Nhân tố thuộc về khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Bắc Giang (Trang 34)

5. Bố cục của luận văn

1.4.2.Nhân tố thuộc về khách hàng

* Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng

Nếu khách vay vốn ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.

Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phơng án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ được nợ dúng hạn.

* Năng lực của khách hàng

Khách hàng là người đi vay, trực tiếp sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Việc ngân hàng có thu hồi được khoản cho vay đúng thời hạn hay không phụ thuộc rất lớn vào thiện chí trả nợ và năng lực tài chính của khách hàng. Do đó, những nhân tố từ phía khách hàng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của các khoản tín dụng. Khi đến ngân hàng xin vay vốn, khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện tín dụng của ngân hàng. Khi xem xét đến ảnh hưởng của khách hàng, ngân hàng thường phân tích các chỉ tiêu sau:

- Năng lực quản lí của khách hàng:

Năng lực quản lí của khách hàng là yếu tố đầu tiên các nhà phân tích quan tâm. Năng lực quản lí của khách hàng thể hiện ở cách tổ chức, quản lí và điều hành các công việc của ban giám đốc và nhân viên quản lí. Một bộ máy quản lí chặt chẽ, phù hợp với một cơ chế thống nhất sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của đơn vị tiến hành trôi chảy, hiệu quả, mang lại lợi nhuận và tăng khả năng trả nợ cho khách hàng. Mặt khác, khi năng lực quản lí của khách hàng bị hạn chế thì phương thức sản xuất kinh doanh đặt ra sẽ không hiệu quả, không phù hợp với thực tế. Từ đó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng.

- Khả năng tài chính của khách hàng:

Khả năng tài chính của khách hàng được thể hiện qua nguồn vốn tự có và tỷ trọng nguồn vốn tự có trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng này càng lớn thì mức độ an toàn trong cơ cấu vốn của khách hàng càng cao. Mặt khác nó còn thể hiện qua hệ số khả năng thanh toán của khách hàng. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán của khách hàng càng lớn. Khi khách hàng có tiềm lực tài chính lành mạnh sẽ đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng. Như vậy, năng lực tài chính của khách hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi cấp tín dụng, cán bộ tín dụng luôn phải xem xét tính khả thi của dự án. Dự án phải được tiến hành thẩm định, để từ đó cán bộ tín dụng rút ra được các kết luận chính xác về tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện để quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay. Một dự án đầu tư khả thi là một dự án được xây dựng phù hợp với các điều kiện về thị trường, tài chính, kinh tế, kỹ thuật…và đảm bảo đạt được những mục tiêu mà chủ đầu tư đề ra.

Một dự án khả thi luôn được ngân hàng cấp tín dụng vì nó đảm bảo được khả năng trả nợ của khách hàng. Ngược lại, một dự án không khả thi ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, ngân hàng sẽ không cấp vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Bắc Giang (Trang 34)