Dự kiến nguồn thu giai đoạn 2011 2015

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 89)

Đơn vị tính: tỷ đồng 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng Ngân sách nhà nước Từ doanh nghiệp Tổng Ngân sách nhà nước Từ doanh nghiệp Tổng Ngân sách nhà nước Từ doanh nghiệp Tổng Ngân sách nhà nước Từ doanh nghiệp Tổng Ngân sách nhà nước Từ doanh nghiệp 5,49 3,04 2,45 5,82 3,23 2,59 6,09 3,45 2,64 6,55 3,58 2,97 7,2 4,0 3,2

Nguồn: Phòng đào tạo nhà trường năm 2011

4.2. Các giải pháp hợp tác giữa trƣờng Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề

Để thiết lập và củng cố mối hợp tác giữa trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi áp dụng cho các cấp Bộ, ngành khác nhau, từ Trung ương tới các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và người học nghề.

Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng ĐTN của nhà trường. Hiện nay, giữa các trường nghề và các doanh nghiệp khơng phải hồn tồn khơng có sự hợp tác nhưng sự hợp tác này chưa mang tính phổ biến, chưa thường xuyên, và nhất là chưa có sự chủ động từ hai bên.

Để tăng cường sự hợp tác giữa trường với doanh nghiệp và để cho sự hợp tác này thực sự có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo, vấn đề đầu tiên mà cả trường và phía doanh nghiệp cần thực hiện là nâng cao nhận thức về sự hợp tác. Cả trường và doanh nghiệp đều phải nhận thức một cách đầy đủ và có hệ thống về những lợi ích mà sự hợp tác này đem lại cho mỗi bên, từ đó xác định trách nhiệm, đóng góp của từng bên trong sự liên kết này.

Cả nhà trường và phía doanh nghiệp đều phải chủ động tìm đến nhau, tìm kiếm cơ hội hợp tác, thiết lập sự hợp tác chặt chẽ và có hệ thống trên nhiều phương diện như: phối hợp trong việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, đào tạo; liên kết về nhân – tài – vật lực; phối hợp tổ chức đào tạo…

4.2.1. Giải pháp hợp tác xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới phương pháp đào tạo mới phương pháp đào tạo

Xây dựng và phát triển mục tiêu, nội dung chương trình ĐTN đáp ứng yêu cầu quản lý, điều phối và sử dụng của Nhà nước và yêu cầu thực tiễn của sản xuất và thị trường lao động. Việc xây dựng chương trình đào tạo sát hơn với yêu cầu thực tiễn của nền sản xuất hiện đại làm cho chất lượng ĐTN được đánh giá là cao hơn. Để đạt được điều đó, cần có sự liên kết, phối hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đào tạo và cả người học nghề trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo.

Có nhiều giải pháp để tạo ra sự phối hợp nói trên, trong khn khổ bài viết này chỉ đề xuất một giải pháp cụ thể là nhà trường tổ chức các “Hội nghị khách hàng” để bàn về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của các khố học. Thành phần tham dự Hội nghị khách hàng sẽ bao gồm: nhà trường, doanh nghiệp, người học nghề, cơ quan quản lý ĐTN cấp trên, lãnh đạo địa phương … Thông qua Hội nghị khách hàng, các bên sẽ tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo như sau:

- Các doanh nghiệp căn cứ vào thực tế sản xuất và hướng phát triển của mình sẽ đưa ra các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, tác phong công nghiệp, kinh nghiệm làm việc,… mà người học nghề phải đạt được sau khi tốt nghiệp. Bằng cách đó, nguồn lao động kỹ thuật qua đào tạo sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về trình độ chun mơn, tay nghề, kinh nghiệm làm việc. Doanh nghiệp cũng chủ động hơn trong việc tuyển lao động cho đơn vị mình.

