Kế hoạch tuyển sinh dạy nghề giai đoạn 2008 – 2011 tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 53)

tỉnh Bắc Ninh

STT Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Cao đẳng nghề 1.500 1.800 2.100 2.500

2 Trung cấp nghề 2.000 2.500 2.800 3.100

3 Sơ cấp nghề 5.527 6.895 7.189 7.500

4 Nghề < 3 tháng 7.983 10.540 10.986 11.215

5 Tổng số: 17.010 21.735 23.075 24.315

3.2. Thực trạng đào tạo nghề ở trƣờng Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Quá trình xây dựng và cơ sở pháp lý đào tạo nghề của nhà trường

Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định thành lập số 906/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 02 năm 2006 với tên trường là Trường Cao đẳng Tư thục Công nghệ Bắc Hà. Đến ngày 11 tháng 08 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 4103/QĐ-BGD&ĐT để đổi tên thành Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà hoạt động theo mơ hình tư thục tự cân đối thu chi dưới sự quyết định của Hội đồng quản trị.

Giấy phép đào tạo nghề số 20/2006/GCNDN-LĐTBXH ngày 25/8/2006 của Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số 23/2009/GCN-ĐKHĐDN ngày 26/5/2009 của Tổng cục dạy nghề. Thông tư số 214/2011/TT-BQP ngày 15/12/2011 của Bộ quốc phòng về Ban hành mức chi phí đào tạo một số nghề theo 03 cấp trình độ cho bộ đội xuất ngũ học nghề, do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh giao quyền đào tạo theo sao y bản chính số 07/BCH-SY ngày 16/01/2012.

3.2.2. Phương hướng phát triển

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 17 của Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 84/2003/QĐ-UB ngày 17/9/2003 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003 - 2010. Các trường dạy nghề Bắc Ninh đã đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường lao động tại Bắc Ninh và vùng phụ cận với nhiều ngành nghề, các hệ ĐTN khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu của người học và đạt được các tiêu chí phát triển nguồn lực của tỉnh Bắc Ninh cũng như tạo được nguồn nhân lực trên cả nước, việc thành lập trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà - Bắc Ninh là phù hợp với phương hướng trên.

Với cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giáo viên hiện có, trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà - Bắc Ninh khi thành lập sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ ĐTN theo 3 cấp trình độ là: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề.

Đối tượng tuyển sinh bao gồm: Học sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và bộ đội xuất ngũ.

Căn cứ vào cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, một số nghề trường đang đào tạo bậc trình độ Trung cấp ( TC), Cao đẳng(CĐ) và Sơ cấp (SC) nghề gồm:

Bảng 3.2: Ngành đào tạo và hệ ĐTN của trƣờng Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh

TT Ngành đào tạo Hệ đào tạo

1 Khoa Tin học ứng dụng CĐ, TC, SC

2 Khoa điện công nghiệp CĐ, TC, SC

3 Khoa kỹ thuật công nghệ điện, điện tử CĐ, TC, SC

4 Khoa cơng nghệ cơ khí CĐ, TC, SC

5 Khoa kế toán doanh nghiệp CĐ, TC, SC

6 Khoa công nghệ kỹ thuật xây dựng CĐ, TC, SC

7 Khoa lái xe ô tô SC

Nguồn: Phòng đào tạo nhà trường năm 2012

Về chương trình khung cho từng ngành, nghề, nhà trường thực hiện theo quy định của nhà nước về mục tiêu đào tạo, khối lượng kiến thức chung (các môn chung, kiến thức văn hóa bổ trợ, kiến thức cơ bản, kỹ thuật cơ sở và chuyên môn) và kỹ năng chung của tất cả các nghề, thời lượng của từng môn, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành bảo đảm mục tiêu của từng nghề đào tạo. Nhà trường tổ chức đào tạo hệ Cao đẳng nghề với thời gian 3 năm; hệ Trung cấp nghề tuyển sinh Trung học cơ sở thời gian đào tạo 36 tháng, tốt nghiệp phổ thông Trung học phổ thông thời hạn tối đa 24 tháng; hệ Sơ cấp từ 3- 9 tháng.

Căn cứ vào điều kiện thực tế, trƣờng đã xây dựng và thực hiện phƣơng hƣớng phát triển nhƣ sau:

Giai đoạn 1 : Từ tháng 8/2006 – 2010.

Nhà trường xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển hệ Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp nghề; xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị, công nghệ cho dạy học; tuyển chọn đội ngũ giảng viên cho dạy nghề; khảo sát thực tế nhu cầu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp và nhu cầu học nghề ở các trường phổ thông Trung học. Kế hoạch tuyển sinh từ 2006 đến năm 2010 đạt từ 600 – 900 sinh viên hệ Cao đẳng , Trung cấp từ 700 - 1100 sinh viên và 1000- 1500 học viên hệ sơ cấp. Kế hoạch này đã hoàn thành xuất sắc.

