Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 38 - 42)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.4.Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng

1.1. Cơ sở lý luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.1.4.Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng

nghiệp hóa - hiện đại hóa [22]

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là hướng đi tất yếu để phát triển kinh tế, đưa đất nước thốt khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao, kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người được nâng lên. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sự suy thoái nặng nền của nền kinh tế thế giới đã thu hẹp thị trường xuất khẩu, thị trường vốn và tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội nước ta. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của Nghị quyết kỳ họp thứ 4 - Quốc hội Khóa XII là: Tiếp tục kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phịng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển dịch CCKT nước ta trong những năm qua cùng xu thế phát triển tất yếu của kinh tế thế giới, 3 phương

thức được chỉ ra để đạt được các mục tiêu trong chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta là:

- Thứ nhất, bằng phương thức tác động trực tiếp, Nhà nước có thể tác động tới quá trình chuyển dịch CCKT. Nhà nước dùng vốn ngân sách đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để phát triển các ngành, các sản phẩm mà Nhà nước mong muốn. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể dùng mệnh lệnh hành chính buộc các DNNN tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực theo sự chỉ đạo của mình, u cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại nhà nước cho các doanh nghiệp, hộ gia đình vay ưu đãi để thực hiện một số dự án phát triển kinh tế cụ thể.

Phương thức này bước đầu có thể mang lại hiệu quả chuyển dịch CCKT nhanh chóng theo kế hoạch của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng tỏ, sự tăng trưởng đạt được bằng cách làm này thường không bền vững, bởi vì các quyết định đầu tư dựa trên ngun tắc mệnh lệnh hành chính thường khơng mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Nhà nước chỉ nên sử dụng phương thức này để phát triển các ngành mà vốn đầu tư lớn, khả năng rủi ro cao mà khu vực kinh tế tư nhân khơng muốn làm. Sau khi hồn thành sứ mệnh tiên phong, gánh chịu rủi ro ban đầu, Nhà nước có thể tiến hành cổ phần hoá, chuyển giao các doanh nghiệp này cho khu vực kinh tế tư nhân để Nhà nước thu hồi vốn, rồi tiếp tục đầu tư vào các công nghệ, sản phẩm mũi nhọn khác.

- Thứ hai, Nhà nước có thể dùng phương thức tác động gián tiếp thơng qua việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi. Cụ thể là: sự ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng; ổn định về kinh tế vĩ mô; một hệ thống thị trường đồng bộ, hồn thiện; mơi trường pháp lý thơng thống và minh bạch; bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, trong sạch; môi trường thông tin đa dạng, đầy đủ, chính xác và kịp thời, đặc biệt là các thơng tin về chính sách và

thị trường. Đây có thể coi là phương thức tác động cơ bản, lâu dài và hiệu quả nhất của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch CCKT.

- Thứ ba, là phương thức tác động gián tiếp tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục, y tế... Những lĩnh vực này lại ít hấp dẫn với thành phần kinh tế ngồi quốc doanh, vì địi hỏi lượng vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn chậm. Nhưng vì đây là những lĩnh vực đóng vai trị chiến lược trong sự phát triển của mỗi quốc gia, nên Nhà nước cần tập trung nguồn lực để đầu tư vào những lĩnh vực này.

Các phương thức tác động trên đây cần được phối hợp thực hiện bằng một hệ thống chính sách đồng bộ. Sự phối hợp giữa các phương thức phải đặt trên một nguyên tắc rõ ràng và nhất quán đó là: phương thức tác động gián tiếp thông qua việc tạo lập môi trường là phương thức quan trọng nhất, hai phương thức còn lại là phương thức bổ sung, hỗ trợ cho phương thức này. Thông qua việc tạo lập môi trường, Nhà nước làm và để cho cơ chế thị trường hoạt động có hiệu quả. Bằng các quy luật kinh tế thị trường, các tiềm năng sẽ được khai thác, các nguồn lực sẽ được phân bổ, quá trình chuyển dịch CCKT sẽ diễn ra một cách hiệu quả mà khơng cần có sự can thiệp thơ bạo của “bàn tay” Nhà nước.

