Về văn hĩa – Giáo dục

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế xã hội thành phố Yên Bái từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 83 - 92)

2.2.4 .Trong nơng nghiệp, lâm nghiệp

3.3. Về văn hĩa – Giáo dục

* Về giáo dục:

Phương châm của Đảng và Nhà nước ta là: “Coi trọng giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” trong mọi chiến lược phát triển đất nước. Thành phố Yên Bái trong suốt 25 năm qua luơn luơn quán triệt quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước, nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục – đào tạo đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội, an ninh của thành phố cũng như của tỉnh. Bước vào thời kỳ mới, Đảng bộ, chính quyền thành phố Yên Bái luơn quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Với sự cố gắng của các cấp, các ngành của Sở giáo dục, các thầy cơ giáo và tồn thể nhân dân, sự nghiệp giáo dục của thành phố trong thời gian vừa qua đã cĩ bước tiến đáng kể.

Hệ thống giáo dục ngày càng được cải cách cả về mạng lưới trường lớp quy mơ đào tạo đến việc cân đối các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng tồn diện cho học sinh.

Hệ thống giáo dục quốc dân của tỉnh hầu hết nằm trên địa bàn thị xã bao gồm từ mẫu giáo mầm non đến các trường phổ thơng, trường chuyên nghiệp, cao đẳng, Đại học. Cùng với sự vận động đi lên của các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở thị xã. Sự nghiệp giáo dục đào tạo cĩ cố gắng lớn, phấn đấu vượt qua những thử thách gay gắt trong cơ chế thị trường, hịa nhập được với cơng cuộc đổi mới, gĩp phần đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo cĩ bước đi ổn định và tiếp tục phát triển. Hệ thống trướng lớp trên địa bàn thị xã được sắp xếp, tổ chức lại một bước với những hình thứ, quy mơ đào tạo hợp lý, đa dạng hĩa các loại hình như trường chuyên, lớp chọn, trường dạy nghề, trường bán cơng, tư thục cả chính quy và khơng chính quy. Hàng năm đào tạo hàng nghìn cán bộ, cơng nhân và sinh viên trên các lĩnh vực cung cấp cho các địa phương trong và ngồi tỉnh. Mặc dù trong đầu tư ngân sách cho giáo dục đào tạo cịn hạn chế, nhưng các trường đã từng bước xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho giáo dục đào tạo.

Tích cực đổi mới cải tiến nội dung, phương pháp và chương trình đào tạo. Do đĩ nhiều trường đã nâng dần chất lượng và hiệu quả giáo dục lên một bước. Ngành giáo dục phổ thơng của thị xã tiếp tục giữ vững phát triển, liên tục trong những năm học từ 1988 – 1995 là đơn vị lá cờ đầu ngành giáo dục tỉnh. Chất lượng giáo dục hàng năm tăng lên, tỷ lệ học sinh lên lớp bình quân bậc tiểu học trên 90%, bậc THCS trên 98%, bậc THPT trên 90%, đến hết năm 1993 đã hồn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học.

Trong giai đoạn 1986 – 1990 do nhiều yếu tố kinh tế xã hội tác động, giáo dục đào tạo thị xã nĩi riêng và tỉnh Yên Bái nĩi chung kết quả đạt được chưa cao. Vấn đề bồi dưỡng nhân tài cịn bỏ ngỏ. Song từ những năm 1991 đến nay, cơng tác giáo dục đào tạo đặc biệt là cơng tác phát hiện và đào tạo nhân tài được quan tâm. Hàng năm tuyền chọn các đội tuyển học sinh giỏi đạt thành tích khá năm học 1993 – 1994 cĩ 45 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, 10 em đạt giải Quốc gia. Năm học 1994 – 1995 cĩ 19 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, 8 em đạt học sinh giỏi Quốc gia. [17, tr .7].

Như vậy, so với giai đoạn 1986 – 1990 thì giai đoạn này chất lượng giáo dục của thị xã đã cĩ bước phát triển cao hơn. Tuy nhiên, ở một số xã như: Giới Phiên, Tân Thịnh, Tuy Lộc, Hợp Minh cơ sở vật chất trường lớp cịn nghèo nàn, nên chất lượng dạy học chưa cao, tỉ lệ học sinh bỏ học từ 10 – 12%. [16, tr.7].

