Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm Phú Thọ (Trang 47 - 50)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và tổng hợp thông tin

Thu thập số liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thƣờng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phƣơng pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phƣơng pháp thích hợp với hiện tƣợng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.

Số liệu thứ cấp: có nguồn gốc từ số liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn số liệu thứ cấp nhƣ: các cơng trình sách, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, luận văn, luận án, thông tin thống kê…

Số liệu sơ cấp thu thập đƣợc từ việc phát phiếu điều tra.

Trong luận văn học viên sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp để tổng hợp những vấn đề mang tính lý luận về đào tạo nghề, chất lƣợng đào tạo nghề; nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo nghề ở một số quốc gia trong khu vực và địa phƣơng trong nƣớc… Dữ liệu đƣợc thu thập cho luận văn bao gồm những tài liệu, các cơng trình nghiên cứu, các ấn phẩm của các học giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các văn bản, chủ trƣơng/chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển đào tạo nghề; thông tin và dữ liệu từ các cơng trình nghiên cứu khoa học đã có; các báo cáo có liên quan... Trên cơ sở những dữ liệu, thông tin đã thu thập, nghiên cứu sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích nhằm đối chiếu, so sánh giữa lý luận với kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc phục vụ cho đối tƣợng nghiên cứu của luận văn.

2.2.2. Phương pháp thống kê

Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của mơ tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

- Thống kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Phƣơng pháp này đƣợc dùng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu đƣợc thống kê từ nhiều nguồn khác nhau. Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để phản ánh tình hình cơ bản, các thơng tin về thực trạng chất lƣợng đào tạo của trƣờng cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm Phú Thọ qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân, thể hiện ở các biểu, bảng số liệu, đồ thị và sơ đồ.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để thấy rõ đƣợc sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính tốn. Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tƣơng đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng hoặc giảm của một chỉ tiêu nghiên cứu.

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trƣng riêng có của đối tƣợng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tƣợng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.

Trong luận văn học viên sử dụng phƣơng pháp so sánh trong chƣơng đánh giá thực trạng để thấy đƣợc sự biến đổi về chất lƣợng (cao hơn/giảm đi) khi phân tích các nội dung của chất lƣợng đào tạo của trƣờng cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm Phú Thọ trong thời gian qua.

2.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích và tổng hợp là hai mặt gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật.

Phân tích trƣớc hết là phân chia đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc, hiểu đƣợc cái chung, phức tạp của bộ phân nghiên cứu. Trong phân tích, việc xây dựng một cách

đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu của từng bộ phận, có ý nghĩa rất quan trọng.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với q trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu để tìm ra cái chung khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, cần đƣợc tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Trong nghiên cứu tổng hợp, vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc các mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm xác định và đánh giá chất lƣợng của từng yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề. Những yếu tố này có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên chất lƣợng đào tạo nghề của đối tƣợng nghiên cứu là trƣờng cao đẳng nghề Công nghệ và nông lâm Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm Phú Thọ (Trang 47 - 50)