Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, chính trị xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Bắc Giang (Trang 36)

5. Bố cục của luận văn

1.4.3. Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, chính trị xã hội và môi trường

pháp lý

* Môi trường kinh tế

Để ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn mở rộng hoạt động tín dụng phục vụ cho việc phát triển kinh tế thì cần có một nền kinh tế ổn định. Một nền kinh tế phát triển ổn định, sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình, làm giá cả luôn giữ ở mức ổn định, tránh được tình trạng lạm phát hoặc giảm phát...

Ngân hàng sẽ khó tránh khỏi rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định, chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường bị suy thoái, sản xuất bị đình trệ, kinh doanh bị thu hẹp thì nhu cầu vốn tín dụng giảm và nếu vốn tín dụng đã được thực hiện thì cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hay khó có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngược lại, thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh sản xuất kinh doanh được mở rộng dẫn đến nhu cầu về vốn tăng, từ đó hiệu quả hoạt động tín dụng được nâng lên, giảm bớt rủi ro tín dụng. Như vậy, chu kỳ kinh tế ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của các khoản vốn tín dụng ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khách hàng và ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm giữa hai bên. Vì vậy sự tín nhiệm là cầu nối mỗi quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Uy tín của ngân hàng trên thị trường ngày càng cao thì sẽ thu hút được lượng khách hàng ngày càng đông. Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữa ngân hàng và khách hàng là nhân tố không kém phần quan trọng quyết định tới quy mô, phạm vi hoạt động của mỗi ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.

Nhân tố chính trị cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động tín dụng. Thật vậy, một quốc gia không có sự biến động về chính trị hay không xảy ra chiến tranh là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng tới an toàn của vốn đầu tư. Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đất nước. Riêng đối với ngân hàng, nó có ảnh hưởng tới việc huy động, cho vay và đầu tư vốn của ngân hàng. Điều đó có ý nghĩa là nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

* Môi trường pháp lý

Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng.

Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được ở bất kỳ một nền kinh tế nào. Không có pháp luật hoặc các chính sách ban hành không phù hợp sẽ khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nếu hệ thống pháp luật ban hành không đầy đủ, không đồng bộ, các văn bản dưới luật còn nhiều mâu thuẫn trong khi thực hiện và chưa thật phù hợp với các ban ngành, các đơn vị có liên quan đến hoạt động tín dụng thì có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sản xuất kinh doanh của các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao. Nó còn là cơ sở pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Các khách hàng cũng như ngân hàng phải tuân thủ những quy định nghiêm chỉnh của pháp luật thì hiệu quả và lợi ích sẽ được đảm bảo. Môi trường pháp luật này luôn được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hơn để nó ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển chung của nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngân hàng.

* Các nhân tố khác

Ngoài những nhân tố nêu trên, hiệu quả của công tác cho vay của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng nhiều của nhân tố chủ quan, khách quan khác như: Thái độ phục vụ khách hàng, đạo đức xã hội, trang thiết bị phục vụ hoạt động hay những yếu tố môi trường như thời tiết, bệnh dịch..., và các biện pháp trong bảo vệ môi trường sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật tự nhiên, biện chứng duy vật lịch sử trong nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp luận này dẫn dường cho việc nghiên cứu sẽ cho phép trong nghiên cứu đứng trên quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển, đồng thời vận dụng nguyên lý của phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và trong vận động. Điều đó cho phép trong nghiên cứu xác định, phân loại những mối liên hệ của tín dụng với hoạt động ngân hàng giúp đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và phù hợp với thực tế hơn.

2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Để có thông tin số liệu để hoàn thành bài nghiên cứu này đề tài đã thu thập thông tin từ phòng khách hàng, phòng kế toán của ngân hàng và một số phòng ban khác thông qua báo cáo tài chính thống nhất của ngân hàng, các sổ theo dõi, bảng biểu kế toán.

Các số liệu trên website và báo cáo thường niên của VPbank Bắc Giang trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012. Ngoài ra một số dữ liệu thu thập được qua sách báo, qua các đề tài nghiên cứu trước đây. Tham khảo các văn bản nghị định, quyết định của chính phủ, các văn bản pháp quy, định hướng phát triển của ngân hàng nhà nước. Các số liệu được phân tích được lấy từ số liệu thứ cấp đây là kỹ thuật lấy dữ liệu, mẫu biểu đơn giản, dễ kiểm tra và có thực.

2.3. Phƣơng pháp thống kê và chuyên gia

Nghiên cứu dựa trên sự chọn lọc những ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực và các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu… từ đó có nhận xét chung để đánh giá nghiên cứu đề tài. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động tín

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dụng của chi nhánh.

2.4. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp số liệu

Dữ liệu được thu thập sẽ thống kê, tổng hợp, lựa chọn, hiệu chỉnh, mã hóa và phân tích, đánh giá đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồ để minh họa cho những nội dung phân tích. Qua đó tổng hợp lại sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ bản chất của các dữ liệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy khoa học cho các kết quả nghiên cứu.

2.5. Phƣơng pháp so sánh và diễn dịch

Phương pháp này dùng để so sánh hiệu quả hoạt động tín dụng qua các giai đoạn, các năm, so sánh thực tế với kế hoạch.

2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Hiện nay tín dụng vẫn chiếm khoảng 60% - 70% trong tổng tài sản có của các ngân hàng thương mại. Vì vậy mà sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Một khoản tín dụng có chất lượng hay không được đánh giá ở rất nhiều khía cạnh thông qua nhiều hệ thống chỉ tiêu của các ngân hàng. Có nhiều nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nhưng ta tập trung vào một số chỉ tiêu cơ bản sau:

* Chỉ tiêu về nợ quá hạn

a. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn (điều 2 - quyết định 493/2005/QĐ-NHNN).

