Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế xã hội thành phố Yên Bái từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 27 - 32)

6. Kết cấu luận văn

1.3.1.Tình hình kinh tế

1.3. Tình hình kinh tế xã hội thành phố Yên Bái trước 1986

1.3.1.Tình hình kinh tế

Thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc tổng tiến cơng và nổi dậy xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, giải phĩng hồn tồn miền nam, thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước đã hồn thành. Cách mạng nước ta

chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất cùng tiến lên CNXH.

Vơ cùng tự hào và phấn khởi trước thắng lợi vĩ đại của dân tộc, thực hiện đường lối chung của Đảng nhân dân các dân tộc thị xã Yên Bái đã cùng với nhân dân cả nước bước vào thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hố, xã hội hàn gắn vết thương chiến tranh, cùng với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần IV (12/1976), lần V (3/1982) lần VI (12/1986) và Nghị quyết Đại hội đảng bộ thị xã Yên Bái các khố, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã, nhân dân thị xã Yên Bái đã tổ chức phát động phong trào thi đua trong tồn thể cán bộ đảng viên, nhân dân trong tồn thị xã để lập thành tích chào mừng những sự kiện trọng đại trong năm 1976 như: Bầu cử quốc hội ngày 25/4/1976; Kỷ niệm một năm ngày giải phĩng miền nam 30/4/1976 và tiến tới đại hội đảng tồn quốc lần thứ IV. Thực hiện phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ này, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Yên Bái đã giành được những thành tựu đáng kể trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Từ 1976 - 1980, thị xã Yên Bái bước vào thời kỳ ổn định đời sống nhân dân, gĩp phần đẩy lùi chiến tranh biên giới (1979). Nhiều cơ sở kinh tế được khơi phục, bảo đảm giữ vững sản xuất, bước đầu tạo lập được một cơ cấu kinh tế cân đối cĩ cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp kết hợp với nơng - lâm nghiệp và phân phối lưu thơng hàng hố. Xây dựng được một hệ thống ngân sách từ thị xã đến các xã, phường trong tồn thị xã. Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân tăng trung bình mỗi năm từ 20- 30%, cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được bổ sung, đầu tư xây mới.

Tuy vậy, sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp năng suất thấp, nhiều mặt cịn trị trệ, chậm phát triển. Sản lượng lương thực khơng đạt so với kế hoạch, mơ hình Hợp tác xã với cơ chế quản lý tập chung, bao cấp đã bộc lộ những yếu

kém của nĩ, đặc biệt là cơng tác quản lý cịn thể hiện nhược điểm ở nhiều mặt. Hoạt động phân phối lưu thơng, quản lý thị trường cịn lúng túng, xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực. Việc quản lý chỉ đạo và vận dụng các chính sách kinh tế cịn chậm cải tiến, tư tưởng nặng nề bao cấp, cịn ỷ lại.

Trong giai đoạn từ 1981 - 1985, thị xã Yên Bái tiếp tục khơi phục và phát triển kinh tế, xây dựng thị xã theo quy hoạch đơ thị miền núi. ở giai đoạn này, trong điều kiện khĩ khăn, thiếu vốn, vật tư, trình độ khoa học kỹ thuật cịn non yếu, các ngành cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp vẫn vươn lên và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Giá trị tổng sản lượng của ngành thủ cơng nghiệp năm 1981 đạt 5,3 triệu đồng, tăng 3,5tr đồng so với năm 1978. Các ngành cơ khí, may, nhuộm, xây dựng cơ bản, vận tải…đều đạt và một số ngành vượt chỉ tiêu đề ra.

Trên địa bàn thị xã đã cĩ thêm một số cơ sở dịch vụ sản xuất nơng nghiệp, sản xuất thủ cơng nghiệp, bên cạnh đĩ cịn cĩ hàng chục điểm xay sát, chế biến thực phẩm, nạp ác quy, sản xuất sành sứ, thuỷ tinh, da, cao su, phương tiện vận tải thuỷ, cụm sản xuất cơng nghiệp của HTX Đồng Thanh, Minh Bảo.

