Đối với chính phủ và các Bộ, ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Bắc Giang (Trang 94)

5. Bố cục của luận văn

4.4.4. Đối với chính phủ và các Bộ, ngành

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những điều kiện và môi trường về kinh tế, pháp luật, chính trị xã hội…Những điều kiện này càng ổn định, thuận lợi thì hoạt động tín dụng càng có hiệu quả, hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt động tín dụng càng được đảm bảo bấy nhiêu. Vì vậy trong thời gian tới nhà nước cần phải:

- Ban hành và hoàn thiện hệ thống các văn bản luật và dưới luật để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, bao gồm các văn bản chủ yếu sau: luật về sở hữu tài sản; các văn bản về thế chấp, cầm cố tài sản, xử lý, phát mại tài sản...

- Xây dựng các chính sách kinh tế ổn định tránh gây ra những đột biến trong nền kinh tế, gây ra những rủi ro kinh doanh của khách hàng và của ngân hàng. Cải cách chính sách kinh tế đối ngoại, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa kinh doanh, hợp tác đầu tư kinh tế với nước ngoài. Qua đó tạo điều kiện cho các khách hàng trong nước mở rộng sản xuất.

- Tiếp tục củng cố cơ cấu ngành trong nền kinh tế theo hướng ưu tiên cho các nghành công nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng và các nghành dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân. Từ đó sẽ góp phần vào việc gia tăng mức cung về hàng hóa - dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhân dân.

- Nhà nước cần có nhũng quy định bắt buộc đối với các khách hàng trong việc chấp hành gửi các thông tin báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý cho ngân hàng có quan hệ tín dụng. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể thu thập và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, giám sát tình hình sử dụng vốn vay nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế, do vậy việc đầu tư vốn có hiệu quả hay không có ý nghĩa rất lớn đến sự thành bại trong kinh doanh ngân hàng cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn có được như thế nào cho có hiệu quả còn quan trọng hơn nhiều, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Trong lĩnh vực ngân hàng thì vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là vấn đề thu hút sự quan tâm nhiều nhất của các nhà lãnh đạo ngân hàng. Qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn về tình hình hiệu quả hoạt động tín dụng tại VPbank Bắc Giang đã có cái nhìn tổng thể về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Cho đến nay, VPbank Bắc Giang đã có những bước đột phá lớn nhằm thúc đẩy nền kinh tế của địa phương phát triển, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho đất nước. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này cũng đã đạt được những thành công nhất định đối với việc nghiên cứu, tổng hợp những kiến thức về mặt lý luận tương đối phong phú đối với hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng trong NHTM nói riêng trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại để có được cách nhìn tổng quan cũng như hiểu được sâu hơn về chất lượng tín dụng của NHTM: về khái niệm, về các nhân tố ảnh hưởng, về các tiêu thức đánh giá… từ đó làm cơ sở để nhìn nhận vào thực tiễn chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng TMCP VPBank Bắc Giang. Trên cơ sở xem xét thực tế hoạt động, với thực trạng tín dụng của một số năm qua làm minh chứng cho cơ sở lý luận, từ đó kết hợp với lý luận để phân tích, đánh giá chỉ ra được những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng TMCP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ VPBank Bắc Giang.

Đề tài cũng đã làm sáng tỏ lý thuyết gắn với thực tiễn hoạt động tín dụng của NHTM, cụ thể là hoạt động của chi nhánh NHTM Cổ phần VPBank Bắc Giang và hơn thế nữa là đã đưa ra được một số giải pháp mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cũng như thực trạng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng TMCP VPBank Bắc Giang để từ đó giúp cho chi nhánh có thể khắc phục được những tồn tại trong hiệu quả hoạt động tín dụng, không ngừng nâng cao hiệu quả tín dụng thông qua việc cải tiến mô hình tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng, qui trình và qui chế, nâng cao chất lượng thẩm định cũng như xử lý nợ xấu tồn tại của chi nhánh trong giai đoạn tới. Cuối cùng, đóng góp lớn hơn cả thông qua chất lượng tín dụng là đảm bảo được tính thanh khoản của chi nhánh Ngân hàng TMCP VPBank Bắc Giang nói riêng cũng như hệ thống Ngân hàng TMCP VPBank nói chung đứng trước tình hình nền kinh tế, thị trường tài chính - tín dụng nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.

Đồng thời bài viết cũng đưa ra được một số kiến nghị mang tính thời sự tới NHNN Việt nam, Chính phủ, các bộ ngành để giải quyết tạo hành lang pháp lý cho hệ thống NHTM Việt Nam có được những cơ hội tốt hơn nữa, trước hết là trong hoạt động tín dụng, để phát triển khai thác có hiệu quả những tiềm năng, vươn lên trong cạnh tranh với các NHTM nước ngoài đang cùng hội nhập vào thị trường Việt Nam..

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vì trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế với thời gian nghiên cứu còn ít nên những vấn đề đưa ra không thể tránh khỏi những thiếu sót. Với tính thuyết phục chưa cao thậm chí có cả những sự nhìn nhận chưa chính xác, song vẫn hy vọng những tồn tại và giải pháp trên sớm được nghiên cứu xem xét. Vì vậy mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính năm 2012, 2011, 2012 của chi nhánh Ngân hàng TMCP VPBANK BẮC GIANG. Sao kê tín dụng 2012, 2011, 2012 của chi nhánh Ngân hàng TMCP VPBANK BẮC GIANG

2. Báo cáo thường niên năm 2012, 2011, 2012 của Ngân hàng TMCP VPBANK BẮC GIANG

3. Báo cáo tổng kết năm 2012 và kế hoạch hoạt động năm 2013 của HĐQT Ngân hàng TMCP VPBANK BẮC GIANG.

4. Báo cáo doanh số cho vay, thu nợ phân theo nghành kinh tế năm 2012, 2011, 2012 của chi nhánh Ngân hàng TMCP VPBANK BẮC GIANG 5. Báo cáo tổng kết của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Bắc Giang năm

2012, 2011và sơ kết 06 tháng đầu năm 2012.

6. Bộ Luật Dân sự do NXB Chính trị Quốc gia, năm 2005.

7. Phan Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại của NXB Thống kê, năm 2004.

8. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, Tài chính khách hàng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, năm 2007.

9. Luật các Tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), NXB Chính trị Quốc gia, năm 2004.

10. Nguyễn Thị Mùi, Quản trị Ngân hàng Thương mại - Nhà xuất bản Tài chính năm 2004.

11. Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Tài chính, Hà Nội, năm 2002.

12. Phan Văn Tề, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại của Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2007.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ năm 2004.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Bắc Giang (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)