Ngay từ khi thành lập trường, theo chỉ đạo của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh cho phép đào tạo các nghề ngắn hạn và hệ Trung cấp gồm: Kế toán doanh nghiệp, Tin học, sửa chữa và lắp ráp máy tính, sửa chữa điện nước, sửa chữa ôtô xe máy, điện dân dụng và công nghiệp, điện tử dân dụng và công nghiệp, lái xe ô tô…

Tháng 11 năm 2006, Trường được Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động thương binh và xã hội) cấp 800 chỉ tiêu đào tạo trình độ Trung cấp nghề và 500 chỉ tiêu trình độ Cao đẳng nghề với các ngành nghề: Điện dân dụng và công nghiệp, Điện tử dân dụng và công nghiệp, Tin học ứng dụng, sửa chữa ơtơ, kế tốn doanh nghiệp…

- Giai đoạn 2: Từ năm 2011 đến 2015:

Ổn định về cơ sở vật chất; đẩy mạnh việc mua sắm trang thiết bị dạy học công nghệ cao nhằm phục vụ tốt cho dạy và học; nâng cao chất lượng đào tạo để tỷ lệ bằng tốt nghiệp loại khá giỏi được tăng lên; xây dựng thị trường lao động thường xuyên trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh để đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước; mở rộng và tăng quy mô tuyển sinh từ 3500 – 4000 sinh viên và bộ đội xuất ngũ, trong đó :

- Hệ Trung cấp nghề : Từ 1500 - 2000 - Hệ Sơ cấp nghề: Từ 1800 - 2500

3.2.3. Hoạt động đào tạo hiện nay

* Cơ sở pháp lý thực hiện đào tạo.

Căn cứ Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09.01.2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ Luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề.

Căn cứ Thông tư số 01/2002/TT-BLĐTBXH ngày 04.01.2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thành lập, đăng ký hoạt động và chia, tách, sát nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ trường Cao đẳng;

Căn cứ và Luật dạy nghề số 76/2006/QH 11 được Quốc hội n ư ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua;

Căn cứ Quyết định số 05/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 10 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường Cao đẳng, trường Trung cấp nghề;

Căn cứ Giấy phép đào tạo nghề số 20/2006/ CNDN-LĐTBXH ngày 25/8/2006 của Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh;

Căn cứ Quyết định số 14/2007/QĐ - BLĐTBXH ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành quy chế thi, kiểm tra và cơng nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy;.

Căn cứ QĐ số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2008 Về việc ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề của Bộ Lao động Thương binh và xã hội;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ng ày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.

* Cơ sở pháp lý về hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo nghề: - Về các văn bản:

Bản thỏa thuận về chương trình “ Trải nghiệm công việc thực tế” của sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà tại công ty Canon Việt Nam; công ty sản xuất thiết bị điện Chinghai - Hà Nội, công ty Tabuchi Nhật bản - Việt Nam tại khu Công nghiệp Tiên Sơn,Từ Sơn, Bắc Ninh từ năm 2009 đến nay.

Bản thỏa thuận số 10-05-2012/SEV- CDCNBH về việc bố trí sinh viên thực tập hướng nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung electronics Việt Nam tại khu Công nghiệp Yên Phong I, Yên Trung , Yên Phong, Bắc Ninh.

- Nội dung thỏa thuận:

Quy định về thời gian hợp tác;

Địa điểm đào tạo và trải nghiệm của sinh viên tại các doanh nghiệp; Nội dung đào tạo và trải nghiệm của sinh viên tại các doanh nghiệp; Chế độ của các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí, chế độ ăn trưa, nơi ở, việc đưa đón cho sinh viên trải nghiệm và hỗ trợ kinh phí cho nhà trường trong công tác đào tạo sinh viên ở nhà trường;

Quy định theo dõi, đánh giá kết quả chuyên môn và rèn luyện ý thức đạo đức của sinh viên trong quá trình học tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp;

Các quy định khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên trong quá trình được đào tạo và trải nghiệm tại doanh nghiệp.

Tóm lại: Nội dung thỏa thuận giữa nhà trường và doanh nghiệp trong

việc hợp tác đào tạo sinh viên là rất hợp lý, phù hợp với yêu cầu hiện nay đã phát huy cao được vai trò mỗi bên, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc với thực tế sớm hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các em. Từ đó giúp các em có klhar năng tìm được việc làm ngay từ khi mới tốt nghiệp.

* Cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng gồm:

- Hội đồng quản trị - Ban kiểm sốt

- Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng - Các Phòng, Ban, Khoa

- Hội đồng khoa học và đào tạo.

Sơ đồ 3.1. Tổ chức đào tạo nghề của trƣờng

* Nhiệm vụ đào tạo.

