoic acid -- - - - 0.1 - -

24 20:2n-6 11,14-Eicosadienoic acid Eicosadienoic acid - - - 0.1 - -

25 20:3n-9 5,8,11-Eicosatrienoic acid Mead acid - - - 0.1 - -

26 20:3n-6 8,11,14-Eicosatrienoic acid Dihomo--linolenic acid

- - - 0.2 - -

27 20:4n-6 5,8,11,14-Eicosatetraenoic acid Arachidonic acid

(AA)

7.845 - - 3.0 - 2.824

20:4n-3 8,11,14,17-Eicosatetraenoic acid

Eicosatetraenoic acid (ETA)

- - - - 4.75 -

28 20:5n-3 5,8,11,14,17-Eicosapentaenoic acid

Eicosapentaenoic acid (EPA)

24.759 - 0.323 26.7 - -

Tỷ lệ (% tổng số acid béo)

STT Acid béo Danh pháp Tên thường gọi

Chaetoceros VĐ01

Chlorella VĐ02

Isochrysi s VĐ03

Nannochloropsis VĐ04

Navicula VĐ05

Tetraselmis VĐ06

29 22:0 -- Behenic acid - - 21.366 0.1 3.88 6.334

30 22:1 13-Docosenoic acid -- - - - 0.1 - -

31 22:4n-6 7,10,13,16-Ocoatetraenoic acid

Adrenic acid - - - 0.3 - -

32 22:6n-3 4,7,10,13,16,19- Docosahexaenoic acid

Docosahexaenoic acid (DHA)

- - 7.436 0.1 - 0.728

33 24:0 Tetracosanoic acid Lignoceric 0.121 - - -- - -

34 Acid khác 3.305 1.501 - 3.9 0.322 7.073

Tổng các acid béo no 20.337 35.029 48.353 25.6 63.949 47.374

Tổng các acid béo không no 76.358 63.47 51.647 70.5 35.729 45.553

Tổng acid béo nhóm omega3 (3) 24.975 18.92 37.905 36.3 6.122 1.018

Tổng acid béo nhóm omega6 (6) 11.67 9.12 3.644 11.7 0.285 5.967

Hình 3.14. Thành phần acid béo của 6 loài vi tảo Chaetoceros calcitrans VĐ01, Chlorella vulgaris VĐ02, Isochrysis galbana VĐ03, Nannochloropsis oculata

VĐ04, Navicula sp. VĐ05 Tetraselmis chuii VĐ06

Nhiều nghiên cứu trước đây đã đưa ra những bằng chứng rằng có sự liên quan mật thiết giữa thành phần sinh hoá của thức ăn và sinh vật ăn những thức ăn này, đặc biệt là đối với những loài sinh vật biển. Dựa vào các nghiên cứu này mà người ta đã tạo ra nhiều loại thức ăn nhân tạo hoặc bổ sung cho từng giai đọan của ấu trùng tôm cá, nhuyễn thể, thức ăn nuôi vỗ tôm cá bố mẹ hoặc nuôi thịt. Kết quả từ các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tuy chiếm phần rất nhỏ trong thức ăn nhưng PUFA, đặc biệt là HUFA trong đó có DHA và EPA đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng của ấu trùng tôm cá biển, chúng không những kích thích tăng trưởng mà còn là thành phần quan trọng trong cấu tạo hệ thần kinh, mắt, thành lập sắc tố và sự miễn dịch.

Qua kết quả phân tích bảng 3.3, hình 3.14 cho thấy thành phần acid béo của 6 loài vi tảo khá đa dạng bao gồm các acid béo từ C12-C24. Vi tảo Chaetoceros

Chaetocers VĐ01

Chlorella VĐ02

Isochrysis VĐ03

Nannochloropsis VĐ04

Navicula VĐ05

Tetraselmis VĐ06 0

10 20 30 40 50 60 70 80

Acid béo no acid không no Omega 3 Omega 6 EPA DHA AA

VĐ01 chứa 19 loại acid béo, bao gồm 7 loại acid béo no và 12 loại acid béo không no. Trong đó, tỷ lệ acid béo không no rất cao, chiếm 76.358% tổng số acid béo trong vi tảo Chaetoceros VĐ01. Đặc biệt hàm lượng AA và EPA rất cao tương ứng 7.845và 24.759%.

