5. Kết cấu của luận văn
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề
1.3.1. Những yếu tố bên trong
1.3.1.1. Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu của đào tạo nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
- Đào tạo nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho ngƣời học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề.
- Đào tạo nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho ngƣời học nghề kiến thức và năng lực thực hành các cơng việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc.
- Đào tạo nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho ngƣời học nghề kiến thức và năng lực thực hành các cơng việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào cơng việc.
1.3.1.2. Chương trình đào tạo
Chƣơng trình đào tạo là bản thiết kế về hoạt động dạy học trong đó phản ánh các yếu tố mục đích dạy học, nội dung và phƣơng pháp dạy học; các kết quả dạy học. Những yếu tố này đƣợc cấu trúc theo quy trình chặt chẽ về thời gian biểu;
Wentling (1993) cho rằng: “chƣơng trình đào tạo là một bảng thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (đó có thể là một khóa học kéo dài vài giờ, một ngày, một tuần hoặc một vài năm). Bảng thiết kế tổng thể đó cho biết
tồn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì có thể trong đợi ở ngƣời học sau khóa học, nó phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho biết các phƣơng pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, và tất cả các cái đó đƣợc sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”.
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp ở Việt Nam
- Chƣơng trình đào tạo nghề thể hiện mục tiêu đào tạo nghề; quy định
chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phƣơng pháp, hình thức đào tạo nghề, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi mơ-đun, mơn học và mỗi nghề.
- Chƣơng trình khung do Bộ LĐTBXH ban hành quy định về cơ cấu, nội dung, số lƣợng và thời lƣợng cho các mô-đun, môn học; tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu của từng trình độ cho mỗi nghề.
- Căn cứ vào chƣơng trình khung đã đƣợc quy định và nhiệm vụ của các đơn vị đào tạo nghề, ngƣời đứng đầu các đơn vị tổ chức xây dựng và ban
hành chƣơng trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩn định chƣơng trình.
- Chƣơng trình đào tạo nghề trình độ cao đẳng đƣợc thực hiện từ hai đến ba năm đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một năm rƣỡi đến hai năm đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung cấp.
- Chƣơng trình đào tạo nghề trình độ trung cấp đƣợc thực hiện ba năm đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; từ một đến hai năm đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng.
- Chƣơng trình đào nghề trình độ sơ cấp đƣợc thực hiện dƣới một năm đối với ngƣời có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn, sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
Các chƣơng trình đào tạo chủ yếu thực hiện trong hệ thống nghề sơ cấp là theo hệ thống Mơ đun. Hệ thống mơ đun là loại chƣơng trình gồm nhiều mô đun đƣợc sắp xếp thành một hệ thống logic. Thiết kế chƣơng trình theo mơđun (Module) là cách thiết kế hiện đại và phổ biến trong dạy học hiện nay, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp.
Trong dạy học, thuật ngữ mô đun đƣợc dùng để chỉ một đơn vị kiến thức hoặc một hệ thống kỹ năng (thực tiễn hay trí óc) vừa tƣơng đối trọn vẹn và độc lập, vừa có thể kết hợp với kiến thức hoặc kỹ năng khác, tạo thành hệ thống trọn vẹn có quy mơ lớn hơn;
Nếu so sánh với loại chƣơng trình theo hệ thống mơn học, thì các kiến thức, kỹ năng, thái độ trong một mơ đun đƣợc tích hợp từ nhiều mơn học sơ đồ sau:
Môn 1 Môn 2 … Môn n
Mô đun 1 Mô đun 2 …
Mô đun i
Chƣơng trình dạy học theo mơ đun là hệ thống các mô đun đƣợc kết nối với nhau theo các hình thức nhất định, sao cho khi hồn thành các mơ đun đó, ngƣời học đạt đƣợc một trình độ hồn thành chƣơng trình của mình. Thành phần chính của loại chƣơng trình này gồm:
- Mục tiêu đào tạo theo trình độ đào tạo (trình bày dƣới dạng tổng quát); - Kế hạch đào tạo;
- Sơ đồ và nội dung các modul đào tạo.
Mô đun đào tạo đƣợc xây dựng theo một trong hai loại cấu trúc sau: - Tích hợp giữa kiến thức cơ sở với 1ý thuyết chuyên môn và thực hành nghề;
- Tích hợp giữa lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề.
Mơ đun đào tạo đƣợc trình bày ngắn gọn, rõ ràng và súc tích, thể hiện rõ các hoạt động thực hành.
Cấu trúc mô đun đào tạo bao gồm:
- Mục tiêu cần đạt đƣợc sau khi học xong mô đun; - Nội dung (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của mô đun;
- Điều kiện thực hiện mô đun (thiết bị, phƣơng tiện dạy học, giáo viên, thời gian, các loại học liệu v.v);
- Kiểm tra hoặc thi dùng để đánh giá trƣớc, trong và sau khi thực hiện mô đun.
