2.2.4 .Trong nơng nghiệp, lâm nghiệp
3.5. Về chính sách xã hội
Song song với tập trung phát triển kinh tế, xã hộ trong những năm qua việc thực hiện các chế độ chính sách xã hội cũng được thị xã luơn quan tâm và thực hiện cĩ hiệu quả các chương trình đầu tư cho cơ sở hạ tầng, gắn với cơng tác xĩa đĩi giảm nghèo. Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với những
người cĩ cơng , chi trả đầy đủ và đúng kỳ hạn chế độ lương, các khoản phụ cấp cho các đối tượng; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cac thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người cĩ cơng, cơng tác từ thiện, nhân đạo, tương trợ, giúp đỡ đồng bào khĩ khăn về đời sống và về nhà ở mang tính xã hội hĩa ngày càng được tăng cường, trở thành phong trào phát triển sâu rộng trong tồn thành phố.
Trong những năm 1986 – 1990, việc thực hiện chính sách xã hội và đổi mới cơng tác xã hội cịn gặp nhiều khĩ khăn do cơ cấu kinh tế tập trung thời điểm đĩ là hết sức khĩ khăn, song khơng vì vậy mà các chính sách xã hội bị bỏ 1 phần nhu cầu các chế độ chính sách cho người dân, đặc biệt cố gắng đảm bảo kịp thời chế độ lương và các trợ cấp khác cho các đối tượng hưởng lương và chính sách.
Từ năm 1991 – 1995, thị xã quản lý số đối tượng chính sách khá lớn, chiếm 12% tổng dân số thị xã với tổng kinh phí chi trả là 16 tỷ đồng [97, tr.70]. Song đã chăm lo, đảm bảo kịp thời đúng chính sách. Chính quyền các cấp cùng các đồn thể, các ngành thường xuyên làm khá tốt cơng tác đền ơn đáp nghĩa; cơng cuộc vận động lập quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sĩc các đối tượng chính sách, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng… Trong 5 năm này đã xây dựng hàng chục ngơi nhà tình nghĩa, tặng hàng trăm sổ tiết kiệm. Tổ chức động viên thăm hịi, quan tâm giải quyết việc làm và đời sống cho các đối tượng gia đình chính sách, chăm lo bảo vệ bà mẹ trẻ em, giúp đỡ nhiều trường hợp cĩ hồn cảnh đặc biệt: người già cơ đơn, người cơ nhỡ, người tàn tật, trẻ mồ cơi, những gia đình hoạn nạn… bảo đảm chăm sĩc, khắc phục từng bước những hậu quả xã hội trên địa bàn thị xã.
Trong những năm từ 1996 – 2000 thị xã đã xây mới, sửa chữa và nâng cấp 97 ngơi nhà tình nghĩa, tặng thêm 560 sổ tiết kiệm, trị giá tổng số tiền là 1,75 tỷ đồng. Cơng tác trợ cấp theo đợt và thăm hỏi tặng quà cho các đối tượng chính sách, các hộ khĩ khăn được quan tâm và tiến hành khá kịp thời bằng một
số hình thức như: cho vay vốn phát triển kinh tế với lãi suất thấp, ưu đãi, hỗ trợ về giáo dục, y tế, nhà ở, việc làm…
Thực hiện chương trình quốc gia xĩa đĩi giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005 và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố Yên Bái lần thứ XVI, Ban chỉ đạo xĩa đĩi giảm nghèo đặt ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2002 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống cịn 3,5%, giải quyết việc làm cho 2.500 lao động, đầu tư nâng cấp các cơng trình kết ấu hạ tầng thiết yếu ở các xã, phường, đảm bảo 100% hộ nghèo được tiếp xúc với các dịch vụ cơ bản. Để thực hiện và hồn thành cĩ hiệu quả các mục tiêu này, ngay từ những ngày đầu thành phố đã kiện tồn Ban chỉ đạo xĩa đĩi giảm nghèo, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, chỉ đạo các xã, phường xây dựng kế hoạch thực hiện với những chỉ tiêu, biện pháp cụ thể. Rà rốt lại hộ nghèo, đánh giá phân loại thực trạng nghèo, nguyên nhân nghèo của từng hộ gia đình. Từ đĩ phân cơng các đồn thể giúp đỡ các hộ nghèo thực hiện thốt nghèo. Năm 2002 thành phố đã đầu tư kinh phí, mở 14 lớp tập huấn khuyến nơng, khuyến lâm, kỹ thuật chăn nuơi, cách phịng chống bệnh gia súc cho 720 lượt hộ nghèo. Cĩ 146 hộ nghèo được vay vốn khơng tính lãi từ nguồn vốn vận động trong hội viên nơng dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ với số tiền là 309.000.000 đồng qua các dự án phát triển kinh tế trang trại, dự án tín dụng từ ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ cho 7.036 hộ vay vốn phát triển với số tiền 25 tỷ 495 triệu đồng.
