Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 59)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức tăng GDP trên đầu người. Mục đích thuần túy của tăng trưởng kinh tế là thu được nhịp độ tăng trưởng GDP và của các ngành kinh tế. Mức tăng GDP hàng năm thể hiện tốc độ tăng trưởng, sự gia tăng tổng sản phẩm hàng hóa xã hội. Chỉ tiêu này cũng phản ánh một cách gián tiếp mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng năng lượng... Chỉ tiêu GDP trên đầu người phản ánh sự thay đổi tổng lượng hàng hóa và dịch vụ của một quốc qia hay một vùng trên mỗi người dân trong khoảng thời gian nhất định.

Cơ cấu thu nhập quốc dân theo ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế.

Thu nhập quốc dân phân theo ngành kinh tế được biểu thị bằng phần trăm thu nhập quốc dân của từng khối ngành, theo khu vực lãnh thổ và theo thành phần kinh tế trong tổng thu nhập quốc dân. Tỷ lệ này phản ánh trình độ phát triển của các ngành, các lãnh thổ và thành phần kinh tế, phản ánh gián tiếp mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Tỷ trọng chi phí cho bảo vệ mơi trường trong GDP. Chỉ tiêu này phản

ánh những cố gắng để bù đắp, phục hồi, cải thiện và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tỷ trọng này chưa nói lên được giá trị tuyệt đối của sự đầu tư cho môi trường của một quốc gia. Các chi phí bảo vệ mơi trường cần phải được hạch tốn và chi phí ngay trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.

Tỷ trọng chi phí cho giáo dục, y tế trong GDP. Chỉ tiêu này phản ánh

mức độ quan tâm của một quốc gia đối với nền giáo dục với tính chất là đầu tư cho phát triển bền vững và quan tâm tới sức khỏe con người - nhân tố quan trọng để bảo đảm sự phát triển bền vững. Tỷ trọng này có ý nghĩa quan trọng trong thời đại kinh tế tri thức với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên bình diện tồn câu. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của sự đầu tư này ít hay nhiều phụ thuộc vào giá trị tổng GDP của quốc gia.

b. Nhóm chỉ tiêu về xã hội

Dân số. Yếu tố dân số có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố kinh tế - xã

hội. Kiểm soát dân số và mức tăng dân số là một trong những mục tiêu của mỗi quốc gia (kiếm sát tình trạng tăng và giảm dân số, sự di cư và lao động giữa các khu vực lãnh thổ).

Tình trạng nghèo đói. Thước đo nghèo về thu nhập ở mỗi quốc gia có

khác nhau. Theo Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội, hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân dưới 80 nghìn đồng/người/tháng.

Tỷ lệ thất nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tính tồn dụng lao động của

các ngành và các vùng (thành thị và nơng thơn). Chỉ tiêu này cũng liên quan đến tình trạng trật tự, an ninh và an tồn xã hội.

Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch. Chỉ tiêu này phản ánh khía

cạnh xã hội - nhân văn của việc bảo vệ môi trường và phản ánh chất lượng của người dân thành thị và nông thôn.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA - HIỆN ĐẠI HÓA

Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN - TỈNH BẮC KẠN 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Đồn

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện nằm ở phía tây tỉnh Bắc Kạn, cách thị xã Bắc Kạn 45km theo tỉnh lộ 257; phía đơng giáp huyện Bạch Thơng, phía nam giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên), phía tây giáp huyện Chiêm Hóa, Na Hang (Tun Quang), phía bắc giáp huyện Ba Bể (Bắc Kạn). Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 912,93 km2, chiếm 18,7% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện chợ Đồn được chia thành 22 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn và 21 xã. Hệ thống đường giao thông gắn liền với các trục đường bộ quan trọng của tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang và một số tuyến đường quan trọng khác thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khai thác các thế mạnh của huyện đặc biệt là khai thác tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi về rừng và du lịch [1], [20].

