Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Bắc Giang (Trang 40)

5. Bố cục của luận văn

2.6.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Hiện nay tín dụng vẫn chiếm khoảng 60% - 70% trong tổng tài sản có của các ngân hàng thương mại. Vì vậy mà sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Một khoản tín dụng có chất lượng hay không được đánh giá ở rất nhiều khía cạnh thông qua nhiều hệ thống chỉ tiêu của các ngân hàng. Có nhiều nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nhưng ta tập trung vào một số chỉ tiêu cơ bản sau:

* Chỉ tiêu về nợ quá hạn

a. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn (điều 2 - quyết định 493/2005/QĐ-NHNN).

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ đầu tư rủi ro =

Tổng dư nợ các món vay có phát sinh nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngân hàng. Chỉ tiêu nợ quá hạn phản ánh chất lượng của khoản vay, còn chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư rủi ro phản ánh chất lượng của tất cả các khoản đầu tư của ngân hàng. Các tỷ lệ này càng nhỏ thì hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt, mức độ rủi ro thấp. Nếu các tỷ lệ này càng lớn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là các tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng càng thấp. Vì vậy các ngân hàng luôn cố gắng tìm cách để hạ tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất có thể được.

b. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 (điều 2 - quyết định 493/2005/ QĐ-NHNN). Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng nợ xấu Tổng nợ quá hạn

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng yếu kém, ngân hàng không những phải gánh chịu rủi ro tín dụng cao mà còn rất có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu ngân hàng không kịp thời có những biện pháp hợp lý với những khoản nợ này thì ngân hàng có thể phải gánh chịu với những tổn thất xảy ra do không thu hồi được vốn.

* Chỉ tiêu phản ánh quy mô a. Chỉ tiêu doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn mà ngân hàng cho khách hàng vay theo hợp đồng tín dụng, nó được tính bằng cách cộng tất cả khoản cho vay trong một thời kì nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tuyệt đối của hoạt động tín dụng, nếu quy mô lớn và ngày càng được mở rộng ra chứng tỏ hoạt động tín dụng tốt.

b. Doanh số thu nợ

Phản ánh lượng vốn thực tế mà người vay đã hoàn trả cho ngân hàng, nó được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu nợ trong một thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ càng lớn và tưng so với tổng số cho vay chứng tỏ tín dụng của ngân hàng ngày càng tốt

c. Dư nợ

Phản ánh lượng vốn mà cá nhân, tổ chức vay còn nợ ngân hàng tại một thời điểm cụ thể, được tính bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán. Dư nợ càng lớn phản ánh khả năng tín dụng của ngân hàng càng lớn, dư nợ thấp chứng tỏ khả năng tín dụng của ngân hàng không được mở rộng, kém chất lượng.

* Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng =

Lãi từ hoạt động tín dụng

Tổng thu nhập

Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ ạn toàn của nguồn vốn cho vay. Nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. hiệu quả hoạt động tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Nếu lợi nhuận thấp chứng tỏ các khoản cho vay không thu hồi được gốc và lãi, nợ quá hạn phát sinh, nợ xấu tăng.

Như vậy: đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ dựa trên một chỉ tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cả các chỉ tiêu thì mới có được đánh giá toàn diện hiệu quả, chính xác. Đồng thời phải so sánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giữa các thời kỳ với nhau, kết hợp với việc phân tích định lượng từ đó mới có thể đưa ra các lời nhận xét chính xác về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt hay xấu. Việc đánh giá này giúp cho ngân hàng có những biện pháp điều chỉnh kịp thời cho hoạt động ngân hàng, đồng thời tránh được rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mặt khác nó còn giúp ngân hàng giải quyết được nhũng hạn chế, vướng mắc cũng như phát huy được những ưu điểm để nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP VPBANK BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Bắc Giang (Trang 40)