- Người học nghề khi tham gia Hội nghị khách hàng sẽ nắm được và được nêu ra ý kiến tham gia xây dựng mục tiêu các khoá đào tạo trước khi dự tuyển vào học (trong thực tế, đa số người học nghề khơng có sự lựa chọn rộng rãi theo mục tiêu của mình mà chọn nghề gần với yêu cầu mục tiêu của bản thân và gia đình. Sau khi học xong người học phải hoàn thiện thêm để đạt mục tiêu của bản thân đặt ra).

- Nhà trường, căn cứ vào chương trình khung quốc gia và tham chiếu các ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và người học nghề tại Hội nghị khách hàng, điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của mỗi khố học cũng thể hiện tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo, trình độ quản lý của các cơ sở đào tạo nghề hay nói cách khác là nó phản ánh chất lượng đào tạo của các cơ sở ĐTN.

Cùng với việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo cũng phải được đổi mới theo hướng hiện đại, cập nhật công nghệ sản xuất tiên tiến. Muốn thực hiện được điều này, phía cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cũng cần hợp tác với nhau để thực hiện một số hoạt động như:

- Tổ chức, hướng dẫn, giới thiệu cho học sinh (đầu khoá đào tạo) tham quan thực tế nghề nghiệp tương lai ở các nhà máy, dây chuyền sản xuất thực tế.

- Chuyển đổi từ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ trên cơ sở xây dựng chương trình theo mơ đun.

- Tổ chức quá trình dạy – học thực tập sản xuất ngay trong môi trường thực tiễn sản xuất ở các nhà máy, xưởng với những trang thiết bị hiện đại đang vận hành.

* Lƣu ý về đổi mới phƣơng pháp đào tạo:

Để thực hiện được giải pháp này trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, ngay trong quá trình đào tạo tại nhà trường ( phần lý thuyết, thí nghiệm, thực hành tại nhà trường), nhà trường cần đi sâu vào đổi mới phương pháp dạy học như sau:

- Nhà trường cần quán triệt quan điểm, thái độ và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp đào tạo, nhằm nâng cao nhận thức chung trong toàn trường.

- Đổi mới phương pháp đào tạo đặc biệt là dạy thực hành nghề đòi hỏi mỗi giáo viên phải có trình độ chun mơn vững vàng cả về lý thuyết lẫn thực hành, có nghiệp vụ sư phạm. Chính vì vậy:

+ Hàng năm nhà trường tổ chức Hội nghị, Hội thảo bàn về đổi mới phương pháp đào tạo. Tổ chức các giờ hội giảng (hội giảng tại trường, khối trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh), xây dựng các bài giảng mẫu về thực hiện phương pháp.

+ Trong quá trình dạy thực hành giáo viên phải kết hợp tốt các phương pháp với mục tiêu là rèn kỹ năng cho học sinh; giáo viên phải thao tác mẫu chuẩn xác, hướng dẫn tỷ mỷ, quan tâm tới việc bồi dưỡng những sinh viên có nhận thức chậm, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng những sinh viên tiếp thu nhanh, tạo nên sự hứng thú trong quá trình học tập, thực hành của sinh viên.

+ Tăng cường sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại như máy chiếu, phần mềm, giáo trình điện tử…

+ Phát động và khuyến khích giáo viên tự viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học, làm phong phú phương tiện dạy nghề trong đổi mới phương pháp. Xây dựng tủ sách thư viện đáp ứng đủ nhu cầu sách giáo khoa, chương trình, tài liệu hướng dẫn, tài liệu thao khảo của giáo viên tham gia dạy nghề. Đưa việc làm đồ dùng dạy học của giáo viên trở thành một tiêu chí thi đua hàng năm. Yêu cầu 100% giáo viên đều có đồ dùng phục vụ dạy nghề nhằm phát huy tính linh hoạt, sáng tạo và các khả năng của giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ.

+ Nhà trường cần chỉ đạo giáo viên các tổ nhóm, chuyên môn xây dựng hệ thống câu hỏi vấn đáp một cách khoa học, hợp lý phát triển từ thấp đến cao nhằm phát huy tính độc lập sáng tạo và chủ động của sinh viên trong việc tiếp thu tri thức nghề.

