Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Chợ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 95)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Chợ

tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015

4.1.1. Quan điểm phát triển

Tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài; phát huy cao độ các lợi thế, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và từng bước nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực có thế mạnh và lợi thế của từng tiểu vùng, từng lĩnh vực. Ưu tiên khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lợi thế của địa phương, trước hết là các sản phẩm chủ lực, tạo ra các đột phá làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố và tăng nhanh tích luỹ.

Đặt sự phát triển của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong Chiến lược phát triển chung của tỉnh Bắc Kạn, cả nước, vùng trung du và miền núi Bắc bộ. Xây dựng Bắc Kạn thành một địa bàn kinh tế mở, thông thương với các tỉnh, các huyện. Mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế…, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, dựa vào hội nhập để phát triển.

Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội; đảm bảo cho mọi người dân có cơ hội tham gia vào công việc chung và hưởng thụ các thành quả của sự phát triển; giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong huyện. Ưu tiên tạo việc làm, đẩy mạnh cơng tác xố đói giảm nghèo, trong đó đặc biệt chú ý đến các vùng đặc

biệt khó khăn, vùng có nhiều đối tượng chính sách. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hố và giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử của huyện.

Phát huy tối đa nhân tố con người, coi chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực và có chính sách phù hợp để phát huy mạnh mẽ khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực và thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo đảm phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh. Khai thác tài nguyên không làm tổn hại và suy thối mơi trường và cảnh quan thiên nhiên, giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững.

Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt chẽ với củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh; tăng cường khả năng phòng, chống thiên tai, lũ lụt trên địa bàn huyện.

4.1.2. Mục tiêu tổng quát

Phát huy nội lực, tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư, nỗ lực phấn đấu xây dựng huyện Chợ Đồn phát triển toàn diện và bền vững, phấn đấu đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: Nông nghiệp chiếm 44,6%; Công nghiệp chiếm 25,6% và Dịch vụ là 29,8%. Tiếp tục tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, chế biến, sản xuất phi nông nghiệp, đưa lâm nghiệp và chăn nuôi trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế hàng hóa, sớm đưa huyện thốt khỏi tình trạng chậm phát triển; từng bước rút ngắn khoảng cách thu nhập so với các địa phương trong cả nước.

4.1.3. Mục tiêu cụ thể

Sản xuất nông, lâm nghiệp: Phấn đấu 45% diện tích đất ruộng đạt giá trị 70 triệu đồng/ha/năm. Nâng hệ số sử dụng đất lên 1,8 lần. Tổng sản phẩm lương thực có hạt đạt 26.900 tấn, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn; bình quân lương thực đầu người đạt 520kg/người/năm. Trồng mới 200 ha cây cam, quýt; 300 ha cây hồng khơng hạt; đạt 200 ha diện tích cây thuốc lá. Phấn đầu đến năm 2015, tổng đàn trâu bò đạt hơn 23.900 con. Mỗi năm trồng mới 2.000 ha rừng, duy trì độ che phủ rừng đạt trên 65%.

Phát triển công nghiệp, dịch vụ và thương mại: Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn hàng năm 25%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng bình quân 25%.

Xây dựng kết cấu hạ tầng: 100% số xã có đường nhựa đến trung tâm xã, tăng cường đầu tư xây dựng và sửa chữa các cơng trình thủy lợi, tăng tỷ lệ diện tích chủ động nước tưới.

Phấn đấu hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 400 người (cả xuất khẩu lao động), giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống 8%.

4.2. Định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng cơng nghiệp hố - hiện đại hố huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015

Giai đoạn 2012 - 2015 kinh tế nông nghiệp, nông thôn sẽ vẫn là bộ phận quan trọng, có tính quyết định đến tồn bộ q trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Từ đây, tạo tích lũy, từng bước chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp luôn là khu vực sản xuất chịu tác động mạnh của điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh thái và bị giới hạn bởi năng suất sinh học của từng loại cây trồng, vật nuôi. Do vậy, yêu cầu lớn nhất trong giai đoạn này là đảm bảo tính ổn định và bền vững cho sự phát triển. Kinh tế nông thơn phải thực sự là sản xuất hàng hóa, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng tiểu vùng trong huyện và đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng thơn. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đặc biệt là thực hiện có hiệu quả quy hoạch

chuyển đổi sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, nông nghiệp lâm nghiệp và công nghiệp nông thôn. Từng bước xây dựng nông thôn theo hướng văn minh hiện đại, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nơng thơn.