3.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng

Chợ Đồn là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đơng sang Tây, với hai dạng địa hình phổ biến là địa hình núi đá vơi và địa hình núi đất. Nhìn chung, địa hình tạo điều kiện khá thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.

Thổ nhưỡng huyện Chợ Đồn chủ yếu là các loại đất Feranit nâu vàng, Feranit đỏ vàng, đất dốc tụ và phù sa ven sơng. Các loại đất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng lương thực, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả

đặc biệt là các loại cây đặc sản của huyện, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương... [1], [20].

3.1.1.3 Khí hậu thủy văn

Khí hậu huyện Chợ Đồn mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng khơ lạnh và mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,20C; Tổng tích nhiệt cả năm bình quân đạt 6.800 - 7.0000C. Điều kiện khí hậu của huyện tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng.

Lượng mưa của huyện đạt 1.115 mm/năm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6 và tháng 7 với tổng lượng mưa 340 mm/ngày; tháng có lượng mua thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau đạt 1,5 mm. Lượng bốc hơi bình quân năm là 830 mm. Những đặc điểm khi hậu trên rất thích hợp với các loại cây trồng á nhiệt đới và nhiệt đới, là điều kiện thuận lợi để đa dạng cây trồng, thâm canh tăng vụ [11].

3.1.1.4 Tài nguyên rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rừng là tài nguyên và lợi thế tuyệt đối của huyện Chợ Đồn, khai thác hợp lý rừng sẽ không chỉ là nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến cho thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mà còn là nền tảng phát triển bền vững. Những năm qua, huyện đã đầu tư nhiều cho công tác quản lý và phát triển, khai thác tài nguyên rừng nhằm nâng cao hơn hiệu quả trong quản lý rừng trên địa bàn huyện [11].

3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Chợ Đồn là một trong hai khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn. Tài nguyên có trữ lượng lớn gồm sắt, chì, kẽm và vật liệu xây dựng.

Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 54 mỏ và điểm quặng chì - kẽm với trữ lượng khoảng 14.580 nghìn tấn, chiếm 96,5% trữ lượng của tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, huyện có trữ lượng đáng kể tài nguyên về đá hoa cương, đất sét

và than đá. Đây là lợi thế lớn để huyện Chợ Đồn phát triển các ngành công nghiệp khai khống, cơng nghiệp vật liệu xây dựng, là tiền đề cho phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trên địa bàn huyện [11].

3.1.1.6. Tài nguyên du lịch

Chợ Đồn nổi tiếng với địa danh ATK (an tồn khu), di tích thuộc thị trấn Bằng Lũng, đây là nơi cơ quan Trung ương làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngồi di tích ATK, Chợ Đồn cịn có 6 di tích lịch sử là: Bản Ca, Đồi Nà Pậu, Khuổi Linh, Đồi Pù Cọ, Khau Mạ, Nà Quân…

Ngoài địa danh ATK, Chợ Đồn cịn có Phya Khao, điểm du lịch có khí hậu ơn hịa, mơi trường trong sạch. Ở độ cao trung bình so với mặt biển là 800 m, vào mùa đơng khí hậu ở đây rất ấm áp và mùa hè thì mát mẻ. Đến Chợ Đồn, du khách cịn cơ hội tìm hiểu về lễ Lên đèn (cấp sắc) của dân tộc Dao đỏ ở bản Cn, xã Ngọc Phái trình diễn [1].

3.1.1.7 Hiện trạng sử dụng đất

Theo thống kê của huyện Chợ Đồn, tổng diện tích đất tự nhiên năm 2012 là 91.115 ha, trong đó: Diện tích đất nơng nghiệp chiếm 78,18%; đất phi nông nghiệp chiếm 6,45% và đất chưa sử dụng chiếm 15,37% (chủ yếu là các loại đất dùng cho hoạt động chung của xã hội, hoạt động tơn giáo...).

