Thực trạng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP VPBANK Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Bắc Giang (Trang 51)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1.Thực trạng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP VPBANK Bắc Giang

3.2.1.1. Các hình thức tín dụng

Hiện nay, tại Chi nhánh VPbank Bắc Giang, có các hình thức tín dụng như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là phương thức cho vay mà VPbank Bắc Giang và khách hàng thoả thuận các khoản vay cụ thể dựa trên nhu cầu vốn của từng phương án kinh doanh của khách hàng, trong đó xác định rõ mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, ngày trả nợ. Mỗi phương án, mỗi nhu cầu vay vốn của khách hàng là một món vay, thời hạn cho vay là đến ngày kết thúc phương án kinh doanh, lãi được thu hồi hàng tháng, vốn vay được thu hồi cuối kỳ khi kết thúc kỳ hạn vay.

VPbank Bắc Giang hỗ trợ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính đối với quý khách hàng là khách hàng nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài, khách hàng tư nhân, công ty hợp danh và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự.

Loại tiền cho vay là VNĐ với thời gian cho vay là ngắn hạn với mức cho vay theo thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn với lãi suất cố định và thả nổi. Trả nợ gốc một hoặc nhiều lần, trở nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận.

Mỗi món vay (lần vay) khách hàng phải gửi Giấy đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh và các giấy tờ khác có liên quan đến khoản cho vay cho Ngân hàng xét duyệt, hai bên sẽ phải ký một hợp đồng tín dụng cho khoản vay đó.

Phương thức theo món thường áp dụng cho các khách hàng nhỏ, kinh doanh theo mùa vụ, nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc các khách hàng mới quan hệ vay vốn với Ngân hàng, do vậy cần có thời gian theo dõi để đánh giá về uy tín tín dụng cũng như khả năng kinh doanh.

* Cho vay theo hạn mức tín dụng

Là phương thức cho vay mà Vpbank Bắc Giang căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của khách hàng trong một giai đoạn nhất định để xác định mức dư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nợ tối đa khách hàng được phép vay (hạn mức tín dụng) và duy trì hạn mức đó trong thời hạn nhất định để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh của khách hàng. Hai bên ký một hợp đồng tín dụng hạn mức quy định về giá trị hạn mức, thời gian hiệu lực của hạn mức, phương thức giải ngân từng khoản vay.

VPbank Bắc Giang cung cấp sản phẩm "cho vay theo hạn mức tín dụng" đối với quý khách hàng là khách hàng có nhu cầu vay vốn lưu động ngắn hạn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định.

Loại tiền vay là VND, thời gian vay là ngắn hạn. Mức cho vay tối đa bằng mức dư nợ thực tế của hợp đồng tín dụng trước. Khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn với lãi suất ban hành áp dụng tại thời điểm cho vay. Trả nợ gốc một hoặc nhiều lần, trở nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận.

Mục đích cấp hạn mức tín dụng là Ngân hàng cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên đảm bảo được nguồn tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh và đơn giản hoá một phần thủ tục vay vốn gúp phần khuyến khích khách hàng đến vay vốn.

* Các hình thức cho vay khác

Ngoài những hình thức cho vay trên, thì VPbank Bắc Giang còn thực hiện các hình thức cho vay: Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh; cho vay ưu đãi xuất khẩu; cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản; cho vay các dự án theo chỉ định của Chính phủ; cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài; cho vay đồng tài trợ; cho vay xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, mua nhà ở và kinh doanh bất động sản; cho vay mua sắm tài sản cố định; cấp hạn mức tín dụng dự phòng; cho vay phát hành thẻ tín dụng; cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán; cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu; cho vay mua cổ phiếu để tăng góp vốn; cho vay dự án cơ sở hạ tầng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Các hình thức đảm bảo áp dụng

Hiện nay, VPbank Bắc Giang thực hiện các hình thức đảm bảo theo Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch đảm bảo.

- Thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản là hình thức đảm bảo tín dụng mà tài sản thế chấp là bất động sản, do người vay vốn hoặc người thứ 3 trực tiếp nắm giữ, còn ngân hàng chỉ giữ giấy tờ sở hữu và văn thư thế chấp tài sản.

Tài sản thế chấp: Đối tượng của thế chấp tài sản là bất động sản: nhà cửa, đất đai, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các loại tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng trên đất…Những bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.

Người thế chấp không chuyển giao bất động sản cho người nhận thế chấp, mà chỉ chuyển giao giáy tờ sở hữu và văn thư thế chấp tài sản.

- Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng là hành vi giao nộp tài sản là bất động sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người vay cho ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ ( bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt).

