Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 42 - 53)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.2.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một

nước trên thế giới và một số địa phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm một số quốc gia a. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Nằm trong khu vực và liên kề biên giới với Việt Nam, Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị nhưng Trung Quốc đã lựa chọn được những bước đi và những giải pháp phát triển kinh tế xã hội phù hợp. Khi mới giành được độc lập Trung Quốc cũng là một nước có xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, dân số động nhất thế giới, diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người đạt 900 m2, thấp hơn nước ta.

Quá trình tìm kiếm con đường đi lên CNH - HĐH cho nền kinh tế của Trung Quốc cũng hết sức gian truân và đã phải trả giá. Do kiên trì đường lối phát triển nên cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được những thành công ban đầu về hoạch định chính sách và đường lối phát triển kinh tế nơng thôn bằng Nghị quyết hội nghị Trung ương 3 khóa XI tháng 12/1978. Một trong những quyết sách đó là khốn hộ trong sản xuất nơng nghiệp.

Khoán hộ là một cơ chế quản lý sản xuất nơng nghiệp kiểu mới nhằm giải phóng các yếu tố sản xuất, khuyến khích lợi ích vật chất của nơng dân,

đổi mới hoạt động kinh doanh của các công xã nhân dân và các xí nghiệp Quốc doanh nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc.

Chủ trương khốn hộ đã được nơng dân thực hiện ở quy mô làng xã, đến năm 1978 được mổ rộng đến quy mô tỉnh. Họ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ và đi vào sản xuất hàng hóa mang tính chun sâu và ngày càng lớn.

Cơ chế khốn hộ đã góp phần đưa nền nơng nghiệp Trung Quốc thốt khỏi trì trệ, sa sút kèo dài hơn 30 năm kể từ khi giành được độc lập, đã hoàn sinh cho cuộc sống của nơng dân và góp phần tích lũy nơng thơn cả nước, là cơ sở kinh tế xã hội để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH và phát triển bền vững.

Trung quốc xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, phát triển nơng nghiệp tồn diện trên cơ sở đảm bảo an tồn lương thực cho đời sống xã hội nói chung và khu vực nơng thơn nói riêng.

Thứ hai, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp, xây dựng khác để vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến, xuất khẩu nơng sản hàng hóa, vừa thu hút lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân.

Thứ ba, thực hiện nhất qn cơ chế thị trường ở nơng thơn có sự quản lý của nhà nước trong việc dịch vụ cung ứng vật tư, tiền vốn, kỹ thuật và các dịch vụ khác. Đồng thời, tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua các tổ chức kinh tế tập thể, thôn, xã, Nhà nước và một bộ phận nhỏ do nông dân tự nguyện lập ra trên các vùng nông thôn Trung Quốc.

Nhà nước luôn duy trì được vai trị quản lý vĩ mô trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn để dẫn đường các cơ cấu kinh tế

địa phương có bước đi phù hợp với cơ cấu nền kinh tế, đồng thời đảm bảo nguyên tắc định hướng cho quá trình chuyển dịch này.

b. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Tuy nằm trong vùng Đơng Á nhưng Nhật Bản lại có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và xuất phát điểm không giống như Việt Nam. Người dân Nhật Bản nổi tiếng là cần cù, chịu khó và rất thơng minh sáng tạo, nhưng trước đây họ vẫn phải chấp nhận chế độ khẩu phần lương thực, thực phẩm do Mỹ cung cấp. Có thể nói đây cũng là một tình cảnh chung của các nước Châu Á trước khi bước vào thời kỳ phát triển. Mặc dù vậy nhân dân Nhật Bản đã vượt lên nhanh chóng và trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Có thể nói, Chính phủ Nhật Bản đã sớm tìm ra được hướng đi và lựa chọn bước đi thích hợp cho nền kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói riêng.

Ngay từ những thập niên 50, trong chính sách khơi phục kinh tế, Chính phủ Nhật Bản coi nơng nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng là quan trọng hàng đầu. Trong đó trọng tâm là thực hiện an tồn lương thực, thực phẩm và phát triển tổng hợp trồng trọt - chăn nuôi. Đến đầu thập kỷ 80, nông nghiệp Nhật Bản không những đảm bảo an ninh lương thực và còn dự trữ được trên 6 triệu tấn nơng sản.

Năm 1987, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai chương trình xây dựng vùng nơng nghiệp đặc thù và chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở tự nguyện của nông dân trong vùng. Đồng thời bằng tiềm lực kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã thực tốt chính sách hỗ trợ nơng nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Với quan điểm coi phát triển thị trường nông thôn là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nên Chính phủ đã đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống giao thơng nơng thơn khá hồn chỉnh. Đồng thời giao cho chính quyền địa phương xây dựng các hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp và chủ trương cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất tín dụng.

