Cơ cấu sử dụng đất huyện Chợ Đồn giai đoạn từ năm 2009 2011

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 64 - 73)

giai đoạn từ năm 2009 - 2011

TT Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Số lượng (ha) cấu % Số lượng (ha) Cơ cấu % Số lượng (ha) Cơ cấu % Tổng diện tích đất 91.115 100 91.115 100 91.115 100 I Đất nông nghiệp 69.959,02 76,78 69.941,13 76,76 71.232,82 78,18

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.005,85 7,16 4.998,30 7,15 5.088,72 7,14

1.2 Đất lâm nghiệp 64.731,22 92,53 64.721,66 92,54 65.883,73 92,49

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 221,95 0,32 221,17 0,32 260,37 0,37

II Đất phi nông nghiệp 6.887,30 7,56 6.908,73 7,58 5.879,51 6,45

2.1 Đất ở 483,53 7,02 481,15 6,96 476,05 8,10

2.2 Đất chuyên dùng 4.890,79 71,01 4.915,15 71,14 4.112,65 69,95

2.3 Đất mặt nước, sông suối

chuyên dùng 1.464,79 21,27 1.464,24 21,19 1.243,19 21,14

2.4 Đất khác 48,19 0,70 48,19 0,70 47,62 0,81

III Đất chƣa sử dụng 14.268,68 15,66 14.265,14 15,66 14.002,67 15,37

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chợ Đồn - 2011

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn

3.1.2.1. Dân số và lao động

Theo thống kê năm 2011, dân số toàn huyện là 48.761 nhân khẩu với 11.915 hộ. Mật độ dân số bình quân là 51 người/ km2. Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào với 28.486 người, chiếm 58,42% dân số toàn huyện. Trong tổng số lao động của huyện, tỉ lệ lao động nông nghiệp chiếm 78,32%, lực lượng lao động phi nông nghiệp chiếm 21,68%. Trình độ chun mơn của lực lượng lao động toàn huyện hầu hết chưa qua đào tạo (chiếm khoảng 85,81%) trong tổng số lực lượng lao động của huyện. Trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhất là trong thời kỳ cơng

nghiệp hóa - hiện đại hóa thì việc đào tạo, nâng cao trình độ lao động cần được quan tâm và chú trọng đầu tư, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển [11].

Trong những năm qua huyện đã gắn giải quyết việc làm với thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng tiểu vùng, từng xã. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các loại ngành nghề thích hợp. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình kinh tế - xã hội để tham gia giải quyết việc làm, khuyến khích phát triển các tổ hợp sản xuất, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở những vùng có điều kiện khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế trang trại để thu hút lao động, giải quyết việc làm. Theo báo cáo của huyện, năm 2011 huyện đã giải quyết việc làm mới cho 450 lao động, trong đó xuất khẩu lao động được 40 người. Tổ chức mở được 18 lớp dạy nghề cho 540 lao động nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của huyện là 1,11% trong đó tỉ lệ thất nghiệp thành thị là 5,04%, nông thôn là 0,63% [1], [19].

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Chợ Đồn giai đoạn từ năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lượng Cơ cấu% Số lượng Cơ cấu% Số lượng Cơ cấu%

Tổng dân số 48.207 48.404 48.761

Tổng số hộ 11.820 100,00 11.889 100,00 11.915 100,00

Nông nghiệp 9.698 82,05 9.712 81,69 9.724 81,61

Phi nông nghiệp 2.122 17,95 2.177 18,31 2.191 18,39

Lao động 28.096 100,00 28.320 100,00 28.468 100,00

Nông nghiệp 22.685 80,74 22.179 78,32 22.309 78,37

Phi nông nghiệp 5.411 19,26 6.141 21,68 6.159 21,63

3.1.2.2 Cơ sở vật chất hạ tầng

Giao thông vận tải: Huyện Chợ Đồn với vị trí nằm trên các trục tỉnh lộ

và huyện lộ quan trọng nên nhu cầu về giao thông vận tải rất lớn, huyện đã thực hiện tốt và có hiệu quả công tác đầu tư xây dựng, tôn tạo hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, tạo dựng diện mạo mới và tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Giai đoạn 2005 - 2010, huyện đầu tư cải tạo và mở mới các tuyến đường liên thôn với tổng chiều dài 300 km; phong trào làm đường giao thông nông thôn được nhân dân quan tâm thực hiện, đến nay 20/22 xã có đường nhựa đến trung tâm, hơn 90% số thơn, tổ, bản có đường cho xe máy, xe cơ giới nhỏ đi lại đảm bảo giao thơng thơng suốt. Tính riêng năm 2011, số lượt hành khách vận chuyển đạt 15.688.800 lượt, tổng khối lượng hàng khóa vận chuyển đạt 274.800 tấn. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo và duy trì cơng tác quản lý điều hành 23 đầu xe đăng ký vận tải hành khách đi các tuyến trong và ngoài huyện an toàn.