+ Đổi mới phương pháp dạy nghề cũng bao gồm đổi mới phương pháp học nghề của sinh viên thơng qua bố trí hợp lý vị trí thực hành nghề của từng nhóm, cá nhân và đổi mới cách kiểm tra, đánh giá.

+ Để đánh giá được kết quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhà trường cần vận dụng linh hoạt các hình thức và nội dung kiểm tra; Kiểm

tra thường xuyên hoặc đột xuất, kiểm tra theo kế hoạch định kỳ hoặc không báo trước; kiểm tra từng mặt cơng tác hoặc kiểm tra tồn diện.

+ Đổi mới phương pháp dạy nghề phải đổi mới ngay từ khâu chuẩn bị bài giảng là soạn giáo án. Nhà trường cần chỉ đạo giáo viên các tổ nhóm, chun mơn xây dựng hệ thống câu hỏi vấn đáp một cách khoa học, hợp lý phát triển từ thấp đến cao nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo và chủ động của sinh viên trong việc tiếp thu tri thức nghề.

Trong quá trình học tập, giáo viên chủ động tạo điều kiện cho sinhviên sử dụng kiến thức đã hiểu biết vận dụng vào thực tiễn rèn luyện kỹ năng thực hành nghề một cách sáng tạo khoa học.

+ Chỉ đạo cải tiến đổi mới phương pháp dạy nghề bao gồm cả đổi mới cách kiểm tra, đánh giá: Khác với phương pháp dạy trước đây chỉ có giáo viên mới đánh giá kết quả học tập thực hành kỹ thuật, đánh giá sản phẩm sinh viên làm ra thì nay sinh viên học nghề đều được tham gia tự đánh giá kết quả học tập của chính mình qua sản phẩm tạo ra trong q trình học tập. Trên cơ sở bản thân tự đánh giá, các cá nhân khác, nhóm tổ cùng tham gia nhận điểm mạnh, yếu; ưu, nhược của sản phẩm. Giáo viên dạy nghề sẽ có nhận xét chung phân tích tổng hợp các ưu khuyết điểm sự tiếp thu, kỹ năng tay nghề và kết quả sản phẩm của học sinh một cách khách quan.

+ Đổi mới phương pháp dạy học ngoài sự nỗ lực cố gắng của cá nhân giáo viên thì nhà trường phải có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng tay nghề sư phạm, tay nghề kỹ thuật cho đội ngũ giáo viên cụ thể: Thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư ngày 15/6/2004 về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Các loại hình bồi dưỡng giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn là: Bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả giáo viên; bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên đã đạt chuẩn, tùy theo yêu cầu của

nghề nghiệp, nhiệm vụ được phân công hoặc chuẩn chức danh cao hơn. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào các vấn đề sau: Kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học.

+ Những nội dung bồi dưỡng thường xuyên gồm: Kiến thức chuyên môn, những tiến bộ khoa học mới; kỹ năng nghề (bao gồm cả việc sử dụng những thiết bị sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến của nghề); Phương pháp giảng dạy, phương pháp xây dựng chương trình và sử dụng phương tiện dạy học mới.

+ Phương thức bồi dưỡng: Tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên đề, tham quan, nghiên cứu khảo sát thực tế; hội thảo khoa học; bồi dưỡng nghiệp vụ bằng hình thức đi học tại chức hoặc tập huấn nghiệp vụ nâng cao tay nghề.

+ Tổ chức và động viên thi đua để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Cần tổ chức thực hiện thường xuyên phong trào thi đua dạy tốt học tốt, thông qua các đợt thi đua, hội giảng cấp trường, cấp tỉnh. Muốn vậy cần xây dựng tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi cụ thể, rõ ràng. Động viên toàn thể giáo viên đăng ký trở thành giáo viên dạy giỏi.