Sản xuất nơng nghiệp ổn định đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phân cơng lại lao động trong khu vực nơng thơn. Nhà nước khuyến khích phát triển ngành nghề tại các hộ gia đình, các làng, xã có ngành nghề truyền thống.Các tổ chức sản xuất này đều có hướng vào sản phẩm có tính hàng hóa đáp ứng u cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Từ các mơ hình phát triển kinh tế nơng nghiệp - nơng thôn Nhật Bản rút ra bài học kinh nghiệm: khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm nơng nghiệp có giá trị hàng hóa cao theo quy luật của nền kinh tế thị trường với sự điều tiết của Chính phủ; Thực hiện việc hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản và thực hiện rộng rãi mô hình hệ thống cơng nghiệp ba tầng nông thôn thành các khu vực sản xuất công nghiệp và thực hiện đơ thị hóa nơng thơn.

1.2.2.2. Kinh nghiệm một số địa phương

a. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Long [21]

Vĩnh Long là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm nông nghiệp và an ninh lương thực của cả nước. Tỉnh có mật độ dân số cao (khoảng 700 người/km2), với 85% dân số sống ở nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành tạo ra khoảng 50% trong tổng GDP của tỉnh và chiếm gần 90% giá trị xuất khẩu.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là nhiệm vụ hết sức cần thiết của ngành nông nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích và tăng thu nhập của nông dân trong tỉnh. Mục tiêu là nhằm xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng liên tục và bền vững theo vùng sinh thái; tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, mang lại giá trị lợi nhuận ngày càng tăng.

Nhìn lại tình hình phát triển nơng nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006-2008, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) giai đoạn 2006-2008 tăng bình

quân 12,35%/năm, cao hơn giai đoạn 2001 - 2005 là 3,76%. GDP bình quân trên đầu người tăng từ 7,6 triệu đồng vào năm 2005 lên 14,8 triệu đồng vào năm 2008, xấp xỉ đạt chỉ tiêu cả nhiệm kỳ 2005 - 2010.

Năm 2008, tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế là 53,5%, 15,2% và 31,3%. So với năm 2005, tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản giảm 2,05%; công nghiệp - xây dựng tăng 1,12% và thương mại - dịch vụ tăng 0,93%. Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn 5,15%/năm, chiếm 42,23% trong GDP. Nhờ thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giá trị sản phẩm trồng trọt, ni thủy sản bình qn trên mỗi ha đất canh tác ngày càng tăng, năm 2008 đạt 77,78 triệu đồng/ha, tăng 78,07% so với năm 2005. Trong đó huyện Bình Tân là huyện có giá trị đạt cao nhất: 120,17 triệu đồng/ha nhờ phong trào đưa cây màu xuống ruộng mạnh nhất tỉnh và sử dụng diện tích ao hầm ni thủy sản theo hướng thâm canh có hiệu quả nhất.

Đến cuối năm 2008, trồng trọt chiếm tỷ trọng 69,7%, chăn nuôi 27%, thủy sản là 3,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật ni chuyển dịch theo hướng đa canh, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn với thị trường tiêu thụ. Ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, rau màu.

Mặc dù, diện tích trồng lúa giảm từ 203.084 ha xuống còn 177.414 ha nhưng nhờ tập trung đầu tư nâng cao năng suất, nên sản lượng lúa hàng năm vẫn ổn định khoảng 900 ngàn tấn; chất lượng lúa được nâng lên và hàng năm xuất khẩu khoảng 300 ngàn tấn gạo. Tỉnh đang chú trọng tăng tỷ trọng các loại gạo có chất lượng cao, gạo đặc sản để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.

Cây ăn trái là thế mạnh sau cây lúa, chiếm tỷ trọng gần 50% giá trị ngành trồng trọt với nhiều loại cây trồng cho sản lượng, chất lượng và hiệu quả cao. Tồn tỉnh hiện có 45.874 ha vườn cây lâu năm (trong đó diện tích cây ăn trái gần 39.000 ha), tăng 7,3% so năm 2005. Sản lượng trái cây hiện đạt 466.100 tấn, tăng 21,6% so năm 2005. Đặc biệt, tỉnh đã và đang xây dựng vùng sản xuất và thương hiệu sản phẩm bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, nhãn và chơm chơm Long Hồ, Trà Ơn,...

Diện tích cây màu năm 2008 là 29.677 ha, tăng 46,6% so với năm 2005. Sản lượng màu năm 2008 đạt 545.684 tấn, tăng 42,5% so với năm 2005. Tỉnh đã xây dựng được một số vùng rau màu chuyên canh, luân canh trên đất lúa, vùng rau an toàn với hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa. Hiện tỉnh có 05 hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn (RAT): Phước Hậu, Thành Lợi, Vũng Liêm, Tân Quới, Tầm Vu. Trong đó, hoạt động mạnh nhất là 2 HTX Thành Lợi và Phước Hậu. Hiện nay, nhiều HTX trong tỉnh đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh bao tiêu đầu ra cho rau màu của nông dân phục vụ xuất khẩu. RAT đẹp về mẫu mã, đảm bảo chất lượng và đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang là xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng hiện nay.

