Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng trong chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 70 - 71)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng trong chuyển dịch cơ cấu

3.1.4.1. Thuận lợi

Thứ nhất, Sự hỗ trợ về chính sách đầu tư phát triển. Trong những năm qua, huyện Chợ Đồn đã nhận được sự hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế xã hội, các chính sách đầu tư trên địa bàn đã bước đầu đem lại hiệu quả nhất định, đời sống người dân từng bước nâng cao, cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế đã có sự đổi mới đáng kể, tạo cơ hội cho huyện có thêm các nguồn lực phát triển thu hẹp khoảng cách với các huyện trong tỉnh và cả nước.

Thứ hai, Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp cận về thị trường cho các sản phẩm đặc trưng của huyện như sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại sản phẩm đặc sản khác. Đồng thời, tạo cơ hội thu hút đầu tư đối với các ngành công nghiệp chế biến khống sản, chế biến lâm sản và nơng sản, đặc biệt là có thể tận dụng nguồn lao động với chi phí thấp.

Thứ ba, Tài nguyên thiên nhiên. Chợ Đồn là huyện miền núi, tài nguyên rừng khá phong phú, đất dành cho lâm nghiệp khá lớn do vậy tài nguyên đất rừng và rừng là một lợi thế lớt nhất cho huyện trong phát triển kinh tế rừng. Nguồn tài nguyên khống sản trên địa bàn huyện có trữ lượng khá cao và đa dạng, đây là một lợi thế cho phát triển công nghiệp khai khống, cơng nghiệp vật liệu xây dựng và các ngành phụ trợ.

Thứ tư, Vị trí địa lý thuận lợi có hệ thống đường giao thơng liên kết với các tỉnh, với vị trí trung chuyển giữa các vùng, giữa miền xuôi và miền ngược tạo điều kiện thuận lợi cho giưa lưu kinh tế và trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó, Chợ Đồn là địa danh ATK (an tồn khu) trong kháng chiến chống Pháp, có hệ thống các di tích danh lam thắng cảnh gắn liền với các địa danh lịch sử, đây là cơ sở để phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

3.1.4.2. Khó khăn

Thứ nhất, mơi trường sản xuất kinh doanh còn có nhiều hạn chế, số lượng và quy mô doanh nghiệp nhỏ, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu, môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lực lượng lao động chưa qua đào tạo khá cao trong tổng số lao động của huyện, hệ thống cơ sở đào tạo nghề chưa phát huy hết nhiệm vụ và chức năng. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại của người dân và ý thức vươn lên làm giàu chưa cao.

Thứ ba, tư duy quản lý kinh tế, lãnh đạo điều hành còn mang nặng phương pháp truyền thống, năng lực chỉ đạo của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ năm, sản xuất nơng lâm nghiệp cịn nặng về tự cung tự cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; thu nhập của người dân còn thấp, tiềm năng về sản xuất công nghiệp - nông nghiệp - lâm nghiệp lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)