1.3.1.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
Giáo viên dạy nghề là ngƣời dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề. Nhờ giáo viên dạy nghề mà học viên hiểu đƣợc cơ sở lý luận, cơ sở khoa học của nghề, nắm đƣợc trình tự thực hiện cơng việc.
Nghị quyết TƢ 2 khoá VIII của BCHTƢ Đảng đã khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng của giáo dục và đƣợc xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, tài". Vì lẽ đó nhà trƣờng phải quan tâm phát triển tài lực, nhân cách của ngƣời thầy giáo điều đó đƣợc thể hiện ở các mặt:
+ Ngƣời thầy phải đạt các chuẩn về kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, kiến thức liên quan và đặc biệt phải có trình độ kỹ năng tay nghề thành thạo.
+ Bên cạnh đó, Ngƣời thầy phải có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức sƣ phạm nghề nghiệp chắc, có kỹ năng tự học, tự bồi dƣỡng thành thạo. Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, số lƣợng tri thức của lồi ngƣời tăng nhanh, địi hỏi mỗi một nhà giáo phải thƣờng xuyên cập nhật để học tập nếu khơng muốn mình bị lạc hậu.
+ Chiến lƣợc, kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên- nhân tố quyết định thắng lợi của chiến lƣợc phát triển trƣờng dạy nghề. Giáo viên dạy nghề cần đƣợc đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn; chú ý kịp thời bổ sung giáo viên cho các nghề mới, cho chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao.
1.3.1.4. Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học
Cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc nhắc đến ở đây là hệ thống trƣờng lớp, những trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề.
Một hệ thống trƣờng lớp tốt sẽ giúp quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp có hiệu quả hơn, giúp cơng tác đào tạo nghề có kết quả tốt hơn. Nói đến cơ sở vật chất, kỹ thuật chúng ta không thể không nhắc đến những trang thiết bị, dụng cụ máy móc phục vụ q trình dạy và học lý thuyết: đó là bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, giáo trình, tài liệu tham khảo… và máy móc, nguyên vật liệu, nhà xƣởng cho thực hành…Học sinh học nghề may, hàn, điện… sẽ không thể học tốt nếu không biết tới máy may,thiết bị hàn điện, không đƣợc sử dụng máy trong quá trình học tập. Đặc biệt, trong điều kiện ngày nay, để quá trình đào tạo nghề đƣợc tốt thì những máy móc, trang thiết bị phục vụ cho quá trình thực hành phải là những máy móc tốt nhất và hiện đại nhất hay ít nhất cũng phải phù hợp với quá trình sản xuất để học viên sau khi kết thúc khóa học mới khơng bị bỡ ngỡ khi tiến hành thực tế.
Cơ sở vật chất là cầu nối giữa khoa học giáo dục và thực tiễn sản xuất, là yếu tố căn bản tạo nên môi trƣờng tiếp cận dẫn đến sản xuất, giúp học sinh có cái nhìn trực quan hơn về nghề mà mình theo học. Trang thiết bị giảng dạy là một trong các yếu tố quyết định hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh, quyết định tính chất cơng nghệ sản xuất, gia cơng chế tạo sản phẩm, chất lƣợng bài thực hành của học sinh học nghề.
Một cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt sẽ cho ra một kết quả đào tạo rất khả quan, sản phẩm của q trình đó là những ngƣời lao động có trình độ chun mơn, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Nếu cơ sở vật chất không đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra thì q trình học lý thuyết, thực hành có những hụt hẫng, việc học với các cơ sở dạy nghề và ra ngoài thực tế làm việc có những khoảng cách lớn, từ đó giảm hiệu quả của cơng tác đào tạo, gây lãng phí cho q trình đào tạo.
1.3.1.5. Quy mô và chất lượng tuyển sinh
Kết quả của quá trình đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó thày và trị là hai nhân tố trung tâm trong q trình đào tạo. Muốn có trị giỏi cần phải có thày giỏi và ngƣợc lại, thầy có giỏi mới có đƣợc trị giỏi. Thầy giáo là ngƣời quyết định trực tiếp chất lƣợng giáo dục và ngƣời học là chủ thể của hoạt động học vì thế chất lƣợng tuyển sinh đầu vào của học sinh rất quan trọng để nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Khi số lƣợng học sinh học nghề phù hợp với quy mô của cơ sở dạy nghề thì chất lƣợng đào tạo đƣợc nâng lên rõ rệt, ngƣợc lại nếu quy mô học sinh này quá nhỏ hay quá lớn so với những yếu tố trên thì đều làm cho hiệu quả q trình dạy nghề khơng tối ƣu.
Chất lƣợng đầu vào của học sinh nghề chính là chất lƣợng của đầu ra của giáo dục phổ thông. Giáo dục phổ thông đào tạo ra những học sinh có kiến thức, có đạo đức sẽ là tiền đề nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.