Với vai trị là đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo xĩa đĩi giảm nghèo, Phịng tổ chức lao động thương binh - xã hội thành phố đã xây dựng chương trình xĩa nhà tạm cho các đối tượng hộ nghèo, hộ gia đình chính sách khĩ khăn; kết hợp với cơng tác từ thiện. Trong năm 2003 thành phố đã hỗ trợ huyện Mù Cang Chải 100 triệu đồng để xây dựng trạm Y tế Púng Luơng. Các tầng lớp nhân dân trong tồn thành phố với truyền thống đồn kết cịn quyên gĩp 30.000 bộ quần áo, gần 21.000 cuốn sách, vở, truyện, bút, mực, đồ chơi trẻ em ủng hộ các đồng bào dân tộc huyện Mù Cang Chải. [70, tr.29].
Những năm qua, cơng tác giáo dục phát triển được cả vệ hệ thống cơ sở vật chất, chương trình xĩa phịng học tạm, phịng học nhờ, tiến tới kiên cố phịng học. 100% con em các hộ nghèo, hộ chính sách đang theo học phổ thơng được giảm hoặc miễn tiền học phí và tiền đĩng gĩp xây dựng nhà trường. Ngồi ra Phịng Giáo dục và đào tạo thành phố cịn xây dựng được quỹ hỗ trợ cho học sinh nghèo vượt khĩ.
Mạng lưới y tế được tăng cường từ thành phố đến cơ sở, hệ thống khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em, đối tượng chính sách xã hội được quan tâm thực hiện. Nhờ đĩ sức khỏe cộng đồng tăng nhanh. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm đáng kể, cịn 22%. Ngồi ra, chương trình khám chữa bệnh cho người nghèo như: mổ đục thủy tinh thế, phẫu thuật chính hình, phục hồi chức năng, thanh tốn mù lịa, điều trị sốt rét, bướu cổ, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt kết quả tốt. Ngày 27/7 hàng năm thị xã trích quỹ đền ơn đáp nghĩa hỗ trợ tiền cho khám và cấp thuốc cho 100% đối tượng chính sách.
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa; Uống nước nhớ nguồn” luơn được các cấp, các ngành và tồn thể nhân dân trong thị xã làm tốt. Thực hiện chính sách của Đảng đối với người cĩ cơng với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sỹ. Thành phố đã phát động gây quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” với số quỹ hàng năm lên đến hàng trăm triệu đồng, giúp các gia đình chính sách giảm bớt khĩ khăn trong cuộc sống, gĩp phần ổn định đời sống nhân dân và ổn định tình hình xã hội trên địa bàn thành phố.
Cĩ thể nĩi do được sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Tỉnh, thành phố đến cơ sở, sự phối kết hợp chặt chẽ hiệu quả của các ban ngành, đồn thể, các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân trong thành phố cũng như các địa phương trong cả nước. Những năm qua thành phố Yên Bái đã làm tốt các chính sách xã hội. Số hộ nghèo năm 2005 là 9.414 hộ, đã giảm xuống cịn 1.152 hộ năm 2010; cơng tác đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, các chính sách giáo dục đào tạo, y tế, an ninh trật tự được thực hiện khá tốt, gĩp phần giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn thành
phố, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hĩa, xã hội của thành phố phát triển. Tuy nhiên vẫn cịn một số hạn chế cần được khắc phục như: việ xác định các đối tượng chính sách, xác định đúng hộ nghèo, người khuyết tật… để việc chi trả, trợ cấp, thăm hỏi, tặng quà cho những đối tượng này được kịp thời, thỏa đáng. Làm tốt cơng tác chính sách xã hội nĩi trên mới tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - chính trị - văn hĩa xã hội của thành phố phát triển bền vững.