Phân tích thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ kê khai thuế qua mạng iHTKK tại quận bình tân (Trang 61 - 66)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Phân tích thang đo

Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh

là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có Hệ số tương quan biến - tổng phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có Hệ số Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunnally và BernStein, 1994).

Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu Cronbach’s alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn. Nhìn vào Bảng 4.7, chúng ta có thể thấy được kết quả phân tích độ tin cậy như sau:

Về nhân tố ĐƯỜNG TRUYỀN, các biến quan sát đều có Hệ số tương quan biến - tổng phù hợp >0.3 và Hệ số Alpha >0.6 (0.716) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy có thể đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhân tố LIÊN HỆ, 4 biến quan sát đều đạt yêu cầu về Hệ số tương quan biến - tổng phù hợp >0.3 và có Hệ số Alpha 0.888 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhân tố ĐÁP ỨNG, 4 biến quan sát đều có Hệ số tương quan biến - tổng phù hợp >0.3 và Hệ số Alpha 0.736 nên thích hợp cho việc phân tích nhân tố.

Về nhân tố ỨNG DỤNG, các biến đo lường đều thỏa điều kiện về phân tích độ tin cậy (Hệ số tương quan biến - tổng phù hợp >0.3 và Hệ số Alpha đạt 0.844) nên được đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhân tố THÔNG TIN, các biến quan sát đều có Hệ số tương quan biến - tổng phù hợp >0.3 và Hệ số Alpha >0.6 (0.914) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy có thể đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhõn tố HÀI LềNG, 3 biến quan sỏt thỏa yờu cầu về Hệ số tương quan biến - tổng phù hợp >0.3 và có Hệ số Alpha 0.845 nên cũng được lựa chọn đưa vào phân tích nhân tố.

Bảng 4.7: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Như vậy, có tất cả 21 biến của 5 thang đo được đưa vào phân tích nhân tố (Bảng 4.8). Ngoài ra, 3 biến đo lường sự hài lòng chất lượng dịch vụ iHTKK của NNT cũng được xem xét trong phần phân tích nhân tố.

Mã biến

Trung bình thang đo

nếu loại biến

Phương sai thang đo

nếu loại biến

Hệ số tương quan biến –

tổng

Cronbach's Alpha nếu

loại biến

DT1 7.37 2.215 .588 .566

DT2 7.50 2.341 .467 .709

DT3 7.37 2.104 .556 .601

Cronbach's Alpha .716

LH1 8.88 7.064 .709 .873

LH2 8.41 6.094 .785 .844

LH3 8.37 6.215 .802 .837

LH4 8.60 6.609 .727 .866

Cronbach's Alpha .888

DU1 10.06 4.727 .629 .620

DU2 9.76 5.247 .527 .679

DU3 10.17 4.761 .536 .672

DU4 10.81 4.950 .439 .733

Cronbach's Alpha .736

UD1 14.57 6.574 .698 .799

UD2 14.78 7.335 .562 .835

UD3 14.59 6.720 .694 .800

UD4 14.48 7.564 .617 .822

UD5 14.62 6.595 .689 .801

Cronbach's Alpha .844

TT1 13.16 9.189 .721 .908

TT2 13.17 8.651 .859 .879

TT3 13.10 9.144 .774 .897

TT4 13.23 8.985 .784 .895

TT5 13.24 9.177 .769 .898

Cronbach's Alpha .914

HL1 7.20 2.319 .701 .795

HL2 7.02 2.169 .686 .810

HL3 7.07 2.105 .751 .746

Cronbach's Alpha .845

4.2.2. Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là Hệ số tải nhân tố (factor loading). Hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường sẽ “thuộc về” những nhân tố nào.

Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) phải có giá trị lớn (0,5<KMO<1) thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu hệ số KMO <0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Thêm vào đó, hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0,5; điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 (mặc định của chương trình SPSS), và tổng phương sai dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50% mới thỏa yêu cầu của phân tích nhân tố (Gerbing & Anderson, 1988). Khi tiến hành phân tích nhân tố, tác giả đã sử dụng phương pháp trích (Extraction method) là Principal components factoring với phép xoay (Rotation) Varimax và phương pháp tính nhân tố là phương pháp Regression.

 Quá trình phân tích nhân tố được tiến hành như sau:

Tập hợp các biến quan sát đã qua kiểm tra về độ tin cậy đưa vào phân tích nhân tố (21 biến nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ và 3 biến quan sát đo lường mức độ hài lòng của NNT). Quá trình này được gọi là phân tích nhân tố (PHỤ LỤC 5) với kết quả như sau:

 Về các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ:

KMO : 0,906

Eigenvalue : 1,043 Tổng phương sai : 69,730%

Số nhân tố : 5 nhân tố 1. TT : gồm 5 biến của nhân tố TT

2. LH : gồm 4 biến của nhân tố LH và 1 biến của nhân tố DU 3. UD : gồm 5 biến của nhân tố UD

4. DU : gồm 3 biến của nhân tố DU (ban đầu gồm 4 biến, 1 biến bị tách ra nhập vào nhân tố LH)

5. DT: gồm 3 biến của nhân tố DT

Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố

biến

Nhân tố

1 2 3 4 5

TT2 .825 TT1 .799 TT5 .762 TT3 .758 TT4 .713

LH2 .835

LH1 .770

LH3 .755

LH4 .703

DU4 .688

UD2 .765

UD1 .719

UD3 .626

UD5 .623

UD4 .610

DU1 .785

DU2 .725

DU3 .667

DT3 .838

DT1 .731

DT2 .646

 Về mức độ hài lòng của NNT: KMO đạt được là 0,721, Eigenvalue >1 và tổng phương sai dùng để giải thích nhân tố> 50% (76,443%) thỏa điều kiện của phân tích nhân tố. Như vậy, kết quả phân tích nhân tố về mức độ hài lòng của NNT (PHỤ LỤC 5) cho thấy 3 biến quan sát HL1, HL2, và HL3 đều có Hệ số tải nhân tố >0,5 và dùng để giải thích thang đo mức độ hài lòng NNT là hợp lý.

4.3 Mô hình nghiên cứu tổng quát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ kê khai thuế qua mạng iHTKK tại quận bình tân (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)