Từ sau Đại hội Đảng bộ thị xã khĩa XV và Đại hội các cấp, mục tiêu được đề ra và phấn đấu hồn thành được các cấp, các ngành hưởng ứng. Quán triệt Nghị quyết TW 4, TW5; TW6 với quyết tâm xây dựng thị xã đạt những tiêu chí cao sớm đưa thị xã lên thành phố, tiến tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập thị xã vào năm 2000. Thành phố đã chủ trương “Tiếp tục thực hiện cĩ hiệu quả chương trình hành động Nghị quyết trung ương II, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua trong nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, cĩ kế hoạch đầu tư một bước cho xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất của các trường. Cĩ kế hoạch cụ thể tập trung hình thành chương trình phổ cập giáo dục THCS trong tồn thị xã vào năm 2000. [26, Tr.353].

Trong những năm từ 1996 – 2000, cĩ 32 em đạt học sinh giỏi Quốc gia, 183 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, 292 em đạt học sinh giỏi cấp thị xã. Giáo viên giỏi cấp Quốc gia cĩ 3 giáo viên, cấp tỉnh cĩ 128 giáo viên và cấp thị xã cĩ 514 giáo viên [97. tr.57]

Thực hiện phương châm xã hội hĩa giáo dục, kết hợp với thực hiện tốt quan điểm Nghị quyết trung ương 2 khĩa VIII về định hướng chiến lược giáo dục đào tạo của Đảng và Luật giáo dục đã ban hành. Đảng bộ chính quyền thành phố Yên Bái đã vận động các cấp, các ngành và tồn thể nhân dân tích cực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Trong đĩ tập trung xây dựng các ngơi trường kiên cố, hiện đại như: trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, trường THPT Nguyễn Huệ, trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, thành phố đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường. Chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học. Tích cực bồi dưỡng đào tạo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quy định của Bộ giáo dục. Nâng cao trình độ kiến thức, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hĩa của thời kỳ mới. Quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động, coi trọng đào tạo đội ngũ cơng nhân cĩ tay nghề cao. Thực hiện mở rộng cơ chế, chính sách thu hút sinh viên, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, các chuyên gia đầu ngành là người địa phương được đào tạo ở các trường trở về phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thị xã và Tỉnh.

Năm 2001 hồn thành phổ cập giáo dục THCS ở 2 đơn vị (xã Minh Bảo và xã Tân Thịnh). Năm 2001 – 2002 trong tổng số 14 trường cĩ 8 trường đạt tiên tiến xuất sắc, số giáo viên giỏi các cấp là 72, số học sinh giỏi các cấp là 355 em, trong đĩ cĩ 4 em đạt học sinh giỏi cấp Quốc gia.

Khối giáo dục mầm non và THCS tỷ lệ thi tốt nghiệp tiểu học và THCS đạt 100%, cĩ 144 học sinh giỏi cấp tỉnh, 94 giáo viên giỏi cấp thành phố, 12 trường đạt tiên tiến xuất sắc. Hồn thành chương trình bồi dưỡng, thay sách giáo khoa cho 808 giáo viên tiểu học và THCS dạy theo chương trình lớp 1 và lớp 6 mới.

Hồn thành phổ cập giáo dục THCS 11/11 phường xã, cĩ 3 trường đạt chuẩn Quốc gia (Trường tiểu học Hồng Thái và trường tiểu học Lý Tự Trọng, THCS Yên Ninh). Nâng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 7 trường. [38, tr.18].

Năm 2003, cĩ 12/12 trường chuyên nghiệp, dạy nghề, THPT đạt tiên tiến xuất sắc. Cĩ 115 giáo viên giỏi cấp tỉnh, số học sinh giỏi các cấp đạt 305 em. Trong đĩ cĩ 36 em đạt học sinh giỏi Quốc gia. Tỷ lệ học sinh tiểu học chuyển lớp đạt 100%. Học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 100%. Học sinh chuyển lớp THCS đạt 91,52%. Cĩ 714 cháu đi nhà trẻ, cĩ 61 lớp mẫu giáo với 1.786 cháu học mẫu giáo [38, tr.56].

