Những bài học kinh nghiệm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 53 - 56)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2.2.Những bài học kinh nghiệm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.2.2.Những bài học kinh nghiệm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nghiệp ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Cùng với xu thế chung đổi mới và mở cửa của đất nước, trong những năm trở lại đây, tỉnh Bắc Kạn đã từng bước thực hiện tiến trình cơng nghiệp

hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh khá ổn định; sản lượng lương thực, diện tích rừng trồng tăng, bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo nguồn thu ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện.

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa tại Chợ Đồn - Bắc Kạn, huyện Chợ Đồn cần thực hiện một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, từng bước khắc phục những khó khăn xuất phát từ nội tại của kinh tế huyện, tập trung đầu tư vào lĩnh vực chế biến các mặt hàng nông, lâm sản, chăn nuôi gia súc với mục tiêu nghề rừng đi liền với chăn nuôi và trồng cây ăn quả trở thành nghề sản xuất chính mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thứ hai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác; xây dựng và nhân rộng mơ hình sản xuất nơng - lâm nghiệp đạt giá trị hàng hóa cao; quy hoạch vùng ni trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nhu cầu thị trường; phát huy lợi thế của từng địa phương để xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh cây công nghiệp, cây trồng lâu năm giá trị hàng hóa và năng suất cao như chè, thuốc lá, cam quýt, khoai môn...

Thứ ba, tập trung quy hoạch và phát triển các cây ăn quả đặc sản, cây trồng có giá trị kinh tế cao; chú trọng hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu cũng như hình thành các đầu mối thu gom và cung cấp sản phẩm hàng hóa lớn ra ngồi thị trường.

Thứ tư, tập trung huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, nhất là các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục, ưu tiên vốn đầu tư mở rộng ngành nghề khu vực nông thôn phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, công tác định canh định cư, cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường khu vực nông thôn.

Thứ năm, triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch, khắc phục bệnh dịch biến đổi với cây trồng và vật ni; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghệ bảo quản, chế biến nông lâm sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 53 - 56)