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ đầu tư rủi ro =

Tổng dư nợ các món vay có phát sinh nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngân hàng. Chỉ tiêu nợ quá hạn phản ánh chất lượng của khoản vay, còn chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư rủi ro phản ánh chất lượng của tất cả các khoản đầu tư của ngân hàng. Các tỷ lệ này càng nhỏ thì hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt, mức độ rủi ro thấp. Nếu các tỷ lệ này càng lớn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là các tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng càng thấp. Vì vậy các ngân hàng luôn cố gắng tìm cách để hạ tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất có thể được.

b. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 (điều 2 - quyết định 493/2005/ QĐ-NHNN). Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng nợ xấu Tổng nợ quá hạn

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng yếu kém, ngân hàng không những phải gánh chịu rủi ro tín dụng cao mà còn rất có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu ngân hàng không kịp thời có những biện pháp hợp lý với những khoản nợ này thì ngân hàng có thể phải gánh chịu với những tổn thất xảy ra do không thu hồi được vốn.

* Chỉ tiêu phản ánh quy mô a. Chỉ tiêu doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn mà ngân hàng cho khách hàng vay theo hợp đồng tín dụng, nó được tính bằng cách cộng tất cả khoản cho vay trong một thời kì nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tuyệt đối của hoạt động tín dụng, nếu quy mô lớn và ngày càng được mở rộng ra chứng tỏ hoạt động tín dụng tốt.

b. Doanh số thu nợ

Phản ánh lượng vốn thực tế mà người vay đã hoàn trả cho ngân hàng, nó được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu nợ trong một thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ càng lớn và tưng so với tổng số cho vay chứng tỏ tín dụng của ngân hàng ngày càng tốt

c. Dư nợ

Phản ánh lượng vốn mà cá nhân, tổ chức vay còn nợ ngân hàng tại một thời điểm cụ thể, được tính bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán. Dư nợ càng lớn phản ánh khả năng tín dụng của ngân hàng càng lớn, dư nợ thấp chứng tỏ khả năng tín dụng của ngân hàng không được mở rộng, kém chất lượng.

* Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng =

Lãi từ hoạt động tín dụng

Tổng thu nhập

Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ ạn toàn của nguồn vốn cho vay. Nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. hiệu quả hoạt động tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Nếu lợi nhuận thấp chứng tỏ các khoản cho vay không thu hồi được gốc và lãi, nợ quá hạn phát sinh, nợ xấu tăng.

Như vậy: đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ dựa trên một chỉ tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cả các chỉ tiêu thì mới có được đánh giá toàn diện hiệu quả, chính xác. Đồng thời phải so sánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giữa các thời kỳ với nhau, kết hợp với việc phân tích định lượng từ đó mới có thể đưa ra các lời nhận xét chính xác về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt hay xấu. Việc đánh giá này giúp cho ngân hàng có những biện pháp điều chỉnh kịp thời cho hoạt động ngân hàng, đồng thời tránh được rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mặt khác nó còn giúp ngân hàng giải quyết được nhũng hạn chế, vướng mắc cũng như phát huy được những ưu điểm để nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP VPBANK BẮC GIANG

3.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng TMCP VPBank Bắc Giang

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, tên quốc tế là Vietnam Joint-stock Commercial Bank for Private Enterprises viết tắt là VPBank được NHNN cấp giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP có hiệu lực từ ngày 12 tháng 08 năm 1993. Ngày 04 tháng 09 năm 1993 ngân hàng chính thức đi vào hoạt động. Hội sở chính được đặt tại số 18B - Lê Thánh Tông - Hà Nội.

Ngân hàng VPBank Bắc Giang được đưa vào hoạt động kể từ ngày 05/01/2006, là ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tiên có mặt tại địa bàn tỉnh Bắc Giang. Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, hiện tại VPBank Bắc Giang đã có một trụ sở Chi nhánh và 03 phòng Giao dịch trực thuộc. Với số cán bộ ban đầu là 22 người đến nay chi nhánh Bắc Giang đã có tổng cộng 70 cán bộ nhân viên.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1. Tổ chức của ngân hàng VPBank Bắc Giang

Giám đốc

Phòng tín dụng Phòng kế toán

Ngân quỹ Nguồn vốn Bộ phận thẩm định tài sản

Bộ phận tín dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của VP Bank Bắc Giang:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tổ chức và cá nhân - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng - Thực hiện kinh doanh ngoại tệ

- Huy động nguồn vốn từ nước ngoài

- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong nước dưới nhiều hình thức.

3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần VPbank Bắc Giang mại cổ phần VPbank Bắc Giang

Trong những năm qua, Vpbank Bắc Giang đã đạt được những kết quả kinh doanh như sau:

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của VPbank Bắc Giang

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Tổng thu 35.150 29.711 43.629 Tổng chi 24.869 22.805 30.502 Chênh lệch 10.281 6.906 13.127

Nguồn: VPbank Bắc Giang, 2010-2012

Tổng thu nhập chủ yếu của ngân hàng là thu nhập từ hoạt động tín dụng, chiếm khoảng 80% tổng thu nhấp. Tổng chi phí chủ yếu của ngân hàng là chi trả lãi tiền gửi. Thu nhập ròng qua các năm có xu hướng tăng đặc biệt là năm 2012 thu nhập ròng tăng mạnh ở mức 13.127 triệu đồng, tăng 6.221 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ tăng 90,08%; tăng 2.846 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng 27,68%. Điều đó chứng tỏ những định hướng và chính sách

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Bắc Giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)