Thủy lợi: Giai đoạn 2005 - 2010, huyện đã hồn thành 58 cơng trình

thủy lợi, nâng cao khả năng tưới tiêu và chống xói lở ruộng. Các cơng trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 23 cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung và các cơng trình khác; tăng tỉ lệ hộ được sử dụng nước sạch ở nông thôn từ 35% (năm 2005) lên 70% (năm 2011) và ở thị trấn tăng từ 82% (năm 2005) lên 91% (năm 2011).

Hệ thống điện và thông tin liên lạc: Huyện đã hoàn thành hệ thống

đường điện 110KV và 35 KV phục vụ sinh hoạt, sản xuất; số hộ dân được sử dụng điện lưới tăng từ 75% (năm 2005) lên 92,61% (năm 2011). Quản lý, vận hành tốt 143 trạm biến áp, 289,67 km đường dây 35KV, 269,37 km đường dây 0,4 KV; đảm bảo an toàn hành lang và vận hành lưới điện. Tổng sản lượng điện thương phẩm bán trong năm 2011 đạt 19,79 triệu Kwh đạt 77,8% kế hoạch năm.

Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo thơng suốt, tồn huyện có 02 tổng đài, 03 bưu cục, 19 điểm bưu điện văn hóa xã; số xã có trạm truyền thanh tăng từ 10 xã (năm 2005) lên 15 xã (năm 2011); số xã có trạm phát lại truyền hình tăng từ 06 trạm (năm 2005) lên 08 trạm (năm 2011); 88% số hộ có máy thu thanh, 80% số hộ có máy thu hình...

Hạ tầng y tế, giáo dục: Được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng cho

hoạt động giáo dục, tính đến năm 2011 huyện đã xóa xong tình trạng lớp học tranh tre dột nát, nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện cơ bản được đáp ứng; tỉ lệ lớp học kiên cố hóa đạt trên 81%.

Hệ thống trạm y tế, trang biết bị khám chữa bệnh được đầu tư đúng mức. 100% xã, trị trấn có trạm y tế nhằm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, tạo điều kiện khám chữa bệnh ngay tại chỗ nâng cao chất lượng cuộc sống [1], [16].

3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn

3.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn giai đoạn 2006 - 2010

Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện, được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Bắc Kạn, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Chợ Đồn đoàn kết, thống nhất, vượt qua khó khăn thử thách hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên từng lĩnh vực như sau [1], [18]:

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa: Kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn đã có bước chuyển biến rõ nét, lợi

thế của địa phương bước đầu được khai thác có hiệu quả. Cùng với việc đầu tư phát triển cây lương thực và các loại cây màu khác, huyện đã khuyến khích người dân đầu tư trồng các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Với phương châm đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, từng bước nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác; cùng với việc thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp như trợ giá, trợ cước; việc hỗ trợ nông dân thực hiện các phương án phát triển kinh tế trên địa bàn được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Do vậy, sản xuất nơng nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng: hệ số sử dụng đất tăng từ 1,67 lần (năm 2005) lên 1,73 lần (năm 2010); các mơ hình sản xuất mới, cánh đồng 30 triệu/ha và 50 triệu/ha được nhân rộng qua các năm từ 88 ha (năm 2005) tăng lên 314,5 ha (năm 2010); năng suất lúa đạt 46,6 tạ/ha; tổng sản lượng lương thực có hạt tăng qua các năm, từ 22.094 tấn (năm 2005) lên 24.331 tấn (năm 2010); bình quân lương thực 447kg/người/năm...

Song song với phát triển trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng được quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện, việc triển khai các dự án chăn nuôi, nhất là phương án phát triển gia súc và đại gia súc được duy trì và nhân rộng; xuất hiện các mơ hình chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa, bán thâm canh, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. Kết quả đạt được đối với ngành chăn nuôi: Tổng đàn gia súc đạt 17.366 con, trong đó: đàn trâu 14.022 con (giảm 2.830 con so với năm 2005), đàn bò 3.344 con (giảm 850 con so với năm 2005); đàn lợn 29.839 con (tăng 2.413 con so với năm 2005)...Nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng so với năm 2005, diện tích ni trồng thủy sản năm 2010 đạt 239 ha (trong đó có 26 ha cá ruộng), sản lượng đạt trên 418 tấn.

Lâm nghiệp được xác định là tiềm năng lợi thế của huyện Chợ Đồn:

Với 69,3% diện tích tự nhiên là rừng và đất rừng, ngành lâm nghiệp được huyện xác định là tiềm năng trong hoạt động chế biến lâm sản và xây dựng ngành công nghiệp chế biến. Giai đoạn 2005 - 2010, huyện đã trồng được hơn

4.054,97 ha. Ngồi ra, hàng nghìn héc-ta diện tích rừng trồng ngồi dự án đã được nhân dân tự bỏ vốn đầu tư. Với sự cố gắng và nỗ lực của nhân dân trong huyện, tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,3% trên tổng diện tích rừng tồn huyện.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu: Trên địa bàn huyện hiện có 181 cơ sở sản xuất công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề chủ yếu là khai thác, chế biến khoáng sản, lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, với cơ chế chính sách hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp trên địa bàn nên các hoạt động của các đơn vị sản xuất đóng trên địa bàn phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều qua các năm, năm 2011 giá trị sản xuất cơng nghiệp (tính theo giá cố định năm 1994) đạt 120.210 triệu đồng (trong đó: cơng nghiệp khai thác mỏ: 98.200 triệu đồng; công nghiệp chế biến 15.350 triệu đồng; công nghiệp điện nước: 6.600 triệu đồng).