4.2.1. Về Nơng nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng 3.050 ha, nâng hệ số quay vòng đất từ 1,7 lần lên 2,0 lần vào năm 2015. Sản lượng lúa đạt khoảng trên 20.000 tấn. Năng suất trung bình tăng khoảng 2,5% - 2,6%. Các loại cây trồng chủ yếu khác tăng 6.000 tấn. Mức lương thực đầu người bình quân tăng 600kg/người. Đảm bảo giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt trên 80 triệu đồng/ha/năm.

4.2.2. Về Chăn nuôi

Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả đàn gia súc, gia cầm theo hình thức hộ gia đình, xây dựng mơ hình chăn ni điển hình với các loại gia súc, gia cầm có giá trị hàng hóa cao. Bên cạnh đó, phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, phấn đấu đến năm 2015: tổng đàn trâu bị đạt 30 - 40 nghìn con; đàn lợn đạt 45 nghìn con; gia cầm khác khác khoảng 250 nghìn con. Nâng tỉ trọng giá trị sản xuất lên 45% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo hướng chăn nuôi trang trại, quy mô phù hợp, đảm bảo an tồn vệ sinh và phịng dịch bệnh. Phát triển diện tích trồng cỏ cho chăn nuôi lên 350 ha vào năm 2015.

4.2.3. Về Lâm nghiệp

Song song với quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng hiện có, cần tiếp tục thực hiện giao khốn khoanh ni bảo vệ và trồng rừng; quy hoạch hợp lý vùng cây ăn quả, cây đặc sản có giá trị kinh tế cao; quy hoạch vùng chè shan tuyết tại các xã có tiềm năng phát triển cây chè. Quy hoạch đến năm 2015 có 900 ha chè shan tuyết; khuyến khích phát triển loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao góp phần nâng tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 65%.

4.3. Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn hƣớng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015

4.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển hệ thống dịch vụ nông thôn và phát triển cơ sở chế biến nông lâm thủy sản thống dịch vụ nông thôn và phát triển cơ sở chế biến nông lâm thủy sản

Phát triển hệ thống dịch vụ nông thôn: Củng cố và phát triển các ngành dịch vụ đã có ở nơng thơn, tiếp tục khắc phục hạn chế và khó khăn hiện tại. Trước hết tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ có nhiều lợi thế, có thị trường tiêu thụ, để tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng nhanh thu nhập và nâng cao đời sống dân cư nông thôn như: Dịch vụ thương mại cung ứng vật tư, kỹ thuật cây trồng vật ni, dịch vụ cơ khí nơng thơn, dịch vụ tài chính tín dụng nơng thơn và phát triển du lịch làng nghề.

Phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm thủy sản gắn với vùng nguyên liệu với công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các ngành chế biến nông lâm thủy sản chủ yếu gồm: Công nghệ bảo quản và chế biến lương thực gạo, chế biến rau quả, chế biến gỗ và lâm sản. Tạo ra mạng lưới công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện, đây là giải pháp hàng đầu, là khâu đột phá của cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Chợ Đồn khu vực công nghiệp nông thôn đặc biệt là hệ thống cơ sở chế biến nơng - lâm - thủy sản nhìn chung cịn thấp kém và chưa phát triển, các điều kiện và tiền đề cho phát triển công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp nông thôn cũng như khả năng lôi kéo một lực lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực cơng nghiệp cịn nhiều hạn chế. Do vậy, trước mắt cần tập trung vào phát triển một số ngành công nghiệp chế biến các loại cây trồng mà huyện đang có thế mạnh như cây hồng khơng hạt, chè shan tuyết, gạo bao thai... vừa góp phần phát triển cơng nghiệp nơng thơn và góp phần tiêu thụ nơng sản cho người dân.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong nơng nghiệp là một giải pháp tốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện theo hướng CNH- HĐH. Đẩy mạnh cơ giới hóa vào các khâu trong q trình sản xuất nơng nghiệp như làm đất, vận chuyển, thu hoạch, cung cấp nước tưới... sẽ làm tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị sản phẩm trong sản xuất nơng nghiệp.

Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển dịch vụ trong nông nghiệp như dịch vụ đầu vào cho sản xuất, hỗ trợ dịch vụ trong tiêu thụ sản phẩm, củng cố hệ thống dịch vụ của tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có trên địa bàn huyện, tập trung vào các dịch vụ đầu ra bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các hộ nơng dân tham gia làm dịch vụ góp phần chuyển biến cơ bản cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế dịch vụ, sửa chữa cơ điện và sản xuất máy công cụ nhỏ phù hợp với tập quán canh tác và địa hình thổ nhưỡng của huyện Chợ Đồn.