Vi tảo Chlorella VĐ02 không chứa DHA nhưng hàm lượng -linoleic acid (C18:3n3) tương đối cao so với các chủng khác chiếm 18,92% và linoleic acid chiếm 9.12%. Trong 6 chủng vi tảo thì Navicula VĐ05 có hàm lượng acid béo không no thấp nhất chiếm 35.29% tổng hàm lượng acid béo. Tuy nhiên hàm lượng

-linoleic acid và linoleic acid khá cao 7.6 và 5.8% (chỉ đứng sau Chlorella). - linoleic acid và linoleic acid là hai acid béo thiết yếu đối với động vật vì chúng không tổng hợp được, do đó phải được cung cấp từ thức ăn. Một số loài cá có khả năng tổng hợp được các acid béo thiết yếu khác (như DHA) từ linoleic và linolenic acid bằng cách kéo dài thêm chuỗi carbonvà gia tăng số lượng nối đôi.

Vi tảo Isochrysis VĐ03 chứa 3 loại acid béo no và 8 loại acid béo không no, đặc biệt sự có mặt của nhóm acid béo omega3, omega6 trong vi tảo chiếm tỷ lệ cao 37.904 và 3.644% tổng số acid béo trong vi tảo Isochrysis VĐ03, trong đó DHA chiếm 7.436% và tỷ lệ nhóm acid béo omega3 cao nhất trong sáu loài vi tảo nghiên cứu.

Vi tảo Nannochloropsis VĐ04 đa dạng nhất về thành phần các loại acid béo chứa tới 31 loại acid béo, trong đó có 18 loại acid béo không no chiếm 71.7% tổng số acid béo trong vi tảo Nannochloropsis VĐ04 và 6 loại acid béo no. Đặc biệt tỷ lệ Nannochloropsis VĐ04 chứa rất nhiều các acid béo thiết yếu đối với cơ thể động vật.

Từ kết quả phân tích thành phần acid béo của Tetraselmis VĐ06 cho thấy hàm lượng acid béo không no chiếm 45.553%, hàm lượng linoleic acid (C18:2n6) và -linolenic acid thấp chiếm tỉ lệ 1.163 và 0.29% tổng hàm lương. Đặc biệt, sự có mặt của các acid béo không bão hòa quan trọng như AA (2.824%) và DHA (0.728%) với một tỷ tương đối cao so với các acid béo không bão hòa khác.

Lipid có ý nghĩa rất lớn với các giai đoạn khác nhau của ấu trùng trai ngọc, và có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và chất lượng trứng của nhiều loài tôm, cá và động vật thân mềm. Acid béo không bão hòa đặc biệt là nhóm omega3 và omega6 trong thành phần acid béo của các loài vi tảo làm tăng hàm lượng dinh dưỡng của vi tảo giúp chúng trở thành nguồn thức ăn rất tốt đối với sự sinh trưởng

và phát triển của ấu trùng hai mảnh. Sự thiếu hụt acid béo không bão hòa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thụ tinh và tỷ lệ nở của ấu trùng.

Đặc biệt sự có mặt của 3 loại acid béo quan trọng EPA, AA, DHA rất cần thiết trong nuôi trồng thủy sản. Vi tảo Nannochloropsis VĐ04 có tỷ lệ EPA, AA, DHA lần lượt là 26.7%, 3% và 0.1%. Vi tảo Isochrysis VĐ03 không chứa thành phần AA nhưng lại chứa tỷ lệ lớn về thành phần DHA với 7.436% tổng acid béo trong vi tảo Isochrysis VĐ03, tuy nhiên DHA không có mặt trong thành phầnacid béo của vi tảo Chaetoceros VĐ01 nhưng tỷ lệ EPA và AA cao (EPA chiếm 24.759%

còn AA chiếm 7.845% tổng số acid béo có trong vi tảo Chaetoceros VĐ01) thể hiện đặc tính phổ biến của tảo silic. Ba chủng vi tảo còn lại chỉ có Tetraselmis VĐ06 có tỉ lệ AA chiếm 2.824 và DHA 0.728% còn Chlorella VĐ02 và Navicula VĐ05 tuy không có AA và DHA nhưng acid béo nhóm omega3 cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 18.92 và 6.122% còn hàm lượng omega6 tương ứng là 9.12 và 0.285% với mỗi loài vi tảo. Acid béo anpha-linoleic acid (C18:3n3) hay còn gọi thuộc nhóm omega3 và linoleic acid (C18:2n6) thuộc nhóm omega6 đây là những acid béo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của cơ thể động vật. Đặc biệt omega3 và omega6 ở ba chủng Chaetoceros VĐ01, Isochrysis VĐ03, Nannochloropsis VĐ04 khá cao. Omega3 lần lượt là 24.97, 37.90, 36.3% hàm lượng acid béo tổng số. Hàm lượng omega3 ở ba chủng này cao hơn hẳn hàm lượng omega3 ở ba chủng còn lại.