Để thực hiện tốt các nội dung trên, Hiệu trưởng phải căn cứ vào yêu cầu xây dựng và phát triển, trình độ hiện có của đội ngũ giáo viên, chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng giai đoạn, từng năm học, thực hiện giáo viên được luân phiên bồi dưỡng nghiệp vụ cụ thể:

+ Phân loại, đánh giá các mặt mạnh yếu của từng giáo viên để từ đó bố trí hợp lý cơng tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng: đúng người đúng việc và có hiệu quả: Người yếu năng lực sư phạm phải được bồi dưỡng thêm về năng lực sư phạm. Người cịn trì trệ, bảo thủ chưa đổi mới phương pháp thì cần phải được dự tập huấn, dự giờ, hội giảng về đổi mới phương pháp.

+ Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí và bố trí hợp lý cho giáo viên trong công việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cũng như cử người đi

dự các lớp đào tạo do Bộ Giáo dục quy định hoặc tự đào tạo tại các doanh nghiệp khi có cơng nghệ mới áp dụng tại các công ty, doanh nghiệp.

4.2.2. Giải pháp hợp tác nhằm tăng cường nguồn nhân – tài – vật lực cho đào tạo nghề đào tạo nghề

a. Về tài chính và cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo.

Hợp tác với khối doanh nghiệp là một giải pháp hữu hiệu để tranh thủ nguồn tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề cả về số lượng, chất lượng và tính cập nhật. Giải pháp cho vấn đề này như sau:

- Nhà trường tiếp tục chủ động liên hệ với doanh nghiệp để quyên nhận số tài chính đầu tư cho ĐTN trong việc hợp tác đào tạo; chủ động hợp tác với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề để tổ chức đào tạo nhằm tranh thủ (miễn phí) các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp này cho việc đào tạo thực hành và thực tập sản xuất. Trường hợp các học viên đến thực tập tại doanh nghiệp và làm ra sản phẩm, doanh nghiệp sẽ trích một phần doanh thu đó trả cho nhà trường để đầu tư trở lại cho đào tạo.

- Doanh nghiệp sản xuất phải lên kế hoạch đào tạo, tuyển dụng mới, đào tạo lại, đào tạo tiếp (bồi dưỡng nâng cao) đội ngũ lao động kỹ thuật hiện có. Hoạch tính kinh phí cần cho đào tạo để đầu tư trong từng năm. Đưa kế hoạch sản xuất và đào tạo nhân lực vào kế hoạch hoạt động trong năm một cách nhịp nhàng, linh hoạt để sẵn sàng hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề khi cần thiết.

b. Về nhân lực.

Hợp tác với khối doanh nghiệp là một biện pháp tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy thực hành (hướng dẫn thực tập sản xuất) có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất thực tiễn. Giải pháp liên kết ở đây là:

- Nhà trường chủ động ký hợp đồng với các kỹ thuật viên, cơng nhân bậc cao có kinh nghiệm sản xuất lâu năm để giảng dạy, hướng dẫn thực hành

cơ bản và thực tập sản xuất. Đặc biệt là khi có sự hợp tác đào tạo tại trường và doanh nghiệp, học sinh thực tập sản xuất ngay trên dây chuyền ở nhà máy của doanh nghiệp.

- Nhà trường thường xuyên mời các cán bộ của doanh nghiệp tham dự các buổi thảo luận, trao đổi trực tiếp với học viên về những công nghệ sản xuất mới của doanh nghiệp để giúp học viên cập nhật kiến thức mới và tích luỹ kinh nghiệm.

- Các doanh nghiệp đưa việc hướng dẫn thực tập sản xuất cho học sinh vào kế hoạch hoạt động của nhà máy. Phân công kỹ thuật viên, công nhân bậc cao hướng dẫn thực tập sản xuất cho học sinh trong q trình hợp tác đào tạo. Chi phí trả tiền cơng cho người hướng dẫn thực tập sản xuất được tính vào số tiền đầu tư cho đào tạo nghề của doanh nghiệp. Trường hợp các học viên đến thực tập mà làm ra sản phẩm, sẽ trích một phần doanh thu đó trả cơng cho người hướng dẫn.

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 89)