Tài sản cầm cố: Tài sản cầm cố là động sản bao gồm:

- Tài sản thực (vật có thực) như xe cộ, máy móc, hàng hóa, vàng, các loại khác…

- Tiền gồm tiền mặt, tiền trên tài khoản…

- Giấy tờ có giá (giấy tờ trị giá được bằng tiền) như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu…

- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố.

Các loại cầm cố tài sản:

- Có đăng ký quyền sở hữu Tài sản có thể do bên vay, đi vay hoặc bên thứ ba giữ theo thỏa thuận của bên cho vay và bên đi vay.

- Không đăng ký quyền sở hữu Tài sản cầm cố phải được chuyển giao cho bên vay Ngoài ra, cầm cố tài sản cũng bao gồm cầm cố công bằng và pháp lý, cầm cố thứ nhất và thứ hai, cầm cố trực tiếp và gián tiếp.

Các tài sản trên trước khi ký hợp đồng thế chấp giữa Ngân hàng và bên vay vốn thì tài sản phải được tổ định giá kiểm tra thực tế và định giá, sau đó đăng ký giao dịch đảm bảo tại các phòng tài nguyên môi trường Huyện, thị hoặc công chứng tại các phòng công chứng.

Mục đích của việc thẩm định tài sản thế chấp cầm cố là đánh gía giá trị, loại tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng xem có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để thế chấp cầm cố hay không, giá trị tài sản tại thời điểm hiện tại và tương lai có đủ để đảm bảo cho khoản vay hay không và tài sản có khả năng phát mại không nếu rủi ro xảy ra. Mặc dù VPbank Bắc Giang xem xét cho vay dựa trên cơ sở chính là phương án kinh doanh nhưng việc đánh giá xác minh tài sản đảm bảo nợ vay cho Ngân hàng tại thời điểm hiện nay là hết sức quan trọng và việc cho vay bao giờ cũng tiềm ẩn rui ro, kể cả các trường hợp phương án kinh doanh chắc chắn nhất. Khi xảy ra rủi ro, tài sản đảm bảo là biện pháp tốt nhất để hạn chế và khắc phục rủi ro.

Căn cứ vào khả năng về tài sản đảm bảo của từng khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh và uy tín của khách hàng, mức độ khả thi của phương án mà VPbank Bắc Giang và khách hàng thoả thuận về biện pháp và tài sản đảm bảo nợ vay cho phù hợp như: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba. Mức độ yêu cầu về giá trị tài sản, loại tài sản phụ thuộc vào mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

độ rủi ro của việc cho vay và xếp hạng tín dụng của NH đối với các bên vay vốn, nếu mức độ rủi ro của phương án cao thì VPbank Bắc Giang phải yêu cầu chặt chẽ về tài sản đảm bảo.

Một tài sản đảm bảo có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại VPbank Bắc Giang nhưng phải đảm bảo tổng các nghĩa vụ được đảm bảo phải nhỏ hơn tỷ lệ được đảm bảo tối đa của tài sản đó. Khách hàng có thể thế chấp tài sản một lần để vay vốn nhiều lần và ngược lại trong thời gian vay vốn khách hàng cũng có thể thay đối tài sản đảm bảo nếu được VPbank Bắc Giang chấp thuận.

* Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc bên thứ 3 cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.

Hiện nay VPbank Bắc Giang thực hiện các hình thức bảo lãnh như: Bảo lãnh vay vốn; bảo lãnh dự thấu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm...

3.2.1.2. Quy mô khách hàng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần VPBank Bắc Giang

a. Quy mô khách hàng cá nhân

Số lượng khách hàng cá nhân ngày một tăng lên, cụ thể là năm 2010 số lượng khách hàng cá nhân đạt 98.980 khách hàng, nhưng đến năm 2012 số lượng khách hàng cá nhân đã tăng lên 157.816 khách hàng. Điều này cho thấy Vpbank Bắc Giang đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc nỗ lực cung cấp tín dụng cá nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - 50.000 100.000 150.000 200.000 2010 2011 2012 Năm Khách

Biểu đồ 3.3: Số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ của VPbank

Nguồn: Vpbank Bắc Giang b. Quy mô khách hàng

Số lượng khách hàng xin vay tại chi nhánh là một tiêu chi xác định mức độ mở rộng tín dụng đối với khách hàng.