Còn hàm lượng omega6 chiếm tỷ lệ ít hơn và không có sự khác biệt lắm trong 6 chủng. Tỷ lệ omega6 Chaetoceros VĐ01 là 11.67%, Isochrysis VĐ03 là 3.644%, Nannochloropsis VĐ04 là 11.7%. Sự có mặt của DHA và các acid béo không no khác giúp ấu trùng trai ngọc dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Mặc dù con người có thể tổng hợp DHA từ acid linolenic và eicosapentaenoic nhưng cho hiệu quả cao hơn khi bổ sung DHA chứa trong thức ăn để cải thiện sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, khả năng thị giác và các nhân tố sức khỏe khác. Trong hệ sinh thái biển tự nhiên các vi tảo là nguồn cung cấp DHA chính. Các loài nhuyễn thể, giáp xác...

tích lũy DHA bằng việc ăn các vi tảo. Như vậy qua kết quả nghiên cứu đều xác định rằng mỗi loài vi tảo khác nhau thì chúng có giá trị dinh dưỡng khác nhau, một loài tảo có thể thiếu ít nhất là một thành phần dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, việc sử dụng hỗn hợp các loài vi tảo làm thức ăn cho động vật thuỷ sản sẽ cung cấp chất dinh dưỡng tốt hơn cho chúng. Tuy nhiên, việc kết hợp các loài vi tảo làm thức ăn phải được hợp lý cả về tỷ lệ và thành phần thích ứng với nhu cầu dinh dưỡng của từng

đối tượng nuôi cụ thể thì mới đem lại hiệu quả cao.

Từ bảng phân tích thành phần acid béo của 6 chủng nghiên cứu có thể thấy acid béo của 3 chủng Chaetoceros VĐ01, Isochrysis VĐ03, Nannochloropsis VĐ04 cao hơn hẳn các chủng còn lại. Mặt khác trong kết quả nghiên cứu khả năng ăn và tiêu hóa của ấu trùng trai ngọc, thấy rằng ấu trùng trai ngọc có khả năng ăn và tiêu hóa 3 loài vi tảo Chaetoceros VĐ01, Isochrysis VĐ03, Nannochloropsis VĐ04 ngay từ những ngày tuổi đầu tiên. Nếu chỉ cho ăn riêng lẻ từng loài vi tảo thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng. Chính vì thế cần thiết phải phối hợp cả 3 loài vi tảo nghiên cứu trong chế độ cho ăn của ấu trùng để đem lại nguồn dinh dưỡng tối ưu nhất cho ấu trùng, tăng khả năng sống sót của ấu trùng ngay từ những giai đoạn đầu. Từ 5 ngày tuổi trở lên ấu trùng ăn được thêm các chủng còn lại vì vậy có thể sử dụng chế độ ăn hỗn hợp 6 loại vi tảo trong chế độ ăn của ấu trùng trai ngọc.

Kết quả thể hiện rừ hơn trờn sắc ký đồ hỡnh 3.15, 3.16, 3.17, 3.18, 3.19, 3.20.

Hình 3.15. Sắc ký đồ thành phần acid béo của vi tảo Chaetoceros VĐ01

Hình 3.16. Sắc ký đồ thành phần acid béo của vi tảo Chlorella VĐ02

Hình 3.17. Sắc ký đồ thành phần acid béo của vi tảo Isochrysis VĐ03

Hình 3.18. Sắc ký đồ thành phần acid béo của vi tảo Nannochloropsis VĐ04

Hình 3.19. Sắc ký đồ thành phần acid béo của vi tảo Navicula VĐ05

Hình 3.20. Sắc ký đồ thành phần acid béo của vi tảo Tetraselmis VĐ06

3.5. Ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy đến sinh trưởng của 6 chủng vi tảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nuôi sinh khối vi tảo biển làm thức ăn cho ấu trùng trai ngọc tại vân đồn, quảng ninh (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)