Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
3.3.1. Những kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu và lạm phát diễn biến bất thường, huyện Chợ Đồn vẫn giữ được mức tăng trưởng bình quân khá cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 12%/năm (tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh Bắc Kạn là 11,2%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 7,7 triệu đồng gấp 2,4 lần so với năm 2005. Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp giảm từ 70,7% (năm 2005) xuống 66,7% (2010); ngành công nghiệp tăng từ 13,8% (năm 2005) lên 19,4% (năm 2010); ngành dịch vụ giảm từ 15,5% (năm 2005) lên 13,9% (năm 2010). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm và chưa cân đối, ngành nơng nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trị chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện Chợ Đồn.
Ngành nơng - lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng mức độ trung bình; sản lượng lương thực tăng qua các năm, đảm bảo an ninh lương thực cho huyện, diện tích rừng trồng tăng nhanh (tỷ lệ che phủ đạt 59% vào năm 2011). Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa góp phần quan trọng vào chính sách xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển nơng nghiệp nông thôn.
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành trồng trọt đạt 9,54%. Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã phản ánh tốc độ tăng trưởng khá và đang là ngành chiếm ưu thế của huyện. Cơ cấu kinh tế trong ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các cây trồng có giá trị kinh tế cao, giữ vững tỷ trọng các cây lương thực có hạt, đảm bảo an ninh lương thực. Sản lượng lương thực hàng năm luôn đạt trên 24.000 tấn. Lương thực bình quân đầu người đạt 447kg/người/năm. Cơ cấu cây trồng có sự
chuyển dịch tương đối tích cực, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh, xây dựng cánh đồng 70 triệu/ha và đang tiếp tục mở rộng diện tích canh tác nơng nghiệp.
Sản xuất lâm nghiệp có bước phát triển khá, diện tích rừng đạt 292.947 ha, đưa tỷ lệ che phủ rừng đạt 59%. Điểm nổi bật ở đây là nhân dân đã ý thức được lợi ích từ trồng rừng và chính sách thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư vào lâm nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản.
Nơng nghiệp đã góp phần quan trọng cho phát triển nơng thôn và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Cơ sở hạ tầng nơng thơn được cải thiện, các cơng trình thủy lợi, nước sạch, đường giao thông liên thôn, liên xã được mở rộng và kéo dài, hệ thống điện - đường - trường - trạm được nâng cấp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đi lại của người dân trong huyện.
Ngành chăn ni đã có chuyển dịch theo hướng phát triển đàn gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao. Huyện đã tích cực triển khai các dự án chăn ni, phát triển đàn trâu bị, xây dựng mơ hình chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa, bán thâm canh, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân. Tổng đàn gia súc đạt 43.923 con (năm 2011), trong đó: đàn trâu đạt 10.040 con, bò đạt 21.178 con, lợn đạt 30.212 con. Giá trị sản xuất đóng góp của ngành chăn ni năm 2011 đạt hơn 70 tỷ đồng. Bên cạnh đó, diện tích ni trồng thủy sản tăng qua các năm, giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2011 đạt hơn 6,6 tỷ đồng, tổng diện tích mặt nước ni trồng thủy sản đạt 300 ha với sản lượng trung bình đạt 227,7 tấn.