4.3.2. Chuyển dịch cơ cấu trồng trọt theo hướng tăng trưởng cây trồng đặc sản đặc sản

Huyện Chợ Đồn vẫn là huyện nông nghiệp với phần lớn lao động nằm trong nông nghiệp và tập trung ở nông thơn. Chính vì vậy, cần giải phóng nhanh lao động nơng nghiệp, muốn thực hiện được vấn đề này cần phải phân công lao động xã hội vừa phải phân công lao động tại chỗ ngay trên địa bàn huyện. Để thực hiện được việc này cần khôi phục và phát triển các làng nghề, phát triển công nghiệp gắn với công nghệ chế biến nông sản. Việc phát triển làng nghề và phát triển cơng nghiệp có ý nghĩa quan trọng để tạo việc làm, thu hút lao động dồi dào trong nông nghiệp, tăng thêm sản phẩm và sản phẩm hàng hóa của nơng nghiệp trên địa bàn huyện. Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Chợ Đồn.

Dù tỷ trọng giá trị nông nghiệp giảm xuống khơng ngừng trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song nông nghiệp mãi là quan trọng vì nó

cung cấp nhu cầu lương thực, thực phẩm cơ bản cho người dân, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trồng trọt và chăn nuôi, huyện Chợ Đồn không phát triển theo kiểu truyền thống (theo chiều rộng) mà cần phát triển theo chiều sâu theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng các loại cây trồng vật ni theo hướng tập trung hóa, chun mơn hóa, thâm canh hóa, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt.

Việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp cần giảm diện tích trồng cây lúa có năng suất thấp sang các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày, các loại cây trồng giá trị hàng hóa cao. Đồng thời, áp dụng các công thức luân canh cây trồng, vật ni thích hợp có giá trị kinh tế như: lúa - cá; lúa - vịt - cá; lúa - rau - màu... Cần chú ý đến phát triển các loại cây công nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện như: Quế, Hồi, Ba kích, Thảo quả, Dó trầm, Mây nếp, Ba kích, Ban lá dính...Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ thâm canh, áp dụng biện pháp kỹ thuật tiến bộ, tuyển chọn giống cây trồng vật nuôi tốt.

Bên cạnh đó, huyện Chợ Đồn cần đẩy mạnh thâm canh, đưa giống mới, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quy hoạch hợp lý các khu vực canh tác các loại cây trồng tại Thị trấn Bằng Lũng, các xã Ngọc Phái, Bằng Lãng, Phương Viên và các xã khu Tây, khu Nam; tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích trồng cây thuốc lá ở Bằng Phúc và các xã lân cận. Phát triển trang trại phù hợp với quy hoạch phát triển của từng xã. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng vùng sản xuất tập trung với quy mô phù hợp.

4.3.3. Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng trưởng vật ni đặc sản có giá trị kinh tế cao

Cùng với phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng được quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện với việc triển khai các dự án chăn nuôi, đặc biệt

là phương án phát triển đàn trâu, bò. Với chủ trương đẩy mạnh phát triển đàn gia súc trên địa bàn, các chính sách hỗ trợ cho người dân từ việc bình tuyển, chăn ni, hỗ trợ mua giống và cơng tác phịng chống bệnh cho gia súc, gia cầm được huyện Chợ Đồn quan tâm. Để phát triển ngành chăn nuôi cũng như chuyển dịch cơ cấu chăn ni với vật ni có giá trị kinh tế cao, huyện Chợ Đồn cần xây dựng chiến lược quy hoạch và phát triển chăn ni, rà sốt điều chỉnh quy hoạch trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của quá trình phát triển.

Để phát triển và chuyển dịch cơ cấu huyện Chợ Đồn cần đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi; chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa tạo quỹ đất, cho thuê đối với các tổ chức cá nhân có dự án đầu tư trang trại chăn ni; xây dựng các khu chăn nuôi tập trung gắn với bảo vệ môi trường; khai thác hiệu quả lợi thế của vùng như các xã vùng cao phát triển chăn nuôi trâu, bò, đại gia súc khác, vùng thấp phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản.

Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn ni, tun truyền chủ trương chính sách phát triển chăn ni trâu, bị, chăn ni lợn và gia cầm để giúp người chăn ni có kiến thức và thông tin trong việc lựa chọn vật nuôi.

Đẩy mạnh công tác thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đầu tư thâm canh, xóa bỏ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)