Do đặc điểm địa hình tự nhiên của huyện phân hóa và chia cắt mạnh nên diện tích đất sản xuất nơng nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng diện tích đất nơng nghiệp. Nghiên cứu bảng 3.1 cho thấy, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng diện tích đất nơng nghiệp (chiếm 92,53%). Đây chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây lâm nghiệp và trồng rừng. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng khá trong tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 15,37%), đây là điều kiện để huyện tiếp tục mở rộng và phát triển diện tích đất ni trồng cây trồng, vật nuôi hoặc kết hợp chăn nuôi và trồng rừng tận dụng tối đa thuận lợi của điều kiện tự nhiên của huyện [11].

Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Chợ Đồn giai đoạn từ năm 2009 - 2011 giai đoạn từ năm 2009 - 2011

TT Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Số lượng (ha) cấu % Số lượng (ha) Cơ cấu % Số lượng (ha) Cơ cấu % Tổng diện tích đất 91.115 100 91.115 100 91.115 100 I Đất nông nghiệp 69.959,02 76,78 69.941,13 76,76 71.232,82 78,18

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.005,85 7,16 4.998,30 7,15 5.088,72 7,14

1.2 Đất lâm nghiệp 64.731,22 92,53 64.721,66 92,54 65.883,73 92,49

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 221,95 0,32 221,17 0,32 260,37 0,37

II Đất phi nông nghiệp 6.887,30 7,56 6.908,73 7,58 5.879,51 6,45

2.1 Đất ở 483,53 7,02 481,15 6,96 476,05 8,10

2.2 Đất chuyên dùng 4.890,79 71,01 4.915,15 71,14 4.112,65 69,95

2.3 Đất mặt nước, sông suối

chuyên dùng 1.464,79 21,27 1.464,24 21,19 1.243,19 21,14

2.4 Đất khác 48,19 0,70 48,19 0,70 47,62 0,81

III Đất chƣa sử dụng 14.268,68 15,66 14.265,14 15,66 14.002,67 15,37

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chợ Đồn - 2011

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn

3.1.2.1. Dân số và lao động

Theo thống kê năm 2011, dân số toàn huyện là 48.761 nhân khẩu với 11.915 hộ. Mật độ dân số bình quân là 51 người/ km2. Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào với 28.486 người, chiếm 58,42% dân số toàn huyện. Trong tổng số lao động của huyện, tỉ lệ lao động nông nghiệp chiếm 78,32%, lực lượng lao động phi nơng nghiệp chiếm 21,68%. Trình độ chun mơn của lực lượng lao động toàn huyện hầu hết chưa qua đào tạo (chiếm khoảng 85,81%) trong tổng số lực lượng lao động của huyện. Trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhất là trong thời kỳ cơng

nghiệp hóa - hiện đại hóa thì việc đào tạo, nâng cao trình độ lao động cần được quan tâm và chú trọng đầu tư, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển [11].

Trong những năm qua huyện đã gắn giải quyết việc làm với thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng tiểu vùng, từng xã. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các loại ngành nghề thích hợp. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình kinh tế - xã hội để tham gia giải quyết việc làm, khuyến khích phát triển các tổ hợp sản xuất, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở những vùng có điều kiện khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế trang trại để thu hút lao động, giải quyết việc làm. Theo báo cáo của huyện, năm 2011 huyện đã giải quyết việc làm mới cho 450 lao động, trong đó xuất khẩu lao động được 40 người. Tổ chức mở được 18 lớp dạy nghề cho 540 lao động nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của huyện là 1,11% trong đó tỉ lệ thất nghiệp thành thị là 5,04%, nông thôn là 0,63% [1], [19].