1.3.2. Những yếu tố bên ngoài
1.3.2.1. Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia và địa phương
Sự phát triển của công tác dạy nghề gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm 80 của thế kỷ XX khi nền kinh tế nƣớc ta đang trong thời kỳ khủng hoảng nhu cầu về công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ cũng giảm, điều này kéo theo hệ thống các trƣờng dạy nghề cũng suy giảm. Đến năm 1996 khi nền kinh tế nƣớc ta thốt khỏi giai đoạn khủng hoảng thì nhu cầu công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng địi hỏi cơng tác dạy nghề phải phát triển theo.
Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cũng kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu về lao động. Điều này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho ngƣời lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nông- lâm - ngƣ nghiệp chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Dạy nghề là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, vì vậy nó cũng là một trong các khoản chi thƣờng xuyên của Ngân sách Nhà nƣớc. Kinh tế đất nƣớc phát triển thì lƣợng vốn đầu tƣ cho cơng tác này gia tăng. Doanh nghiệp muốn phát triển hay khi đổi mới công nghệ sản xuất, máy móc hiện đại đều cần những ngƣời lao động có chun mơn, vì thế nhiều doanh nghiệp cũng bỏ tiền ra để đào tạo nghề cho ngƣời lao động, muốn vậy thì doanh nghiệp phải có tiềm lực kinh tế nhất định.
Nói chung ở cấp độ vĩ mô hay vi mô, đào tạo nghề muốn tồn tại, phát triển đƣợc đều cần có cơ sở kinh tế vững chắc. Kinh tế càng phát triển thì đào tạo nghề càng đƣợc mở rộng về quy mô đào tạo và chất lƣợng đào tạo và ngƣợc lại.
1.3.2.2. Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về phát triển đào tạo nghề
Những chính sách của Nhà nƣớc về khía cạnh đào tạo nghề càng nhiều càng chứng tỏ đào tạo nghề đang đƣợc quan tâm. Vào thập kỷ 80, Chính phủ ra nghị quyết 104/CP: “ Những xí nghiệp có khoảng 2000 cơng nhân, thợ mỏ
trở lên phải thành lập trƣờng dạy nghề…”, chính vì vậy mà thời gian đó gặp nhiều khó khăn nhƣng cơng tác đào tạo nghề vẫn đƣợc duy trì thƣờng xun và có hiệu quả. Đến giai đoạn 1995- 1998, nền kinh tế có những bƣớc phát triển vƣợt bậc nhƣng hệ thống đào tạo nghề của cả nƣớc lại giảm dần: năm 1997 cả nƣớc có 360 trƣờng thì tới đầu năm 1999 chỉ có 138 trƣờng, quy mơ đào tạo nghề cũng giảm, năm 1997 có 250,000 học sinh thì đến năm 1998 chỉ cịn đào tạo 96,000 học sinh; trang bị cho các cơ sở dạy nghề vừa thiếu, vừa lạc hậu. Cho đến nay, bộ mặt của ngành đào tạo nghề cũng có những phát triển đáng kể bởi lẽ Nhà nƣớc và toàn xã hội ngày càng quan tâm đến quá trình phát triển của hệ thống cơ sở dạy nghề, quan tâm tới kết quả của công tác dạy nghề.
Trong bối cảnh phát triển mới, trƣớc yêu cầu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có kỹ năng và cơng nhân kỹ thuật lành nghề, Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích, thúc đẩy cơng tác đào tạo nghề. Bộ trƣởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, cả nƣớc hiện có 135 trƣờng cao đẳng nghề (trong đó có 33 trƣờng ngồi công lập), 320 trƣờng trung cấp nghề (trong đó có 111 trƣờng ngồi cơng lập); 840 trung tâm dạy nghề (trong đó có 296 trung tâm ngồi cơng lập) và hơn 1.000 cơ sở khác (các cơ sở giáo dục - đào tạo, doanh nghiệp…) tham gia dạy nghề. Đến tháng 5- 2012 đã có danh mục 386 nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng, 462 nghề đào tạo ở trình độ trung cấp dựa trên nhu cầu của thị trƣờng lao động. Chính phủ đã lựa chọn quy hoạch 121 nghề trọng điểm (26 nghề cấp độ quốc tế; 49 nghề cấp độ khu vực và 107 nghề cấp độ quốc gia) và các trƣờng có nghề trọng điểm để hỗ trợ phát triển đồng bộ các yếu tố bảo đảm chất lƣợng đào tạo theo chuẩn và đang triển khai xây dựng Đề án 40 trƣờng chất lƣợng cao đến năm 2020 theo Chiến lƣợc Phát triển nguồn nhân lực và Chiến lƣợc Phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020. (Trả lời của Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải
Chuyền tại phiên chất vấn trực tiếp về tình hình đào tạo nghề, cơng tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam của UBTư vấn Quốc hội).
1.3.2.3. Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề
Thực tế thời gian gần đây, tâm lý chung của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT muốn thi tuyển vào các trƣờng Đại học và đó cũng là mong muốn của các bậc cha mẹ. Từ nguyện vọng đó mà hàng năm, số lƣợng học sinh vào các trƣờng đại học ngày một gia tăng. Ngƣợc lại, số lƣợng học sinh vào trƣờng