Đến năm 2005, thành phố cĩ 37 trường học từ bậc mầm non tới tiểu học và THCS với 13.020 học sinh theo học. 100% các nhà trường áp dụng giảng dạy đầy đủ các bộ mơn theo quy định. Bậc học phổ thơng tích cực thực hiện chương trình giáo dục thay Sách giáo khoa. Thành phố đã xây dựng được 9 trường đạt chuẩn Quốc gia và cũng đầu tư hồn thiện trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc – xã Tuy Lộc, trường tiểu học Minh Bảo xã Minh Bảo đạt chuẩn Quốc gia.

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, hàng năm ngồi đầu tư của Nhà nước, thành phố cịn thực hiện tốt cơng tác xã hội hĩa giáo dục cho các trường học. Đến nay, 10 xã phường trên địa bàn thành phố đều thành lập tổ chứ Hội khuyến học với 104 Chi hội theo cụm dân cư và 5.343 hội viên.

Hiện nay, ngành giáo dục thành phố cĩ 1.489 cán bộ giáo viên. Tính bình qn tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt 1,87 người/lớp với 95% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Tỷ lệ giáo viên THCS đạt 2,81 người/lớp với 80% đạt chuẩn trở lên. 100% cán bộ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chính trị, nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý, trình độ lý luận chính trị.

Năm học 2004 – 2005, 100% trường học ở thành phố đạt danh hiệu tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Với tổng số 114 tổ lao động xuất sắc, lao động giỏi, 57 cá nhân đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua các cấp. Phịng giáo dục đào tạo thành phố được UBND tỉnh tặng bằng khen vì cĩ thành tích xuất sắc. Tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm khá – Tốt từ 97% - 100%. Học lực khá giỏi từ 60 – 71,7%,

100% học sinh đỗ tốt nghiệp THCS và 100% học sinh tiểu học đã được học đảm bảo chương trình. Tồn thành phố cĩ 488 em đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp.

Bảng 3.1: Số trường, giáo viên, học sinh phổ thơng trên địa bàn 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nhà nước Bán cơng Nhà nước Bán cơng Nhà nước Bán cơng

* Số trường 28 2 29 2 32 4 - Tiểu học 16 16 18 - THCS 8 9 10 - THCS & THPT - THPT 4 2 4 2 5 2 * Số giáo viên 996 45 975 45 1.020 65 - Tiểu học 366 333 560 - THCS 428 428 520 - THPT 202 45 214 45 264 56 * Số học sinh 16.406 1.593 13.923 1.196 12.982 1.276 - Tiểu học 6.655 4.967 5.120 - THCS 5.839 5.365 5.012 - THPT 3.912 3.591 3.210 Nguồn: [39]

Tiếp tục cải cách và hồn thiện hệ thống giáo dục, mạng lưới trường lớp các ngành học, bậc học tiếp tục được quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục trên địa bàn, thu hút tối đa số người trong độ tuổi ra lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, từng bước hướng tới xây dựng xã hội học tập.

Năm học 2009, tồn thành phố cĩ 58 trường, trong đĩ cĩ 20 trường mầm non, 24 trường phổ thơng các cấp, 8 trường chuyên nghiệp, 5 trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp.

Năm 2010 số học sinh phổ thơng/1 vạn dân đạt 5,39 người, bình quân 4,39 người dân cĩ 1 người dân đi học.

Tỷ lệ huy động trể em 5 tuổi đến lớp năm 2009 là 99,9%, năm 2010 là 100%. Tỷ lệ huy động trẻ 6 – 10 tuổi đến lớp năm 2009 là 99,7%, năm 2010 tăng lên 100%. Tỷ lệ học sinh từ 15 – 17 tuổi đến lớp năm 2009 là 40,7%, năm 2010 là 44,1%

Thực hiện tốt cơng tác phổ cập giáo dục, duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ. Năm 2010 thành phố Yên Bái đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tồn thành phố cĩ 10 xã, phường đạt phổ cập giáo dục THCS.