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Chợ Đồn giai đoạn từ năm 2009 - 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lượng Cơ cấu% Số lượng Cơ cấu% Số lượng Cơ cấu%

Tổng dân số 48.207 48.404 48.761

Tổng số hộ 11.820 100,00 11.889 100,00 11.915 100,00

Nông nghiệp 9.698 82,05 9.712 81,69 9.724 81,61

Phi nông nghiệp 2.122 17,95 2.177 18,31 2.191 18,39

Lao động 28.096 100,00 28.320 100,00 28.468 100,00

Nông nghiệp 22.685 80,74 22.179 78,32 22.309 78,37

Phi nông nghiệp 5.411 19,26 6.141 21,68 6.159 21,63

3.1.2.2 Cơ sở vật chất hạ tầng

Giao thông vận tải: Huyện Chợ Đồn với vị trí nằm trên các trục tỉnh lộ

và huyện lộ quan trọng nên nhu cầu về giao thông vận tải rất lớn, huyện đã thực hiện tốt và có hiệu quả cơng tác đầu tư xây dựng, tôn tạo hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, tạo dựng diện mạo mới và tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Giai đoạn 2005 - 2010, huyện đầu tư cải tạo và mở mới các tuyến đường liên thôn với tổng chiều dài 300 km; phong trào làm đường giao thông nông thôn được nhân dân quan tâm thực hiện, đến nay 20/22 xã có đường nhựa đến trung tâm, hơn 90% số thơn, tổ, bản có đường cho xe máy, xe cơ giới nhỏ đi lại đảm bảo giao thơng thơng suốt. Tính riêng năm 2011, số lượt hành khách vận chuyển đạt 15.688.800 lượt, tổng khối lượng hàng khóa vận chuyển đạt 274.800 tấn. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo và duy trì cơng tác quản lý điều hành 23 đầu xe đăng ký vận tải hành khách đi các tuyến trong và ngoài huyện an toàn.

Thủy lợi: Giai đoạn 2005 - 2010, huyện đã hồn thành 58 cơng trình

thủy lợi, nâng cao khả năng tưới tiêu và chống xói lở ruộng. Các cơng trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 23 cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung và các cơng trình khác; tăng tỉ lệ hộ được sử dụng nước sạch ở nông thôn từ 35% (năm 2005) lên 70% (năm 2011) và ở thị trấn tăng từ 82% (năm 2005) lên 91% (năm 2011).

Hệ thống điện và thông tin liên lạc: Huyện đã hoàn thành hệ thống

đường điện 110KV và 35 KV phục vụ sinh hoạt, sản xuất; số hộ dân được sử dụng điện lưới tăng từ 75% (năm 2005) lên 92,61% (năm 2011). Quản lý, vận hành tốt 143 trạm biến áp, 289,67 km đường dây 35KV, 269,37 km đường dây 0,4 KV; đảm bảo an toàn hành lang và vận hành lưới điện. Tổng sản lượng điện thương phẩm bán trong năm 2011 đạt 19,79 triệu Kwh đạt 77,8% kế hoạch năm.

Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo thơng suốt, tồn huyện có 02 tổng đài, 03 bưu cục, 19 điểm bưu điện văn hóa xã; số xã có trạm truyền thanh tăng từ 10 xã (năm 2005) lên 15 xã (năm 2011); số xã có trạm phát lại truyền hình tăng từ 06 trạm (năm 2005) lên 08 trạm (năm 2011); 88% số hộ có máy thu thanh, 80% số hộ có máy thu hình...

Hạ tầng y tế, giáo dục: Được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng cho

hoạt động giáo dục, tính đến năm 2011 huyện đã xóa xong tình trạng lớp học tranh tre dột nát, nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện cơ bản được đáp ứng; tỉ lệ lớp học kiên cố hóa đạt trên 81%.

Hệ thống trạm y tế, trang biết bị khám chữa bệnh được đầu tư đúng mức. 100% xã, trị trấn có trạm y tế nhằm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, tạo điều kiện khám chữa bệnh ngay tại chỗ nâng cao chất lượng cuộc sống [1], [16].

3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn

3.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn giai đoạn 2006 - 2010

Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện, được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Bắc Kạn, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Chợ Đồn đoàn kết, thống nhất, vượt qua khó khăn thử thách hồn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Kết quả phát

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 59)