Quá trình văn học (35’)

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 12 cơ bản chi tiết (Trang 129 - 131)

1. Khái niệm (15’)

- Quá trình văn học là sự tồn tại, vận động và tiến hoá của văn học. Nó phụ thuộc vào lịch sử xã hội và tuân theo những qui luật.

+ Vận động trong thời gian: chia ra làm các thời kì văn học như cổ đại, trung đại, hiện đại, các giai đoạn thì tuỳ thuộc vào văn học của dân tộc mà phân chia khác nhau.

Ví dụ: Văn học dân gian nước ta, sáng tác truyện thơ của đồng bào dân tộc thiểu số phong phú hơn dân tộc Kinh

+ Qua khái niệm trên còn chỉ ra ngay bản thân văn học là một cẩu trúc phức tạp: đó là mối quan hệ; đó là tác phẩm và in ấn, lưu giữ, truyền bá; đó cịn là sự biến động và tiếp nhận văn học; thiếu sự tiếp nhận khơng nhận ra q trình văn học

- Qui luật tiếp nhận tác động của đời sống và lịch sử

Lịch sử xã hội là yếu tố, điều kiện làm nên và thúc đẩy quá trình văn học. Vì vậy quá trình văn học phải chịu sự chi phối của tiếp nhận và tác động của đời sống của lịch sử. “Thời đại nào văn học ấy”, không thể có thứ văn học tách rời thực tại. Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm liên tiếp trong lịch sử Việt Nam đã qui định tính chủ lưu của dịng văn học yêu nước trong văn học dân tộc.

* Những điều kiện xã hội như chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến Việt Nam ở cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XX đã tác động đến ý thức cá nhân, quyền sống con người, thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn này với sáng tác của Đặng Trần Cơn – Đồn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương mà đỉnh cao là Nguyễn Du.

- Qui luật kế thừa và cách tân

Quá trình văn học được đánh dấu bằng sự sáng tạo những giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ mới. Kế thừa và cách tân các mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Vì những thành tựu của quá khứ luôn tạo ra những điểm xuất phát thuận lợi cho những tìm tịi và sáng tạo. Q trình ấy là vơ tận.

Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du là sự kế thừa di sản văn học Việt Nam và Trung Quốc. Đến lượt mình, Truyện Kiều lại tạo ra một khởi điểm mới cho nền văn học sau đó. Bao nhiêu nhà thơ đã học ở Nguyễn Du những kinh nghiệm quí báu.

- Quy luật giao lưu: giao lưu là điều tất yếu của văn học. Văn học của bất cứ một dân tộc nào muốn phát triển phải cần đến giao lưu. Sức mạnh của nội lực phải cần đến yếu tố tích cực của ngoại lai. Các yếu tố ngoại lai không thể đồng hoá, triệt tiêu yếu tố nội lực. Cả hai tác động lẫn nhau làm cho quá trình phát triển của văn học thêm phong phú và giàu có

Hoạt động giáo viên

và học sinh Yêu cầu cần đạt

Học sinh đọc phần 2 trong SGK

- Thế nào là trào lưu và trường phái văn học?

- Trên thế giới có những trào lưu văn học nào?

- Ngoài trào lưu văn học thế giới có trường phái nào?

- Sự tác động của trào lưu văn học thế giới vào văn học Việt Nam như thế nào?

Ví dụ: Sự giao lưu của Văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc (văn học trung đại) và giữa văn học Việt Nam với văn học Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX đã tạo cho văn học Việt Nam có nhiều thành tựu đáng trân trọng.

Chú ý: Các qui luật tác động vào q trình văn học khơng phải theo

con đường thẳng băng đơn giản. Chúng tạo thành một hệ thống, cũng tác động, làm cho quá trình phát triển của văn học vừa phong phú đa dạng, nhiều vẻ.

2. Trào lưu văn học (20’)

- Trào lưu là hoạt động nổi bật trong q trình văn học. Nó tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực tạo thành một dòng rộng lớn trong đời sống văn học dân tộc, ra đời và mất đi trong khoảng thời gian nhất định. Trong một trào lưu văn học có thể có nhiều khuynh hướng hoặc trường phái văn học khác nhau. Trường phái cũng tập hợp một số nhà văn có chung lí tưởng thẩm mĩ và nguyên tắc sáng tạo. Nó khơi nguồn từ uy tín của nhà văn vĩ đại trong nhóm.

- Văn học thời Phục Hưng ở Châu Âu vào thế kỉ XV, XVI (chủ yếu là văn học của Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha). Người ta gọi trào lưu nhân văn chủ nghĩa. Nội dung để đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại các tư tưởng giáo điều, hẹp hịi thời Trung cổ (Đơn- ki-hô-tê, Ham-lét, Rô-mê-ô và Gui-li-ét).

- Chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỉ XVII chủ trương mô phỏng văn học cổ đại, sáng tác theo qui tắc lí tính chặt chẽ (Lơ Xít, Người nói dối của Cc-nây, Ăng-đrơ-mác củ Ra-xin, Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e).

- Chủ nghĩa lãng mạn thế kỉ XVIII-XIX chủ trương phá bỏ giáo điều, đề cao sức tưởng tượng, xây dựng các hình tượng nghệ thuật theo mong muốn chủ quan của nhà văn (Những người khốn khổ của Huy- gô, Những tên cướp của Si-le).

- Chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX chủ trương nhà văn là “người thư kí trung thành của thời đại”, quan sát thực tế để sáng tạo những bức tranh đời sống giàu chi tiết hiện thực. Mỗi nhân vật là một điển hình trong hồn cảnh điển hình. (Ơ-giê-ni Grăng-đê của Ban-dắc, Chiến tranh và hồ bình của L.Tơn-xtơi).

- Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ trương miêu tả xã hội trong quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân lao động (Người mẹ của Gc-ki, Sơng đơng êm đềm của Sơ-lơ-khốp). - Đó là trường phái đa đa, siêu thực, tượng trưng, vị lai

+ Đa đa + Siêu thực + Tượng trưng

Hoạt động giáo viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và học sinh Yêu cầu cần đạt

+ Vị lai

- Các trào lưu văn học thế giới đã tác động vào văn học Việt Nam + Văn học lãng mạn (1930 - 1945) với sáng tác của Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới.

+ Văn học hiện thực phê phán

+ Từ năm 1945 đến 1975 là văn học cách mạng

* Củng cố - HDVN (5')

- Củng cố: Quá trình VH, trào lưu VH - HDVN: Học bài cũ.

Chuẩn bị bài mới: “Quá trình văn học và phong cách VH” + Phong cách VH (Khái niệm, biểu hiện)

+ Làm BT trong SGK

Tiết 44

Ngày soạn 17/11/2009

QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Như tiết 43

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

Như tiết 43

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (5'): Em hiểu gì về trào lưu van học? Kể tên 1 số trào lưu VH? 3. Bài mới

Hoạt động giáo viên

và học sinh Yêu cầu cần đạt

Hsinh đọc phần II trong SGK

- Thế nào là phong cách văn học?

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 12 cơ bản chi tiết (Trang 129 - 131)