Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Đồn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 61 - 64)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Đồn

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện nằm ở phía tây tỉnh Bắc Kạn, cách thị xã Bắc Kạn 45km theo tỉnh lộ 257; phía đơng giáp huyện Bạch Thơng, phía nam giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên), phía tây giáp huyện Chiêm Hóa, Na Hang (Tuyên Quang), phía bắc giáp huyện Ba Bể (Bắc Kạn). Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 912,93 km2, chiếm 18,7% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện chợ Đồn được chia thành 22 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn và 21 xã. Hệ thống đường giao thông gắn liền với các trục đường bộ quan trọng của tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang và một số tuyến đường quan trọng khác thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khai thác các thế mạnh của huyện đặc biệt là khai thác tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi về rừng và du lịch [1], [20].

3.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng

Chợ Đồn là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, với hai dạng địa hình phổ biến là địa hình núi đá vơi và địa hình núi đất. Nhìn chung, địa hình tạo điều kiện khá thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.

Thổ nhưỡng huyện Chợ Đồn chủ yếu là các loại đất Feranit nâu vàng, Feranit đỏ vàng, đất dốc tụ và phù sa ven sông. Các loại đất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng lương thực, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả

đặc biệt là các loại cây đặc sản của huyện, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương... [1], [20].

3.1.1.3 Khí hậu thủy văn

Khí hậu huyện Chợ Đồn mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng khơ lạnh và mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,20C; Tổng tích nhiệt cả năm bình qn đạt 6.800 - 7.0000C. Điều kiện khí hậu của huyện tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng.

Lượng mưa của huyện đạt 1.115 mm/năm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6 và tháng 7 với tổng lượng mưa 340 mm/ngày; tháng có lượng mua thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau đạt 1,5 mm. Lượng bốc hơi bình quân năm là 830 mm. Những đặc điểm khi hậu trên rất thích hợp với các loại cây trồng á nhiệt đới và nhiệt đới, là điều kiện thuận lợi để đa dạng cây trồng, thâm canh tăng vụ [11].

3.1.1.4 Tài nguyên rừng

Rừng là tài nguyên và lợi thế tuyệt đối của huyện Chợ Đồn, khai thác hợp lý rừng sẽ không chỉ là nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến cho thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mà còn là nền tảng phát triển bền vững. Những năm qua, huyện đã đầu tư nhiều cho công tác quản lý và phát triển, khai thác tài nguyên rừng nhằm nâng cao hơn hiệu quả trong quản lý rừng trên địa bàn huyện [11].

3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Chợ Đồn là một trong hai khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn. Tài nguyên có trữ lượng lớn gồm sắt, chì, kẽm và vật liệu xây dựng.

Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 54 mỏ và điểm quặng chì - kẽm với trữ lượng khoảng 14.580 nghìn tấn, chiếm 96,5% trữ lượng của tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, huyện có trữ lượng đáng kể tài nguyên về đá hoa cương, đất sét

và than đá. Đây là lợi thế lớn để huyện Chợ Đồn phát triển các ngành công nghiệp khai khống, cơng nghiệp vật liệu xây dựng, là tiền đề cho phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trên địa bàn huyện [11].

3.1.1.6. Tài nguyên du lịch

Chợ Đồn nổi tiếng với địa danh ATK (an tồn khu), di tích thuộc thị trấn Bằng Lũng, đây là nơi cơ quan Trung ương làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngồi di tích ATK, Chợ Đồn cịn có 6 di tích lịch sử là: Bản Ca, Đồi Nà Pậu, Khuổi Linh, Đồi Pù Cọ, Khau Mạ, Nà Quân…

Ngoài địa danh ATK, Chợ Đồn cịn có Phya Khao, điểm du lịch có khí hậu ơn hịa, mơi trường trong sạch. Ở độ cao trung bình so với mặt biển là 800 m, vào mùa đơng khí hậu ở đây rất ấm áp và mùa hè thì mát mẻ. Đến Chợ Đồn, du khách cịn cơ hội tìm hiểu về lễ Lên đèn (cấp sắc) của dân tộc Dao đỏ ở bản Cn, xã Ngọc Phái trình diễn [1].

3.1.1.7 Hiện trạng sử dụng đất

Theo thống kê của huyện Chợ Đồn, tổng diện tích đất tự nhiên năm 2012 là 91.115 ha, trong đó: Diện tích đất nơng nghiệp chiếm 78,18%; đất phi nông nghiệp chiếm 6,45% và đất chưa sử dụng chiếm 15,37% (chủ yếu là các loại đất dùng cho hoạt động chung của xã hội, hoạt động tôn giáo...).

Do đặc điểm địa hình tự nhiên của huyện phân hóa và chia cắt mạnh nên diện tích đất sản xuất nơng nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Nghiên cứu bảng 3.1 cho thấy, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng diện tích đất nơng nghiệp (chiếm 92,53%). Đây chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây lâm nghiệp và trồng rừng. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng khá trong tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 15,37%), đây là điều kiện để huyện tiếp tục mở rộng và phát triển diện tích đất ni trồng cây trồng, vật ni hoặc kết hợp chăn nuôi và trồng rừng tận dụng tối đa thuận lợi của điều kiện tự nhiên của huyện [11].

Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Chợ Đồn giai đoạn từ năm 2009 - 2011 giai đoạn từ năm 2009 - 2011

TT Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Số lượng (ha) cấu % Số lượng (ha) Cơ cấu % Số lượng (ha) Cơ cấu % Tổng diện tích đất 91.115 100 91.115 100 91.115 100 I Đất nông nghiệp 69.959,02 76,78 69.941,13 76,76 71.232,82 78,18

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.005,85 7,16 4.998,30 7,15 5.088,72 7,14

1.2 Đất lâm nghiệp 64.731,22 92,53 64.721,66 92,54 65.883,73 92,49

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 221,95 0,32 221,17 0,32 260,37 0,37

II Đất phi nông nghiệp 6.887,30 7,56 6.908,73 7,58 5.879,51 6,45

2.1 Đất ở 483,53 7,02 481,15 6,96 476,05 8,10

2.2 Đất chuyên dùng 4.890,79 71,01 4.915,15 71,14 4.112,65 69,95

2.3 Đất mặt nước, sông suối

chuyên dùng 1.464,79 21,27 1.464,24 21,19 1.243,19 21,14

2.4 Đất khác 48,19 0,70 48,19 0,70 47,62 0,81

III Đất chƣa sử dụng 14.268,68 15,66 14.265,14 15,66 14.002,67 15,37

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chợ Đồn - 2011

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)