Trong quá trình phát triển kinh tế, xu hướng chuyển dịch CCKT theo hướng CNH được thực hiện theo các mơ hình có tính quy luật. Đó là:

- Mơ hình CNH Tư bản chủ nghĩa theo cơ chế thị trường tự do - thường được gọi là mơ hình CNH cổ điển. với các đặc trưng: Cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp xảy ra trước, trở thành một trong những tiền đề tiên quyết của cách mạng công nghiệp; Chuyển dịch CCKT diễn ra theo trình tự: cơng nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, nông, lâm, ngư nghiệp,... và cuối cùng là lĩnh vực dịch vụ; Chuyển dịch CCKT diễn ra một cách chậm chạp và kéo dài hàng trăm năm.

- Tiếp đến, mơ hình CNH và chuyển dịch CCKT theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung với đặc điểm là các ngành công nghiệp nặng được tập trung ưu tiên cao độ để phát triển ngay trong giai đoạn đầu của thời kỳ CNH. Quá trình CNH và chuyển dịch CCKT được tập trung và đẩy nhanh bằng cách áp dụng những biện pháp cưỡng bức, phi kinh tế, nhiều khi mang nặng yếu tố chủ quan và duy ý chí. Do đó, hiệu quả kinh tế của cơ cấu thiếu đi thước đo khách quan và nhiều khi làm triệt tiêu động lực của q trình phát triển.

- Một mơ hình khác là CNH thay thế nhập khẩu (cịn gọi là mơ hình CNH hướng nội) với những đặc trưng: Thực hiện hệ thống chính sách bảo hộ mậu dịch một cách phổ biến, nhằm nâng đỡ sản xuất công nghiệp trong nước; Hàng tiêu dùng thường bị hạn chế nhập khẩu hoặc đánh thuế cao; Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái theo hướng duy trì và giảm giá trị đồng tiền bản địa, nhằm làm yếu khả năng cạnh tranh của hàng hoá ngoại trên thị trường nội địa.

- Cuối cùng là mơ hình CNH hướng về xuất khẩu (hay gọi là mơ hình hướng ngoại). Đặc trưng của mơ hình này là q trình CNH thường được bắt đầu từ việc khai thác các thế mạnh của nền kinh tế, tạo ra những lĩnh vực phát triển có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế hoặc khu vực. Hệ thống chính sách vĩ mơ chủ yếu khuyến khích xuất khẩu.

Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và xu thế tồn cầu hố đang phát triển, tính quy luật phổ biến của các nước đang phát triển là sự tồn tại đồng thời nhiều quá trình chuyển dịch, nhiều trình độ phân cơng lao động, nhiều giai đoạn phát triển. Những q trình đó khơng tồn tại độc lập mà đan xen nhau, chi phối lẫn nhau. Do đó, chuyển dịch CCKT thường được bắt đầu từ việc khai thác và phát huy thế mạnh, lợi thế so sánh, tăng nhanh tỷ trọng trong những ngành có trình độ khoa học, cơng nghệ và trình độ kỹ thuật cao, tăng nhanh những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và yêu cầu lao động kỹ thuật, lao động trình độ cao.

Cũng trong quá trình ấy, kinh tế nơng thôn sẽ chuyển dịch từ thuần nông đến phát triển mạnh mẽ các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, các điểm dân cư sẽ phát triển thành thị xã, thị trấn, khu sản xuất, khu công nghiệp hoặc dịch vụ, và cao hơn là hình thành các đơ thị. Q trình đơ thị hố nơng thôn tiếp tục phát triển, hình thành nhiều đơ thị và trong đó sẽ xuất hiện những đơ thị lớn, đối với những nơi có lợi thế hơn sẽ dẫn đến sự ra đời của các thành phố. Đó là tính qui luật của sự phát triển và chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH và đơ thị hố.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 38 - 42)