Chăn ni tuy gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhưng nhìn chung vẫn có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhất là chăn ni gia súc (bị, heo) với số lượng tổng đàn năm 2008 tăng 4% so với năm 2005 góp phần đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 24% vào năm 2005 lên 27% vào năm 2008. Chăn nuôi heo phát triển theo hướng tập trung với qui mô vừa, chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh theo hướng tập trung với qui mô lớn, đảm bảo vệ sinh thú y và kiểm sốt được dịch bệnh.

Ni thủy sản của tỉnh phát triển rất mạnh, tốc độ tăng bình qn 45,14%/năm. Sản lượng ni trồng thủy sản năm 2008 là 112.878 ngàn tấn,

tăng gần 4 lần so với năm 2005, góp phần đưa tỷ trọng ngành thủy sản tăng từ 9,2% vào năm 2005 lên 15,1% vào năm 2008. Loại hình ni thủy sản phát triển nhất trong tỉnh là cá tra công nghiệp (ao thâm canh) và nuôi cá lồng bè (chủ yếu là cá Điêu hồng).

Trình độ khoa học - cơng nghệ trong sản xuất nông nghiệp - thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, thủy sản. Chương trình giống được triển khai thực hiện với nhiều dự án: lúa, cây ăn trái chất lượng cao, Sind hóa đàn bị, nạc hóa đàn heo... Năng lực sản xuất giống đảm bảo 100% nhu cầu giống cho cây ăn trái, giống cá tra đạt 62,5%, thuỷ sản khác đạt 100% nhu cầu, 80% nhu cầu giống heo và 100% giống bị,... Có 100% diện tích đất trồng lúa được cơ giới hoá khâu làm đất và suốt lúa, 50% diện tích lúa được gặt bằng máy, 25% sản lượng lúa được làm khô bằng công nghệ sấy, các khâu phun thuốc BVTV, vệ sinh chuồng trại… từng bước được cơ giới hố.

Nơng thơn Vĩnh Long phát triển khá nhanh, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Hiện có 90/94 xã có đường ơ-tơ tới trung tâm, 72/94 xã có đường liên ấp được nhựa hóa, trên 50% đường sá được bê tơng hóa; 90% số ấp, khóm xe hai bánh lưu thông suốt 2 mùa mưa và khô. Nhiều cơng trình thủy lợi đã hồn thành và được đưa vào sử dụng, góp phần khép kín thủy lợi cho 96.000 ha (chiếm 82,53% diện tích đất nơng nghiệp), trong đó 49.997 ha chủ động tưới tiêu; 100% số xã có điện, với gần 98% số hộ dân được sử dụng điện; 83% số hộ dân sử dụng nước sạch, 53% dân số sử dụng nước sạch theo quy định về tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch của Bộ Y tế; 80/107 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và 97/107 xã, phường có bác sĩ; xây mới, nâng cấp nhiều chợ, khu dân cư, khu đô thị.

Quan hệ sản xuất ln được quan tâm xây dựng, hiện có 112/360 trang trại được cấp giấy chứng nhận; 35 hợp tác xã nông nghiệp, 1 liên hiệp hợp tác

xã thủy sản và hơn 2 ngàn tổ hợp tác sản xuất nơng nghiệp. Một số hợp tác xã có được uy tín nhất định về chất lượng và tiêu thụ sản phẩm như Hợp tác xã rau an toàn Thành Lợi, Hợp tác xã bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, Hợp tác xã rau an toàn Phước Hậu, Hợp tác xã Tân Thành... Công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, ngành nghề, làng nghề truyền thống và dịch vụ nông thôn được phục hồi và phát triển, giải quyết nhiều việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp dần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, từ 12,87% vào năm 2005 xuống còn 8,6% vào năm 2008. Một số điều kiện về nhà ở, đi lại, học tập, chữa bệnh được cải thiện tốt hơn. Nhiều ấp, khóm, xã đạt chuẩn văn hóa, trình độ dân trí được nâng lên. Tỷ lệ lao động có chun mơn kỹ thuật trong những năm gần đây tăng nhanh, từ 18,2% vào năm 2005 lên 29,87% vào năm 2008. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, lao động trong khu vực nơng nghiệp - thủy sản giảm từ 67,6% xuống cịn 64,39%, lao động trong khu vực cơng nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ tăng lên.

b. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương [23]

Giai đoạn 2006 - 2010, kinh tế tỉnh Hải Dương đạt mức tăng trưởng hằng năm 9,3%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Giá trị ở khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,9%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 11,5%/năm, dịch vụ tăng 10,1%/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thay đổi theo hướng tích cực, tạo ra giá trị kinh tế cao. Hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn lao động tốt hơn. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)