Việc phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương và tăng thu ngân sách cho huyện.

Hoạt động thương mại, dịch vụ được quan tâm phát triển: Mạng lưới

thương mại, dịch vụ phát triển khá với nhiều thành phần kinh tế tham gia; tồn huyện có 1.260 hộ tham gia kinh doanh thương mại, dịch vụ; 10 cơ sở doanh nghiệp thương mại, nhà hàng, vận tải. Theo thống kê của huyện Chợ Đồn, mạng lưới thương mại dịch vụ tăng 158% so với năm 2005; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2010 đạt trên 178,7 tỷ đồng (tăng 213% so với năm 2005).

Các thành phần kinh tế phát triển ngày càng đa dạng: Theo thống kê

của huyện, tính đến tháng 12/2011, tồn huyện có 41 hợp tác xã với nhiều lĩnh vực hoạt động và quy mô sản xuất, kinh doanh ngày càng được mở rộng,

tập trung khai thác, chế biến và tiêu thụ các loại nông - lâm sản, kinh doanh vật liệu xây dựng. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, tồn huyện có 80 doanh nghiệp tư nhân, 06 công ty cổ phần và 18 công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trên nhiều lĩnh vực... Đa dạng hóa các thành phần kinh tế, gắn với việc mở rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề đã tạo thêm công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và góp phần vào việc tăng thu ngân sách cho địa phương.

3.1.4. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn

3.1.4.1. Thuận lợi

Thứ nhất, Sự hỗ trợ về chính sách đầu tư phát triển. Trong những năm qua, huyện Chợ Đồn đã nhận được sự hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế xã hội, các chính sách đầu tư trên địa bàn đã bước đầu đem lại hiệu quả nhất định, đời sống người dân từng bước nâng cao, cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế đã có sự đổi mới đáng kể, tạo cơ hội cho huyện có thêm các nguồn lực phát triển thu hẹp khoảng cách với các huyện trong tỉnh và cả nước.

Thứ hai, Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp cận về thị trường cho các sản phẩm đặc trưng của huyện như sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại sản phẩm đặc sản khác. Đồng thời, tạo cơ hội thu hút đầu tư đối với các ngành công nghiệp chế biến khống sản, chế biến lâm sản và nơng sản, đặc biệt là có thể tận dụng nguồn lao động với chi phí thấp.

Thứ ba, Tài nguyên thiên nhiên. Chợ Đồn là huyện miền núi, tài nguyên rừng khá phong phú, đất dành cho lâm nghiệp khá lớn do vậy tài nguyên đất rừng và rừng là một lợi thế lớt nhất cho huyện trong phát triển kinh tế rừng. Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện có trữ lượng khá cao và đa dạng, đây là một lợi thế cho phát triển cơng nghiệp khai khống, cơng nghiệp vật liệu xây dựng và các ngành phụ trợ.

Thứ tư, Vị trí địa lý thuận lợi có hệ thống đường giao thông liên kết với các tỉnh, với vị trí trung chuyển giữa các vùng, giữa miền xi và miền ngược tạo điều kiện thuận lợi cho giưa lưu kinh tế và trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó, Chợ Đồn là địa danh ATK (an toàn khu) trong kháng chiến chống Pháp, có hệ thống các di tích danh lam thắng cảnh gắn liền với các địa danh lịch sử, đây là cơ sở để phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

3.1.4.2. Khó khăn

Thứ nhất, môi trường sản xuất kinh doanh cịn có nhiều hạn chế, số lượng và quy mô doanh nghiệp nhỏ, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu, môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lực lượng lao động chưa qua đào tạo khá cao trong tổng số lao động của huyện, hệ thống cơ sở đào tạo nghề chưa phát huy hết nhiệm vụ và chức năng. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại của người dân và ý thức vươn lên làm giàu chưa cao.

Thứ ba, tư duy quản lý kinh tế, lãnh đạo điều hành còn mang nặng phương pháp truyền thống, năng lực chỉ đạo của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ năm, sản xuất nơng lâm nghiệp cịn nặng về tự cung tự cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; thu nhập của người dân còn thấp, tiềm năng về sản xuất công nghiệp - nông nghiệp - lâm nghiệp lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả.

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu chung của huyện Chợ Đồn

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế tồn cầu nói chung và Bắc Kạn nói riêng, tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu đối với các quốc gia đang phát triển. Trong giai đoạn 2005 - 2010,

trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, nhất là thị trường bị thu hẹp do suy giảm kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn đạt 11,2% (trong đó: nơng - lâm nghiệp tăng 7,78%; công nghiệp - XDCB tăng 8,92% và dịch vụ tăng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)