Bảng 3.4: Cơ cấu khách hàng có quan hệ tín dụng với VPbank Bắc Giang

Đơn vị: khách hàng Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/ 2010 2012/ 2011 Tổng số 155 161 173 103,87 107,45 1. Khách hàng lớn 11 12 9 109,09 75,00 2. Khách hàng nhỏ và vừa 144 149 164 103,47 110,07 Khách hàng NN 1 2 2 200,00 100,00 Công ty CP 42 50 55 119,05 110,00 Công ty TNHH 60 66 68 110,00 103,03 DN tư nhân 52 43 48 82,69 111,63

Nguồn: VPbank Bắc Giang

Qua bảng trên ta thấy rằng, số lượng các DNNVV có quan hệ với VPbank Bắc Giang tăng cao trong ba năm gần đây. Mặc dù tốc độ tăng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không lớn, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 6 đơn vị, tăng 3,87%. Nhưng sang đến năm 2012 tốc độ tăng đã nhanh hơn, cụ thể tăng 12 đơn vị, tương ứng với 7,45%. 0 50 100 150 200 2010 2011 2012 Năm DN 1. Doanh nghiệp lớn 2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu khách hàng có quan hệ với VPbank Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2012

Trong hoạt động tín dụng khách hàng của VPbank Bắc Giang thì hầu hết là khách hàng nhỏ và vừa. Trong năm 2012 có đến 164/173 khách hàng vừa và nhỏ. Năm 2011 thì số lượng khách hàng vừa và nhỏ và khách hàng lớn đều có xu hướng tăng lên, khách hàng lớn có xu hướng tăng mạnh hơn. Nhưng sang đến năm 2012 thì số lượng khách hàng lớn có xu hướng giảm mạnh, giảm 25% so với năm 2011, trong khi đó số lượng khách hàng nhỏ và vừa lại có xu hướng tăng lên, tăng 10,07%.

Trong khách hàng vừa và nhỏ thì khách hàng nhà nước chiếm một tỷ lệ rất ít như năm 2012 thì số khách hàng nhà nước chỉ có 2/164 khách hàng vừa và nhỏ, hầu hết là các công ty cổ phần và công ty TNHH, khách hàng tư nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thương mại cổ phần VPbank Bắc Giang

3.2.2.1. Doanh số cho vay và thu nợ a. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5: Doanh số cho vay của VPbank Bắc Giang

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VPbank Bắc Giang )

Qua việc phân tích số liệu trên bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay năm sau đều tăng so với năm trước kể cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 54.380 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 32,9 %; năm 2012 tăng so với năm 2011 là 35.820 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 16,3%. Hai năm 2011, 2005 có sự tăng mạnh như vậy là do trong hai năm này ngân hàng có nhiều khách hàng đến tiếp xúc và xin được tài trợ vốn tín dụng đặc biệt là các khách hàng nhỏ và vừa trên địa bàn. Ta sẽ xem xét doanh số cho vay của ngân hàng theo thời gian vay và theo thành phần kinh tế.

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền TỶ trọng %

1.DS cho vay theo TG 165.120 100 219.500 100 255.320 100 Cho vay NH 150.120 91 200.500 91,3 235.220 92.13 Cho vay TDH 15.000 9 19.000 8,7 20.100 7.87 2.DS cho vay theo TPKT 165.120 100 219.500 100 255.320 100 Cá nhân 142.921 86,6 204.135 93 235.460 92.22 Khách hàng 22.199 13,4 15.365 7 19.860 7.78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 Triệu đồng 2010 2011 2012 Năm

DS cho vay theo TG Cho vay NH Cho vay TDH

Biểu đồ 3.5: Doanh số cho vay của VPbank Bắc Giang

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng của nó tăng dần qua các năm: năm 2010 là 91%, năm 2011 là 91,3%, năm 2012 là 92,13%. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm dần qua các năm: năm 2010 là 9%, năm 2011 là 8,7%, năm 2012 là 7,87%. Có cơ cấu này nguyên nhân là do ngân hàng vẫn còn hạn chế cho vay dài hạn do e ngại mức độ rủi ro cao trong thời gian dài. Như vậy tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đã đạt kết quả tốt nhưng tăng trưởng tín dụng trung dài hạn lại chưa đảm bảo. Ngân hàng cần có các biện pháp để tăng trưởng tín dụng trung dài hạn đi đôi với việc tăng trưởng tín dụng ngắn hạn.

Xét theo thành phần kinh tế: doanh số cho vay cá nhân tăng dần qua các năm, doanh số cho vay khách hàng thì giảm dần. Đối với cá nhân: năm 2010 chiếm 86,6 % trên tổng doanh số cho vay, năm 2011 là 93%, đến năm 2012 là 92,22% trong tổng số cho vay. Doanh số cho vay cá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất 92,22% trên tổng doanh số cho vay. Đối với khách hàng: Doanh số cho vay chiếm tỷ trọng nhỏ xong có chiều hướng phát triển tăng dần. Năm 2010 chiếm 13,4 % trên tổng doanh số cho vay, năm 2011 là 7%, đến năm 2012 là 7,78% trong tổng số cho vay, điều đó chứng tỏ các khách hàng bắt đầu phát triển. Như vậy doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Bắc Giang (Trang 51)