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà là cơ sở đào tạo hệ Cao đẳng nghề tư thục, có chức năng, nhiệm vụ như sau:

- Đào tạo nghề hệ Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp nghề theo quy định hiện hành; Phó Hiệu trƣởng phụ trách đào tạo nghề Phịng quản lý đào tạo Các Phòng chức năng Các Khoa trực thuộc Bộ môn trực thuộc Các Xưởng thực hành Các Cơ sở sản xuất

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động theo yêu cầu của các địa phương và các doanh nghiệp;

- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo;

- Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết liên thông đào tạo với các trường, các cơ sở trong và ngoài nước;

- Quản lý, tổ chức, theo quy định của Hội đồng quản trị; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường và địa phương, bảo vệ tài sản và thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động, an toàn thực hành; tổ chức cho học sinh giao lưu hoạt động văn hóa, văn nghệ với các tổ chức địa phương;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trường đã và đang triển khai 3 công khai theo hướng dẫn của BGDĐT: Công khai cam kết mục tiêu và chất lượng đào tạo; công khai lực lượng giảng viên và các nguồn lực của trường; công khai tài chính của trường;

Sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà được đăng ký chương trình học “Sinh viên Bắc Hà gắn học tập với trải nghiệm thực tế sản xuất”. Theo học chương trình này , sinh viên được trải nghiệm thực tập tại các công ty 100 % vốn nước ngồi hoặc các cơng ty liên doanh như: Công ty Samsung Hàn Quốc, Công ty Canon Nhật Bản, Công ty Tabuchi Nhật Bản, Công ty Chinhhai Đài Loan..... Tại đây, sinh viên có điều kiện làm quen với những dây chuyền sản xuất thiết bị điện, điện tử, điện thoại di động hiện đại; hệ thống quản lý kinh tế tiên tiến của những nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Sau khi hoàn thành việc thực tập tại các công ty này, sinh viên được cấp 01 giấy chứng nhận đã hoàn thành kế hoạch thực tập và sau khi hồn thành tốt nghiệp, học sinh có cơ hội vào làm việc tại các công ty này.

3.2.4. Đội ngũ nhân sự

- Cơ hữu: 71 - Kiêm nhiệm: 17 - Thỉnh giảng: 24

Cơ cấu về trình độ:

Phó Giáo sư – TS Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng

1 3 15 84 9

Đây là đội ngũ CBGV dạy cho tất cả các khoa của nhà trường.

* Giáo viên hợp đồng thỉnh giảng:

Để đảm bảo cho công tác đào tạo chất lượng cao, nhà trường thường xuyên hợp đồng trên 24 giáo viên thỉnh giảng có học hàm, học vị cao, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng: Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Thái Ngun, Đại học cơng nghiệp Hà Nội…

Ngồi ra, nhà trường còn hợp đồng với cán bộ kỹ thuật giỏi ở các cơ quan, doanh nghiệp tham gia giảng dạy, kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, giữa nhà trường với cơ sở sản xuất. Đây là nội dung quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ cơng nhân có chun mơn vững vàng, ý thức kỷ luật lao động cao để giúp học có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

3.2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề của trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà nghệ Bắc Hà

* Về cơ sở hạ tầng:

Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà có diện tích và các phịng ban: - Diện tích tồn trường: 200.000m2

- Nhà hiệu bộ và giảng đường 7 tầng với 14 960 m2; trong đó gần 100 phịng với tổng diện tích 10 700 m2

- Phịng thực hành - Thí nghiệm cao 3 tầng với 2 780 m2; trong đó: + Phịng thí nghiệm cơ bản: 05

+ Phịng thí nghiệm chun ngành: 07

- Khoa đào tạo và sát hạch lái xe (nhà 3 tầng): Tổng diện tích 36 147 m2 gồm khu sân tập lái và khu sát hạch.

- Ký túc xá có chỗ ở cho gần 1000 sinh viên với tổng diện tích 4800 m2. Các cơng trình khác : Sân khấu ngồi trời, sân thể thao, sân cây xanh, nhà để xe các loại…

Năm học 2011-2012, nhà trường đã chi hơn 3 tỷ đồng cho việc nâng cao phịng học, phịng thí nghiệm, phịng làm việc, hệ thống cửa sổ, cửa ra vào, sơn tường…

* Thiết bị dạy học:

Trường luôn đảm bảo trang bị đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học như: trang bị máy chiếu, máy tính kết nối mạng internet cho 5 phòng học đại cương và chuyên đề, khai thác hàng chục thiết bị đo lường do trường Đại học Trùng Khánh tặng để phục vụ cho nghiên cứu và tự học của giảng viên, học sinh, sinh viên.

Trang thiết bị phục vụ cho ĐTN rất đa dạng về chủng loại và chất lượng. Hầu hết các khoa của trường đều có những trang thiết bị đào tạo hiện đại, đặc biệt là các thiết bị dùng chung như máy slide, overhead projector,...

Bảng 3.3: Tổng hợp tình hình chất lƣợng thiết bị chuyên môn

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 53)