Số giáo viên mầm non trong biên chế chưa đáp ứng về số lượng so với nhu cầu phát triển giáo dục mầm non của thành phố. Nhất là giáo viên dinh dưỡng. tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn năm 2009 đạt 90,9%, đội ngũ giáo viên phổ thơng cơ bản đủ về số lượng, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn bậc tiểu học năm 2010 đạt 99,6%, bậc THCS đạt 98,6%, bậc THPT đạt 100%, trên chuẩn đạt 10,2%.

Trong những năm qua, ngành giáo dục đào tạo Yên Bái đã cử 524 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đi học các lớp Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, THCN, Trung cấp lý luận chính trị, gĩp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về mọi mặt. Qua đĩ chất lượng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngày một nâng cao, số giáo viên đạt giáo viên giỏi Quốc gia, giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp trường tăng lên.

Nhìn lại 25 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới, được sự quan tâm và phối hợp cĩ hiệu quả của các ban ngành, đặc biệt cĩ sự ủng hộ tích cực của nhân dân, cùng với sự nỗ lực khắc phục khĩ khăn của đội ngũ thầy cơ giáo, học sinh trong tồn thành phố. Sự nghiệp giáo dục đào tạo cĩ bước chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục dần được tăng lên. Quy mơ trường lớp được giữ vững và mở rộng, ngày càng đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong thành phố. Cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học và THCS được thực hiện cĩ hiệu quả, chất lượng đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được chú ý. Cơ sở vật chất trường học được nâng cấp, làm mới, hiện đại, kỷ cương nề nếp trong các trường học được tăng cường. Cơng tác xã hội hĩa giáo dục đã phát triển mạnh, tạo nguồn lực đáng kể để hỗ trợ phát triển giáo dục trong địa bàn.

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực thì ngành giáo dục thành phố Yên Bái vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Chất lượng hiệu quả giáo dục chưa đạt mục tiêu giáo dục của thành phố đề ra. Học sinh ra trường cịn hạn chế về năng lực sáng tạo, về kỹ năng thực hành. Phương pháp dạy học cịn nặng về truyền thụ 1 chiều, ít phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Cơ cấu giáo viên cịn khơng cân đối, thừa mở mơn xã hội, thiếu ở mơn tự nhiên. Để phát triển ngành giáo dục đào tạo thành phố Yên Bái cần khắc phục những hạn chế nêu trên.

* Về văn hĩa:

Các hoạt động văn hĩa, văn nghệ, thơng tin và thể dục thể thao được triển khai trên địa bàn tồn thành phố bằng nhiều hình thức phong phú đã trở thành phong trào quần chúng, phục vụ nhu cầu văn hĩa tinh thần của nhân dân và là nhu cầu khơng thể thiếu được trong đời sống văn hĩa, gĩp phần đem lại giá trị văn hĩa tinh thần vui tươi, lành mạnh cho nhân dân các dân tộc thành phố Yên Bái.

Thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (khĩa VIII) về xây dựng nền văn hĩa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các hoạt động thể thao, văn hĩa đã bám sát phục vụ cĩ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Nổi bật là phong trào xây dựng đường phố văn hĩa, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hĩa; phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hĩa khu dân cư.

Với ý thức xây dựng nếp sống văn minh – thanh lịch ngày càng được nâng cao, phong trào xây dựng gia đình văn hĩa, phát triển rộng khắp. Từ năm 1986 – 1995 tồn thị xã cĩ 90% số hộ dân được học tập tiêu chuẩn gia đình văn hĩa. Mạng lưới phát thanh, truyền thanh cĩ nhiều cố gắng trong cải tiến nội

dung, chương trình, tin bài, nâng cao chất lượng, mở rộng loại hình thơng tin, đáp ứng một phần nhu cầu thơng tin truyền hình địa phương trên địa bàn thị xã.

Cơng tác bảo tồn, bảo tàng luơn được quan tâm, nhiều di tích Quốc gia và di tích cấp tỉnh được tơn tạo. Các giá trị văn hĩa đặc sắc từng bước được bảo lưu, nghiên cứu. Các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hĩa dân gian được lưu trữ và phát huy. Năm 2005 tỷ lệ xã, phường văn hĩa đạt

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế xã hội thành phố Yên Bái từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)