Nhân tố thuộc về Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Bắc Giang (Trang 31)

5. Bố cục của luận văn

1.4.1.Nhân tố thuộc về Ngân hàng thương mại

* Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng được nâng cao thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó con người là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lý vốn, tài sản của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động của ngân hàng cũng ngày càng tinh vi và phức tạp đòi hỏi cán bộ ngân hàng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng khoa học tiên tiến. Nếu các cán bộ tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp thì dù giỏi đến mấy cũng vô giá trị, vì lợi ích cá nhân họ sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích tập thể ngân hàng. Tuy nhiên đạo đức không thôi chưa đủ, cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, trình độ hiểu biết rộng thì mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vay vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Một cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp tốt, ngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình trong công việc sẽ tạo được ấn tượng đẹp trong lòng khách hàng. Như vậy một ngân hàng với một đội ngũ lãnh đạo tốt sẽ đưa ra được những chính sách hợp lý và phương thức phát triển phù hợp với khuynh hướng phát triển của nền kinh tế. Một đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, có tinh thần tập thể sẽ giúp ngân hàng đó có thể đứng vững và phát triển, ngày càng có uy tín.

* Bộ máy tổ chức.

Tổ chức ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan tài chính pháp lí khác… sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, theo dõi quản lí sát sao các khoản vốn huy động cũng nh các khoản cho vay. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lí có hiệu quả nguồn vốn tín dụng.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh máy móc những thiết bị tiên tiến …thì yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động TDNH nói riêng. Xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi chất lợng nhân sự ngày càng cao để có thể đối phó kịp hời và có hiệu quả với các tình huống khác nhau của hoạt động TDNH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, trình độ chuyên môn cao thể hiện bằng khả năng phân tích, xử lí các yêu cầu vay vốn, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ giúp nâng cao hiệu quả các khoản vay. Việc vận hành các hoạt động TDNH bởi các nhân viên đủ tiêu chuẩn là yếu tố quyết định sự thành công trong cho vay của ngân hàng.

* Hạ tầng cơ sở

Để có thể theo dõi và quản lý có hiệu quả hoạt động tín dụng thì ngân hàng cần chú ý tới các phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trình quản lý hoạt động tín dụng. Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch vụ của họ sẽ được biết đến nhiều hơn. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho nhà quản lý của ngân hàng kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng, để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thoả mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hơn nữa khi có các công nghệ hiện đại hỗ trợ thì viếc giải quyết các thủ tục của ngân hàng được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng. Như vậy, trang thiết bị cũng là một nhân tố không thể thiếu được để không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động tín dụng .

* Tình hình huy động vốn

Tình hình huy động vốn ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng.Vốn huy động ngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn. Vốn huy động càng lớn, ngân hàng thơng mại càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng. Nếu ở ngân hàng không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay mà không dự kiến được nguồn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra.

* Chích sách tín dụng của Ngân hàng thương mại

Chính sách tín dụng là một trong những chính sách chiến lược của ngân hàng. Đó là yếu tố đầu tiên quyết định đến việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và các khoản phí, các loại cho vay được thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng dược xây dựng trên nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng nhà nước, khả năng nguồn vốn của ngân hàng và nhu cầu vốn của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể áp dụng các chính sách tín dụng khác nhau cho phù hợp. Ví dụ như đối với khách hàng có uy tín với ngân hàng se được cho vay không cần tài sản đảm bảo, hạn mức lớn hơn và với mức lãi suất ưu đãi. Còn đối với cá khách hàng khác, việc đảm bảo tài sản là cần thiết.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng và đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên sở hạn chế rủi ro, tuân thủ đường lối, chính sách của nhà nước. Một chính sách tín dụng hiệu quả là một chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng và thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Bắc Giang (Trang 31)