5. Bố cục của luận văn
4.3.3. Tăng cường công tác thu nợ và quản lý nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh rõ hiệu quả hoạt động tín dụng và là dấu hiệu báo trước khả năng thiệt hại đối với ngân hàng. Xử lý tốt nợ quá hạn là yêu cầu bức thiết trong điều kiện hiện nay đối với các ngân hàng, đồng thời làm tốt công tác này sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Để giải quyết tốt vấn đề nợ quá hạn ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Khi quyết định cho vay để tránh tình trạng nợ quá hạn xảy ra, để phù hợp hơn với tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng thì ngân hàng cần xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý với đặc thù sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay phải luôn theo dõi quá trình thanh toán nợ của khách hàng. Do hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta đang trong giai đoạn đầu nên còn nhiều vấn đề vướng mắc, hệ thống văn bản pháp luật đang được sửa đổi bổ sung và tiến tới hoàn thiện.Vì vậy rất cần có sự kết hợp giữa các cấp các ngành có liên quan để đảm bảo cho hoạt động ngân hàng có hiệu quả hơn, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng sơ hở của pháp luật để trục lợi làm hại đến nền kinh tế.
- Phân tích từng loại nợ quá hạn để từ đó tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh. Trên cơ sở đó phân thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi mà phải xử lý bằng tài sản thế chấp.
- Tích cực xử lý các khoản nợ quá hạn đang tồn đọng cũng như các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi thì ngân hàng nên đôn đốc khách hàng bán hàng, tìm nguồn trả nợ cho ngân hàng, làm sao thu hồi được vốn nhanh. Đối với các khoản nợ không có khả nảng thu hồi mà phải dùng đến biện pháp xử lý tài sản thế chấp thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngân hàng nên phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý theo đúng pháp luật.
Để đẩy nhanh tốc độ thu nợ thì bên cạnh việc tích cực chủ động của cán bộ tín dụng, ngân hàng nên thành lập tổ thu nợ gồm một số cán bộ có kinh nghiệm trong công tác, có mối quan hệ rộng và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc để có điều kiện theo dõi sát sao khách hàng, tận dụng mọi khả năng để thu nợ. Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi mà phải dùng đến biện pháp xử lý bằng tài sản thế chấp thì ngân hàng nên phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý tài sản thế chấp theo đúng pháp luật.