Phương thức sản xuất lương thực - thực phẩm để tự túc được hưởng ứng mạnh mẽ trong nhân dân. Ngồi ra, nhân dân vùng trong thị xã và lân cận thị xã đã trồng được lúa, ngơ, sắn; trong chăn nuơi ngồi đàn lợn, đã cĩ thêm nhiều đàn trâu, bị, gà, ngan, vịt, cá…

Để đẩy mạnh phong trào thi đua và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, bước sang năm 1983, thị xã đã xác định tạo lập một cơ cấu kinh tế gắn bĩ chặt chẽ giữa cơng nghiệp với phân phối lưu thơng và dịch vụ tăng khối lượng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, tăng tích luỹ vốn. Với vị trí là một đơ thị tỉnh lỵ, thị xã coi sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, một trong những mũi nhọn chủ yếu trong cơ cấu kinh tế cơng - nơng - lâm nghiệp. Riêng cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp thuộc kinh tế địa phương, năm 1985 đạt 3,5 triệu đồng, tăng 146% so với năm 1983.

Các ngành cơ khí, khai thác chế biến lâm sản, chế biến thực phẩm, sản xuất thuỷ tinh, gốm, nhựa, sành sứ, may mặc, nhuộm, dày dép đều vượt kế hoạch và đạt từ trên 100% đến trên 200% so với năm 1984.

Đối với các ngành chế biến lâm sản xuất khẩu, đã đầu tư vào dây chuyển sản xuất đũa, tăng cường chế biến các mặt hàng gỗ (khung cửa, tủ, giường, xalon, xích đu, thảm hạt pơ mu), dầu thực vật để xuất khẩu. Mặt hàng sứ cách điện 10 - 110Kw, từ 400 - 500 tấn sản phẩm sẽ nâng lên 1.500 tấn/năm để cùng các mặt hàng truyền thống đã được khách hàng ưa chuộng (quế, chè, tinh dầu quế, tinh dầu sả, mây tre đan, dược liệu) ngày càng mở rộng thị trường.

Sản xuất vật liệu xây dựng vượt 247% so với năm 1984, các sản phẩm gạch nung ngĩi lợp, vơi cục đã đáp ứng được nhu cầu của thị xã và một số huyện trong tỉnh.

Trong lĩnh vực nơng nghiệp cĩ những chuyển biến mới quan trọng ở việc thâm canh cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc đổi mới cơ cấu giống, tăng cường phân bĩn, bảo vệ thực vật, đẩy mạnh cơng tác dịch vụ nơng nghiệp và mở rộng vành đai thực phẩm. Do đĩ, mặc dù nền nơng nghiệp thị xã cịn gặp nhiều khĩ khăn về thời tiết, khí hậu, sâu bệnh, giá cả vật tư tăng…..Nhưng năng suất, tổng ở lượng lương thực hàng năm đều tăng. Năm 1982, các HTX nơng nghiệp đều được mùa lớn và là năm đầu tiên thị xã giao nộp cho nhà nước 146 tấn thĩc, năng suất bình quân đạt 48,53 tạ/ha. Cĩ một số xã điển hình đạt năng suất lúa 3 tấn/ha/ vụ như ở xã Tuy Lộc, xã Tân Thịnh, Đồng Thanh - Minh Bảo. Cĩ nơi 100% xã viên vượt khốn (ít nhất là 100kg thĩc), riêng thơn Trực Bình xã Minh Bảo) trong vụ mùa sản lượng tăng 2 lần so với vụ trước.

Sang năm 1985 năng suất lúa đạt 54 tạ/ha (tăng 24% so với năm 1983). Diện tích màu chủ yếu trồng sắn, ngơ, khoai…Diện tích sắn đạt 250ha; diện tích ngơ là 50ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 2.442 tấn, tăng 6%, tỉ trọng mầu chiếm 41%.

Về rau xanh và hoa màu, với diện tích hàng năm năng suất vẫn tăng (năm 1985 đạt 262 tạ/ha).

Cây cơng nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả được quan tâm trồng chăm sĩc nên phát triển khá. Cây cơng nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây chè đã phát huy thế mạnh, tổng diện tích đạt 240ha, cơng tác thâm canh chè cĩ nhiều tiến bộ, năng suất hàng năm đều tăng.

Giá trị tổng sản lượng cơng nghiệp trên địa bàn trong năm 1986 đạt 143.527.000 đồng, vượt 4,2% so với năm 1985 [84, tr.12]. Một số mặt hàng mới đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường như: Dệt khăn mặt, xơ màn, đồ gỗ, hố chất, cao su, nhựa kim khí… phương thức sản xuất vật liệu xây dựng cả 3 khu vực quốc doanh, tập thể và gia đình được phát động mạnh mẽ, cĩ hiệu quả rõ rệt. phong trào học nghề thủ cơng phát triển, tồn thị xã cĩ 6 lớp bồi dưỡng dạy nghề thủ cơng, cắt may cho hơn 150 người tạo nguồn lao động, bổ xung cho các HTX thủ cơng nghiệp. Những kết quả thu được đĩng gĩp quan trọng vào việc xây dựng cơ bản, giải quyết việc làm cho người lao động và đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 2,5 lần so với năm 1985. Tuy nhiên, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu chất lượng chưa tốt, chưa đa dạng; lực lượng sản xuất và nguyên liệu làm hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu chưa được khai thác triệt để.

Sản xuất nơng - lâm nghiệp năm 1986 gặp rất nhiều khĩ khăn về thới tiết, vụ đơng xuân bị mưa rét kéo dài, vụ mùa bị lũ lụt làm mất trắng 40% diện tích trồng lúa. Tuy nhiên, số diện tích cịn lại được chăm sĩc tốt nên vẫn được thu hoạch với năng suất khá cao (bình quân đạt 32 tạ/ ha). Với những cố gắng chung của cả hai vụ đã đưa tổng sản lượng lúa cả năm đạt 1.242 tấn. Cây ngơ đã áp dụng giống mới TSD một cĩ năng suất cao và trồng tập trung ở Tuy Lộc, Minh Bảo. Cây sắn tiếp tục được ổn định với diện tích là 270ha. Các cây khoai lang, đao, riềng, rau, đậu đều tăng hơn năm trước về diện tích. Cây cơng nghiệp ngắn ngày và dài ngày được ổn định, trong năm đã trồng mới 40ha chè. Đưa diện tích tăng từ 285 ha (1985) lên 348 ha (1986). NS đạt 1,8 tấn/ha/ năm [85, tr.4]

Tuy vậy, trong lĩnh vực trồng trọt, phát triển thâm canh chưa đều, chưa mạnh mẽ, cơng tác chuẩn bị giống, chọn lọc giống chưa đảm bảo, cơng tác

khoanh nuơi, giao đất, giao rừng cĩ nhiều tiến bộ, mặc dù hoạt động bảo vệ rừng cịn nhiều tồn tại.

Bên cạnh những thành tích quan trọng đã đạt được trong sản xuất nơng - lâm nghiệp lương thực - thực phẩm thì kết quả thu được trong những lĩnh vực trên chưa đạt yêu cầu mục tiêu đề ra cả về năng suất và tổng sản lượng. Một số HTX làm ăn cĩ dấu hiệu chững lại, cĩ mặt giảm sút, đàn lợn nái giảm diện tích chè một số nơi khơng được chăm sĩc tốt đã thối hố, nhiều chính sách trong nơng nghiệp cịn bất cập, chưa hợp lý. Cơng tác giao đất, giao rừng, phong trào xây dựng kinh tế vườn đồi - rừng làm chưa triệt để, cơng tác bảo vệ, quản lý cịn yếu; kinh tế thành phố phát triển cịn chậm, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khĩ khăn, mục tiêu cải thiện, nâng cao về đời sống kinh tế - chính trị - xã hội chưa đạt được như đã đề ra trong đại hội Đảng bộ tỉnh.

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế xã hội thành phố Yên Bái từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 27 - 32)